Ngày 10/12 vừa qua, một số hãng truyền thông Hồng Kông đã đưa tin, Tòa phúc thẩm của Tòa án Tối cao Hồng Kông đã bác bỏ Luật cấm che mặt vì vi Hiến, qua đó tạm đình chỉ luật này và thẩm tra xử lý vụ việc này vào ngày 09/1/2020. Nói cách khác, điều luật này sẽ không có hiệu lực. 

Luật Cấm che mặt
“Luật cấm che mặt” cho thấy nỗi sợ hãi của ĐCSTQ, chính quyền tàn bạo là nguồn gốc của bất ổn (Ảnh: Epoch Times)

Tuy  nhiên phía Tòa phúc thẩm nhấn mạnh rằng phán quyết này không thể được xem là sự khích lệ hoặc ân xá cho những người bị bắt vì đeo mặt nạ theo Luật cấm che mặt.

Ngày 18/11, Tòa án Tối cao Hồng Kông đã ra phán quyết, việc sử dụng “Luật khẩn cấp” trong bối cảnh “gây nguy hiểm cho an ninh cộng đồng” là vi phạm Luật cơ bản, do đó Luật cấm che mặt là vi Hiến.

Ngày 21/11, Bộ Tư pháp Hồng Kông đã nộp đơn để yêu cầu Tòa án Tối cao Hồng Kông tạm hoãn phán quyết. Ngày hôm sau (22/11) Tòa án Tối cao Hồng Kông từ chối đơn của Bộ Tư pháp Hồng Kông, nhưng đưa ra thời hạn 7 ngày cho Bộ Tư pháp kháng cáo, phán quyết vi Hiến tạm đình hoãn thực thi đến ngày 29/11. Sau đó vì Bộ Tư pháp Hồng Kông kháng án, hệ quả là ngày 27/11 Tòa phúc thẩm quyết định việc tạm đình chỉ thực thi cho đến ngày hôm qua (10/12).

Khoảng hai tháng trước đó (ngày 4/10) Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã bỏ qua Hội đồng Lập pháp, viện dẫn “Luật khẩn cấp” để đơn phương quyết định cấm người Hồng Kông sử dụng khẩu trang và mặt nạ khác tại nơi tụ tập công cộng, quyết định này bị xem là quy định mới của “Luật cấm che mặt”, theo đó người biểu tình che giấu khuôn mặt có thể bị xử phạt một năm tù.

Sau đó, ủy viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông là Lương Quốc Hùng cùng 24 nghị viên phe dân chủ đã đệ trình bản án tư pháp lên Tòa án Tối cao xem xét lại vấn đề này, hệ quả là đã có phán quyết vào ngày 18/11/2019 của Tòa án Tối cao Hồng Kông liên quan đến điều luật này.

Tuyết Mai

Xem thêm: