Hiệu ứng của sự kiện giăng biểu ngữ phản đối chính quyền trung ương và ông Tập Cận Bình trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh vẫn tiếp tục lan rộng cả trong và ngoài nước, đặc biệt lan truyền mạnh mẽ qua Internet.

giang bieu ngũ tren cau Tu Thong
Biểu ngữ phản đối ông Tập Cận Bình trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh trước Đại hội 20 ĐCSTQ. (Ảnh cắt từ video)

Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã tái đắc cử nhiệm kỳ III tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 (Đại hội 20).

Trước ngày khai mạc Đại hội 20 của ĐCSTQ, một người đàn ông tên Bành Lập Phát (Peng Lifa), tên trên mạng Internet là Bành Tái Chu (Peng Zaizhou) đã treo 2 biểu ngữ lớn. Bên trái viết: “Không cần axit nucleic, cần lương thực; không cần phong tỏa, cần tự do; không cần dối trá, cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách; không cần lãnh tụ, cần bầu cử; không làm nô lệ, làm công dân.” Bên phải ghi: “Bãi khóa, bãi công, bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình.”

Người đàn ông này còn dùng loa liên tục hô hào những câu khẩu hiệu như “Cần lương thực! Cần tự do! Cần bầu cử!”, đồng thời đốt khói đen tỏa dày đặc, nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người đi bộ và các phương tiện qua lại. Sau đó, ông Bành Lập Phát đã bị cảnh sát bắt đi.

Sau đó, trên Twitter lan truyền một video được cho là quay trên đường phố Thượng Hải hôm bế mạc Đại hội 20 (23/10). Video cho thấy 2 người phụ nữ giơ biểu ngữ màu trắng với dòng chữ “Không cần, cần; Không cần, cần; Không cần, cần”, ám chỉ lặp lại yêu cầu của ông Bành Tái Chu.

p3233771a938815080
Cảnh 2 người phụ nữ diễu hành với biểu ngữ trắng có nội dung “Không cần, cần; Không cần, cần; Không cần, cần”.  (Ảnh từ MXH)

Ngoài ra, sau khi ông Bành Tái Chu bị bắt, nhiều người dân Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ với ông bằng nhiều cách khác nhau.

Một số cư dân mạng chia sẻ hình ảnh và video về sự kiện cầu Tứ Thông qua AirDrop. Dòng chữ “Chống độc tài, chống axit nucleic” được viết bằng sơn phun màu đen trong một rạp chiếu phim ở Bắc Kinh. Trong một phòng tắm công cộng ở Tứ Xuyên, một người đã vẽ lên tường: “Tinh thần ngày 4/6/1989 (sự kiện thảm sát Thiên An Môn) sẽ không bị bóp nghẹt.”

Ngoài Trung Quốc Đại Lục, một người đàn ông (27 tuổi, ở Hồng Kông) cũng dán 3 tấm áp phích lên bảng thông báo của Hội đồng Lập pháp có hình ảnh và khẩu hiệu về sự kiện cầu Tứ Thông. Cảnh sát Hồng Kông cho rằng người này bị tình nghi “kích động người khác thù ghét chính quyền trung ương hoặc ban lãnh đạo trung ương” và bị bắt vào ngày 24/10 với tội danh kích động.

p3231751a703138377
Sự kiện biểu tình trên cầu Tứ Thông Bắc Kinh lan rộng khắp Trung Quốc. (Ảnh: MXH)

Mặc dù ĐCSTQ đã toàn lực trấn áp vụ cầu Tứ Thông, nhưng tinh thần chống cộng này đã lan rộng ra nước ngoài. Các khẩu hiệu và áp phích tương tự cũng xuất hiện tại nhiều khuôn viên trường đại học và các địa danh ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc và các quốc gia khác.

Báo cáo chỉ ra rằng có những tấm áp phích với những dòng chữ như “Đến bến xuống xe, vạch tội từ chức” tại Trung tâm Saint Martins ở London, Anh; cũng có người Trung Quốc ở Pháp tổ chức buổi biểu diễn châm biếm có tên “Chào mừng Chủ tịch Tập lên ngôi”.

Vài tuần qua, 2 tài khoản Instagram là “Nhật báo Công dân” và “Quảng trường Bắc Kinh” đã nhận được gần 2.000 bức ảnh từ hơn 300 trường cao đẳng và đại học trên thế giới. Tất cả đều có khẩu hiệu phản đối liên quan đến sự kiện cầu Tứ Thông.

Để tiếp nối giá trị cốt lõi của sự kiện này, nhóm “Nhật báo Công dân” cũng đã phát động một “chiến dịch áp phích”, để cộng đồng quốc tế hiểu được nhu cầu của người dân Trung Quốc, bằng cách chuyển tiếp các áp phích do Hoa kiều dán ở nhiều nơi.

Ông Đằng Bưu (Teng Biao), học giả pháp lý Trung Quốc giảng dạy tại Đại học Thành phố New York, tin rằng những phản ứng khác nhau cho thấy người Trung Quốc nhìn chung không hài lòng, và tức giận với chính quyền ĐCSTQ. Người dân Trung Quốc đã bị áp bức và tước đoạt các quyền cơ bản của con người trong một thời gian dài, và ngày càng nhiều người không thể nhẫn chịu.

Một nhà nghiên cứu tại Trường Luật Yale lâu nay đều quan tâm đến sự phát triển của xã hội dân sự Trung Quốc, cũng nói rằng “Dũng sĩ cầu Tứ Thông” đã chứng minh cho người Trung Quốc thấy rằng các cuộc biểu tình vẫn khả thi. “Sự hy sinh của ông ấy khiến nhiều người Trung Quốc nhận ra sức mạnh của mình, và hiểu rằng họ cũng có quyền lựa chọn.”