Đầu năm 1987, ông Hồ Diệu Bang dưới sức ép của ông Đặng Tiểu Bình và tập đoàn “nguyên lão” đã buộc phải từ chức.

Ông Hồ Diệu Bang
Ông Hồ Diệu Bang

Cuối năm 1986, sóng gió nổi lên ở Trung Quốc Đại lục. Một phong trào sinh viên tạo ra chấn động trong nội bộ Đảng, thế lực bảo thủ dưới sự bảo hộ của ông Đặng Tiểu Bình đã mượn cớ phát động cuộc “đấu tranh chống tự do hóa giai cấp tư sản”, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Hồ Diệu Bang bị ép từ chức. Trong nháy mắt làn sóng “chống tự do hóa” bao trùm cả nước. Sự kiện lớn này là phát sinh như thế nào? Vì sao lúc này ông Đặng Tiểu Bình lại ủng hộ “chống tự do hóa“?

Phân tích mạch tư tưởng của ông Đặng Tiểu Bình những năm 80 có thể thấy rằng, ông này từ trước đến giờ đều chủ trương là phải có biện pháp, “biện pháp đều phải cứng rắn”. Cái gọi là lý luận của ông, tổng kết lại tóm gọn trong hai câu nói: kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản, kiên trì cách mạng mở cửa. Từ khi ông Đặng Tiểu Bình phát biểu tại Hội nghiên cứu lý luận “Kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản” vào tháng 3/1979, thì mạch tư tưởng cơ bản này đã được đặt định.

Ông Đặng cho rằng, 4 nguyên tắc cơ bản là điều đã có từ trước của ông Mao Trạch Đông, không phải là điều mới nghĩ ra. Chỉ có cách mạng mở cửa mới là cái mới của chính ông, là tư tưởng nòng cốt của bản thân ông. Ở đây, cơ điểm chính trị của ông Đặng Tiểu Bình bao hàm 2 điều: một là kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản, mà trọng tâm là nhấn mạnh vào sự lãnh đạo của Đảng; hai là kiên trì cách mạng mở cửa, ông cần dựa vào cách mạng mở cửa để cứu vãn đảng, cứu vãn quốc gia. Giáo huấn của cách mạng đã chứng minh, quan niệm lãnh đạo, phương thức lãnh đạo và thể chế lãnh đạo cũ đều không thể tiếp tục tiến hành được nữa, không thể kiên trì theo đó được nữa, cách đó chỉ có thể khiến Trung Quốc đi về phía diệt vong. Cải cách là lựa chọn duy nhất của ông Đặng Tiểu Bình, và cũng là duy nhất của Đảng. Đây cũng chính là dự tính ban đầu về cải cách thể chế kinh tế, thể chế chính trị mà ông đề xuất. Mục đích của cải cách là không phải vì để phủ định cái thể chế này từ căn bản, phủ định sự lãnh đạo của ĐCSTQ, mà là vì để cải thiện cái thể chế này, cải thiện sự lãnh đạo của Đảng, mục đích cải thiện vẫn là để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, ông nhiều lần nhấn mạnh, cải cách là “sự tự hoàn thiện mình của chế độ chủ nghĩa xã hội”. Cái “tự hoàn thiện mình” này, chính là dưới sự lãnh đạo của Đảng, dưới cái khung đã có của chế độ, thì tiến hành một cuộc cải tiến đối với thể chế chính trị, thể chế kinh tế. Chính là trên cơ sở nhận thức như trên, đã hình thành “hai điểm cơ bản” của ông Đặng Tiểu Bình.

Chính vì vậy, khi cảm thấy cải cách mở cửa uy hiếp tới sự lãnh đạo của Đảng, thì ông Đặng Tiểu Bình liền bước ra nói lớn về việc phản đối tự do hóa giai cấp tư sản; khi cho rằng việc cải cách mở cửa gặp phải chướng ngại, thì ông lại bước ra gào thét: “không cải cách thì chỉ có con đường chết”.

Ông Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh nhiều lần rằng, trong nguyên tắc của 4 điểm cơ bản, thì điều cơ bản nhất là kiên trì sự lãnh đạo của ĐCSTQ. Bất kể là ai xa rời, phản đối hay là mưu đồ cải biến thể chế chính trị một đảng tập quyền của ĐCSTQ, thì ông đều không dung nhẫn, mà sẽ không từ bất kỳ thủ đoạn nào để tiến hành đàn áp. Khi địa vị lãnh đạo của ông Hồ Diệu Bang uy hiếp đến chế độ căn bản của quốc gia này, thì cũng sẽ không hề do dự mà khiến cho ông rớt đài, mặc dù ông Hồ Diệu Bang là ân nhân về chính trị của họ, cũng là Tổng Bí thư ĐCSTQ, nhưng một khi ông Đặng Tiểu Bình và các nguyên lão phát hiện ra rằng chính sách mà ông Hồ Diệu Bang tiến hành sẽ động đến Đảng, thì họ sẽ nhất định ép cho ông phải rớt đài. Vài năm sau, việc ông Triệu Tử Dương bị bãi chức cũng chứng minh điểm này.

Nửa cuối năm 1986, ông Đặng Tiểu Bình nhiều lần nhắc lại về việc cải cách thể chế chính sách, trong nước dấy lên phong trào nghiên cứu cải cách thể chế chính trị, lại thêm vào một lượng lớn tuyên truyền dưới môi trường chính trị nới lỏng liên quan đến cải cách chính trị đã truyền cảm hứng nhiệt tình cho giới trí thức và thanh niên học sinh. Họ ủng hộ cải cách chính trị, ủng hộ phát triển dân chủ, hơn nữa hy vọng dựa vào hành động thực tế của bản thân để thúc đẩy cuộc cải cách này.

Năm 1986 là năm lựa chọn tầng cơ sở (tức là cơ tầng quận huyện) của nhiệm kỳ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, cần lựa chọn một nhiệm kỳ những đại biểu mới, rất nhiều học sinh yêu cầu tiến hành tự do tuyển cử, đồng thời tự tiến cử mình tham gia tranh cử. Tình hình sau đó không như mong đợi, đã có rất nhiều hạn chế trong tuyển cử, và một số cách làm vi phạm nguyên tắc tổng tuyển cử một cách cơ bản, đã dẫn đến bất mãn và phẫn nộ cực đại trong họ. Do vậy đầu tháng 12, phong trào sinh viên bắt đầu bùng phát ở An Huy, nó rất nhanh đã lan đến Thượng Hải, Hàng Châu, Nam Kinh, Thành Đô, Tây An, Thiên Tân, Trường Sa, và các thành phố lớn khác. Cuối tháng 12, các cuộc diễu hành quy mô lớn của học sinh cuối cùng cũng đã bùng phát ở Bắc Kinh. Trong phong trào này, học sinh sinh viên các nơi nêu ra khẩu hiệu tập trung vào phát triển xã hội dân chủ, bảo đảm nhân quyền và quyền lợi công dân, tự do ngôn luận và các phương diện cải cách chính trị khác. Trong đó, cũng có không ít người trực tiếp chĩa mũi nhọn về phía 4 nguyên tắc cơ bản, về phía nguyên tắc chuyên chế một đảng.

Lần này phong trào học sinh khởi lên vào ngày 8/12/1986, ông Hồ Diệu Bang chủ trì Hội nghị Bí thư Trung ương, có 3 đánh giá đối với hình thế lúc đó: Thứ nhất, hiện nay hình thế kinh tế chính trị toàn quốc là tốt, là thời kỳ tốt nhất từ khi thành lập nước; thứ 2, hiện nay trong các học sinh xuất hiện một số vấn đề, nhưng không ảnh hưởng đến hình thế toàn cục. Đối với các vấn đề xuất hiện thì cần có phân tích cụ thể, trong đó xác thực có vấn đề quản lý trường học không tốt, cũng chứng minh rằng phương diện sinh hoạt dân chủ có vấn đề, cần cải cách, cần cải thiện, nhưng không cần phải làm to chuyện quá; thứ 3, cần phải dẫn dắt với thiện ý, dẫn dắt các học hội, không đàn áp, không được đột ngột chuyển sang đối đầu, cũng không được buông lơi tự do, hoặc thúc đẩy cho sự việc xấu đi.

Ông Triệu Tử Dương cũng phát biểu trong cuộc họp đó. Ông cho rằng cần thu nạp những ý kiến tốt mà học sinh đề xuất. Thuận theo hình thế phát triển, thì dân chủ của Trung Quốc nhất định phải mở rộng, theo đánh giá thì sự việc như vậy sau này sẽ vẫn có. Nhà nước không thể cấm đoán, khiến cho họ phải câm lặng. Trong cuộc họp, ông Triệu Tử Dương còn giới thiệu rằng đã bắt đầu nghiên cứu cải cách thể chế chính trị.

Khi đó thì ông Vạn Lý – Ủy viên Cục Chính trị Trung ương ĐCSTQ, Phó Thủ tướng Chính phủ (Phó Tổng lý Quốc vụ viện) cũng nói trong cuộc họp rằng: Dân chủ là trào lưu có tính thế giới. Đài Loan cũng đã gỡ bỏ đảng cấm, bãi bỏ giới nghiêm. Sự phát triển dân chủ của Philipines, Hàn Quốc cũng có ảnh hưởng đối với tình hình trong nước. Đây chính là chúng ta cần có bản lĩnh lớn, mà rõ là đang thiếu hụt thứ bản lĩnh này, làm sao để đối thoại với xã hội là một vấn đề rất trọng yếu. Mikhail Gorbachev nói về tính công khai, chúng ta cần đối thoại với xã hội. Thứ nhất, không được gây ra hỗn loạn; thứ hai, không được hy vọng rằng sẽ không có những sự việc này; thứ ba, cần học cách đối thoại với xã hội. (Trích mục thứ 15, bộ thứ 4, Nhật ký Trung Nam Hải của Ngô Giá Tường).

Sau giữa tháng 12, phong trào học sinh lại không như Ban Bí thư hy vọng là dần dần lắng lại, ngược lại có xu thế dần dần gia tăng. Ngày 24/12, Đảng ủy các cơ quan trực thuộc 3 trung ương (ý nói các cơ quan trực thuộc trung ương ĐCSTQ, cơ quan trực thuộc quốc gia trung ương và cơ quan trực thuộc quân ủy trung ương) đã triển khai hội nghị liên hiệp, thông báo tình trạng “học sinh sinh viên làm loạn”. Sau khi Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Quốc gia Hà Đông Xương giới thiệu quá trình phát triển và quy mô của phong trào học sinh sinh viên thì nói rằng, lần này đặc điểm của việc học sinh sinh viên làm loạn, một là mượn tự do dân chủ và chủ nghĩa phản quan liêu làm cương lĩnh, hai là xuất hiện hàng loạt, ba là xuất hiện thiểu số các khẩu hiệu vi phạm hiến pháp. Ông đặc biệt nhấn mạnh: “Năm nay là năm đầu tiên trực tiếp công kích đồng chí Đặng Tiểu Bình.”

Trong cuộc họp, ông Hồ Khải Lập đã truyền đạt ý kiến về vấn đề mở hội nghiên cứu phong trào học sinh sinh viên vào ngày 8/12 của Ban Bí thư Trung ương. Ông nói, đánh giá cơ bản của Ban Bí thư là sẽ không phát sinh hỗn loạn lớn. Làm rối loạn chỉ là những người thiểu số vận động tự do hóa, thiểu số cặn bã còn sót lại của “bè lũ 4 tên“. Hiện tại không còn cơ sở để gây hỗn loạn, đầu tiên Trung ương là đoàn kết. Kết luận của Ban Bí thư là không thể thiếu cảnh giác, cần thận trọng đối đãi.

Đối diện với phong trào học sinh sinh viên có thanh thế ngày càng cao trong xã hội, ông Bào Đồng – Chủ trì Ban Công tác Cải cách Chính trị Trung ương và các nhân viên nghiên cứu đều lo lắng, lo rằng liệu có vì vậy mà dẫn tới thế cuộc biến hóa, đặc biệt là những thay đổi trong lề lối chính trị ở cấp cao, dẫn đến ảnh hưởng tới công tác nghiên cứu thảo luận cải cách thể chế chính trị đang được tiến hành.

Ngày 26/12 năm sau, Ban Cải cách Chính trị Trung ương triệu tập hội nghị toàn thể, bắt đầu thảo luận nội bộ xung quanh vấn đề phong trào học sinh. Việc thảo luận do ông Bào Đồng chủ trì, cuộc thảo luận kéo dài tới tận rạng sáng ngày hôm sau.

Việc thảo luận của mọi người, cẩn mật tập trung vào đề mục mà Bào Đồng đề xuất là “xoay quanh phong trào học sinh, liên hệ cải cách thể chế chính trị”, dường như tất cả mọi người đều phát biểu. Nhận thức cơ bản của mọi người là nhất trí, cho rằng, không nên nhấn mạnh quá đáng vào tác dụng của những người xấu trong phong trào học sinh, vấn đề này tuyên truyền quá nhiều, thì sẽ dẫn khởi phản cảm trong học sinh sinh viên, và một số người có nghi vấn đối với chính phủ; cũng không nên vì phương thức mà học sinh sinh viên đề xuất vấn đề là không đúng, mà gạt bỏ những thành phần hợp lý trong đó. Trong cải cách tồn tại một số vấn đề chưa được xử lý, mục tiêu cơ bản vẫn chưa được giải quyết, học sinh sinh viên lo lắng cũng là điều dễ hiểu, không nên hoàn toàn quy kết họ là kẻ xấu làm loạn, quy kết là tự do hóa giai cấp tư sản; không nên coi phong trào học sinh là điều bất bình thường, đảng cộng sản là khởi lên từ phong trào vận động học sinh sinh viên, không được sợ học sinh sinh viên vận động. Đại bộ phận học sinh sinh viên là yêu nước, điều đó là khẳng định. Nhưng nên nhìn thấy rằng họ không lý giải được tình hình và lại có tư tưởng gấp cầu thành quả, nên nghiên cứu xem trong các học sinh sinh viên thì có yêu cầu nào là đáng được xem xét, là hợp lý, kiên định tín tâm cải cách của nhà nước; một cải cách xã hội lớn như thế này, thì việc dẫn khởi một sự chấn động trong xã hội là không tránh khỏi, chính quyền nên nắm chắc lá cờ tự do dân chủ, coi nó là một quá trình tiệm tiến và nói cho rõ ràng.

Ý kiến của Hội nghị Ban Cải cách được tổng hợp chỉnh lý và trình báo lên ông Triệu Tử Dương và tiểu Tổ Nghiên cứu Thảo luận Cải cách Chính trị Trung ương. Nhưng, những nỗ lực lần này của những người thiết kế phương án cải cách chính trị đã xác định là phí công.

Phong trào học sinh sinh viên phát triển thêm một bước nữa, kịch tính hơn là một số nguyên lão và “nhà lý luận” trong Đảng bất mãn đối với công tác thường ngày của người chủ trì trung ương là ông Hồ Diệu Bang, họ cho rằng ông Hồ Diệu Bang nương tay với học sinh sinh viên. Ngày 27/12, Đặng Lực Quân, Vương Chấn, Hồ Kiều Mộng, Bành Chân, Bạc Nhất Ba, Từ Thu Lý, Dương Thượng Côn, 7 người tất cả cùng đến nhà ông Đặng Tiểu Bình, phân tích tính nghiêm trọng và tính nguy hiểm của phong trào học sinh, nhất trí cho rằng đây là kết quả của việc nuông chiều và không biết cách lãnh đạo của ông Hồ Diệu Bang. Cho rằng ông Hồ phải chịu trách nhiệm đối với thế cục lúc đó.

Sự không tín nhiệm của ông Đặng Tiểu Bình và thế lực các nguyên lão này đối với ông Hồ Diệu Bang đã có từ lâu. Năm 1996, khi ông Triệu Tử Dương được Dương Kế Thằng phỏng vấn đã nói, ông cho rằng nguyên nhân căn bản khiến Đặng hạ quyết tâm làm cho Hồ rớt đài, là do hai vấn đề chủ yếu: một là ông Hồ Diệu Bang không quyết tâm phản đối tự do hóa; hai là ông Hồ Diệu Bang nói chuyện với Lục Khanh – Tổng Biên tập tạp chí “Bách Tính” của Hồng Kông. (Tham khảo: Dương Kế Thành “đấu tranh chính trị trong những năm Trung Quốc cải cách” – bản tu chỉnh, trang 283).

Về vấn đề thứ nhất, ông Đặng Tiểu Bình cho rằng, vài năm gần đây, ông Hồ Diệu Bang chủ trì đối với những việc và người vận động giai cấp tư sản tự do hóa vẫn luôn giữ thái độ dung túng. Nếu như sau này các “nguyên lão” không còn nữa, do ông Hồ Diệu Bang chủ trì công tác, thì việc tự do hóa của Trung Quốc khẳng định sẽ tràn lan. Ông đã từng để Hồ Khải Lập và Kiều Thạch hai lần truyền lời đến cho ông Hồ Diệu Bang, phê bình rằng ông quá mềm yếu đối với tự do hóa, đối với một số người thì không xử lý, nói: “Đối với tự do hóa mà sử dụng một thái độ buông lung mềm yếu như thế này, thì là một điểm yếu căn bản của tổng bí thư.” “Hiện giờ ở ngoài có người nói ông Hồ Diệu Bang là phái khai sáng ở trong nội bộ Đảng, dùng cờ hiệu của ông ta để phản đối chúng ta”. “Diệu Bang không lên tiếng phản tự do hóa, vì sao không lên tiếng?”

Sự kiện thứ hai là vào tháng 5/1985, ông Hồ Diệu Bang nói chuyện với Tổng Biên tập Lục Khanh của tạp chí “Bách Tính”. Ông Đặng Tiểu Bình nhìn nhận sự việc này rất nghiêm trọng. Sau khi Lục Khanh trở về đã viết bài “Phỏng vấn Hồ Diệu Bang” dài 20.000 chữ, tán dương ông Hồ Diệu Bang, phê bình thế lực bảo thủ, từ đó trong cao tầng ở trung ương đã dấy lên những sóng to gió lớn. Ông Đặng Tiểu Bình nói với Dương Thượng Côn: “Lục Khanh mượn việc nịnh hót Hồ Diệu Bang để phản đối chúng ta! Mấy năm gần đây nếu như tôi có những sai lầm, thì chính là nhìn sai con người Hồ Diệu Bang này!” Từ đó trở đi, thái độ của ông Đặng Tiểu Bình đối với ông Hồ Diệu Bang có thay đổi rất lớn, bắt đầu nghĩ tới việc thay người. (Tham Khảo: Dương Kế Thành “đấu tranh chính trị trong những năm Trung Quốc cải cách” – bản tu chỉnh, trang 283-286)

Đương nhiên, vẫn có những lời đồn đại nói rằng nguyên nhân trực tiếp khiến ông Hồ Diệu Bang rớt đài, là ông đồng ý rằng sau Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 13 thì ông Đặng Tiểu Bình về hưu. Nhưng ông Triệu Tử Dương cho rằng hai chuyện đó không có liên quan. Khi Dương Kế Thằng phỏng vấn, ông Triệu Tử Dương nói: “Đây không phải là nguyên nhân căn bản mà Tiểu Bình khiến Diệu Bang rớt đài”. Mặc dù vậy, ông Hồ Diệu Bang một câu đồng ý ông Đặng Tiểu Bình về hưu, dường như đắc tội với tất cả các nguyên lão trong Đảng. Bởi vì một khi ông Đặng Tiểu Bình về hưu, thì tất cả các nguyên lão này cũng khó tránh khỏi bị nghỉ hưu. Các nguyên lão mới được minh oan và phục hồi công tác chưa được mấy năm, ngồi vẫn chưa ấm chỗ. Xuất phát từ việc duy hộ cho lợi ích của bản thân, họ cũng không thể để ông Đặng Tiểu Bình nghỉ hưu. Ông Hồ Diệu Bang đồng ý cho ông Đặng Tiểu Bình nghỉ hưu, thì cũng bằng với xúc phạm tới lợi ích của một nhóm các nguyên lão, đứng chen ngang trước lợi ích của họ.

Ông Đặng Tiểu Bình và các nguyên lão vốn dĩ đang xem xét sau Đại hội lần thứ 13 thì để Hồ “tự nhiên” về hưu, chuyển đổi một cách bình ổn, nhưng phong trào học sinh sinh viên xuất hiện và phát triển, đã cho họ một cơ hội, để họ có thể “giải quyết vấn đề Hồ Diệu bang sớm hơn”.

Ngày 30/12, ông Đặng Tiểu Bình đã triệu tập các ông Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Vạn Lý, Hồ Khải Lập, Hà Đông Xương đến nhà để nói chuyện. Thái độ của Đặng nghiêm khắc: “Phàm là nơi nào làm loạn, thì đều là vì cờ xí của lãnh đạo nơi đó không được quang minh, thái độ không kiên quyết. Đây cũng không phải là vấn đề của một hai địa phương, mà là kết quả của việc lá cờ của trào lưu tư tưởng phản đối giai cấp tư sản tự do hóa trong những năm gần đây không được quang minh, thái độ không kiên quyết.“Nên nói rằng, từ trung ương đến địa phương, trên chiến tuyến về lý luận tư tưởng thì mềm yếu, mất đi trận địa, đối với giai cấp tư sản tự do hóa thì mang thái độ buông lung, người tốt không được ủng hộ, kẻ xấu thì ngông cuồng làm càn.” “Những người này sở dĩ có thể làm càn, nghe nói là bởi vì trong đảng có kẻ bảo hộ.” Đây trên thực tế chính là nói đến ông Hồ Diệu Bang mà không nói rõ ra tên của ông.

Ông Đặng Tiểu Bình còn đặc biệt nói một đoạn dài về cách nhìn nhận cải cách thể chế chính trị. Ông nói: Chúng ta nói về dân chủ, không thể chỉ rập khuôn dân chủ giai cấp tư sản, không thể làm tam quyền phân lập. Phản tự do hóa giải cấp tư sản còn phải làm 20 năm nữa. Dân chủ chỉ có thể dần dần được phát triển, không thể rập khuôn giống như phương Tây, nếu rập khuôn như vậy, thì không thể không loạn. Câu nói này của ông Đặng Tiểu Bình về cải cách thể chế chính trị, từ trên bề mặt mà nhìn, thì là nói về phong trào học sinh sinh viên, câu nói này cũng là tư tưởng nhất quán của ông ta, nhưng vào lúc ấy mà nói ra, thì không thể là không bao hàm ý vị cảnh cáo. Trên thực tế, ông cũng là rung một hồi chuông cảnh báo tới ông Triệu Tử Dương – Người Chủ trì Công tác Nghiên cứu Thảo luận Cải cách Thể chế Chính trị. (Hai đoạn trên trích từ “Lựa chọn của Đặng Tiểu Bình” – Quyển 3 trang 194-195)

Sau khi nhận sự chỉ trích của ông Đặng Tiểu Bình là “bất lực trong việc phản tự do hóa“, ông Hồ Diệu Bang “nghĩ tới phong trào học sinh sinh viên sắp bị trấn áp, một lượng lớn các phần tử trí thức và các cán bộ tốt sắp bị liên lụy, cả đêm ông không chợp mắt được” (Thịnh Bình chủ biên – “Niên Phổ Hồ Diệu Bang” quyển hạ, trang 1298). Nghĩ đi nghĩ lại, ngày 2/1/1987, ông Hồ Diệu Bang lấy đề mục là “Thổ lộ với đồng chí Tiểu Bình”, viết một bức thư cho ông Đặng Tiểu Bình, nêu ra rằng muốn rút khỏi chức vụ Tổng Bí thư. Ngày mùng 4, ông Đặng Tiểu Bình đã triệu tập “Hội nghị Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị”, quyết định cách chức ông Hồ Diệu Bang. Ông Hồ Diệu Bang không được mời tham gia hội nghị này. Ngày mùng 6, ông Đặng Tiểu Bình nói chuyện với ông Hồ Diệu Bang, kiến nghị cử hành “Hội nghị sinh hoạt trong Đảng giải quyết vấn đề của đồng chí Hồ Diệu Bang”, tiến hành phê bình đối với sai lầm của ông Hồ Diệu Bang, cũng muốn ông tự phê bình trong hội nghị này.

Từ ngày 10 đến 15/1, “Hội sinh hoạt” do ông Bạc Nhất Ba chủ trì cử hành tại Hoài Nhân Đường – Trung Nam Hải, ông Đặng Lập Quân đã có một bài phát biểu dài, phê bình cái gọi là “6 điểm sai lầm” của ông Hồ Diệu Bang, đặc biệt là vấn đề ông Hồ Diệu Bang “chỉ phản tả không phản hữu”. Bản thân ông Hồ Diệu Bang cũng phải có một bài phát biểu trái với lòng mình với đề mục là “Bản kiểm điểm của tôi“. Ngày 16, Bộ Chính trị ĐCSTQ cử hành hội nghị mở rộng, quyết định tiếp nhận đơn từ chức khỏi chức vụ Tổng Bí thư của ông Hồ Diệu Bang; đề cử ông Triệu Tử Dương tiếp nhiệm. Theo công báo của Hội nghị phát trên Đài Truyền hình Trung ương tối hôm đó thì: “Ông Hồ Diệu Bang trong khi đảm nhận chức vụ Tổng Bí thư Đảng, đã đi ngược lại nguyên tắc lãnh đạo tập thể của Đảng, có sai lầm đối với nguyên tắc chính trị quan trọng”.

Tháng 1/1987, cuộc vận động “phản đối tự do hóa giai cấp tư sản”, thuận theo việc ông Hồ Diệu Bang bị “trúng tên ngã ngựa”, cũng nhanh chóng cuốn chiếu trên toàn quốc. Cải cách, đặc biệt là cải cách thể chế chính trị, đã phải nhận một mùa đông đặc biệt lạnh lẽo.

Hoàng Quân

Xem thêm: