Ngày 26/9, vì 1 trường hợp nhiễm COVID-19 mới được xác nhận mà chính quyền muốn phong tỏa thôn Sa Vĩ, quận Phúc Điền, thành phố Thâm Quyến khiến người dân tức giận, biểu tình yêu cầu gỡ phong tỏa. Ngày 25/9, người dân tại một khu vực ở Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương cũng xuống đường phản đối vì đã bị phong tỏa hơn 50 ngày.

wuhanfeiyan 2022 09 26 2 1664212569192
Người dân quận Phúc Điền, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, kháng nghị yêu cầu gỡ phong tỏa. (Ảnh cắt từ video)

Hơn nghìn người ở Thâm Quyến biểu tình, yêu cầu gỡ bỏ phong tỏa

Theo báo cáo của truyền thông chính thức Đảng Cộng sản Trung Quốc  (ĐCSTQ), từ 0h đến hết 23h ngày 25/9, tại Thâm Quyến đã có 5 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận và 5 ca nhiễm không triệu chứng.

Ngày 26/9, thôn Sa Vĩ, phố Sa Đầu, quận Phúc Điền, thành phố Thâm Quyến, phát hiện 1 ca nhiễm mới. Chính quyền bắt đầu thực hiện phong tỏa, nhưng đã bị người dân phản đối. Hơn 1000 người đã tập trung hô lớn “gỡ phong tỏa”. Chính quyền điều động lượng lớn cảnh sát đến hiện trường duy trì ổn định. Hiện trường xảy ra xung đột giữa người dân và cảnh sát, có người hô “cảnh sát đánh người”. Còn có người dân cầm loa mắng chửi ĐCSTQ “không thực hiện lời hứa”.

Từ ngày 26/9, nhiều video ghi hình cảnh biểu tình đã được lan truyền trên Weibo và Instagram, có thể thấy hàng chục người đã hô khẩu hiệu “gỡ phong tỏa”, đứng trước mặt người dân là một hàng cảnh sát mặc đồ bảo hộ y tế.

bieu tinh chong phong toa tham quyen 26 9 22 2
Ngày 26/9, người dân quận Phúc Điền, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, kháng nghị yêu cầu gỡ phong tỏa. (Nguồn: Epoch Times)
bieu tinh chong phong toa tham quyen 26 9 22
Ngày 26/9, người dân quận Phúc Điền, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, kháng nghị yêu cầu gỡ phong tỏa. (Nguồn: Epoch Times)

(Nội dung tweet: “Sa Vĩ, Thâm Quyến. Năm nay đã phong tỏa 5 lần. Người dân không chịu nổi nữa.”)

Một người dân ở Sa Vĩ nói với phóng viên Epoch Times  rằng: “Có lẽ hơn nghìn người ở hiện trường, và vài trăm cảnh sát cũng có mặt. Khi đó xảy ra xung đột tay chân, có người ném chai nước suối, còn có người xô đẩy và cãi cọ với cảnh sát. Có ai bị bắt hay không thì tôi không biết, nhưng cuối cùng cũng không gỡ phong tỏa. Chính quyền điều động cảnh sát đặc nhiệm kiểm soát hiện trường, hiện trường đã giải tán vì cảnh sát đã điều động thêm người và bao vây bức tường.”

Theo một video được chia sẻ trên Twitter, cảnh sát đã xông vào đám đông bắt giữ người dẫn đầu biểu tình.

Kể từ đầu năm nay, Thâm Quyến đã thực hiện nhiều đợt phong tỏa, khiến các hộ kinh doanh tại địa phương bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí “chợ điện tử số 1 châu Á” Hoa Cường Bắc, đã rơi vào cảnh tiêu điều. Nhiều lao động nhập cư ở Thâm Quyến cũng đã mất nguồn sinh kế và đang đối mặt với tình cảnh tuyệt vọng.

Theo Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) phân tích, ĐCSTQ sắp tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 vào ngày 16/10. Trong khoảng thời gian này, quan chức ở các nơi trên khắp Trung Quốc đều trong trạng thái áp lực rất lớn, không được để dịch bệnh nóng lên.

Người dân ở Tân Cương biểu tình, chính quyền gỡ phong tỏa dưới áp lực 

Ngày 25/9, tiểu khu Vương Gia Lương ở Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương, đã bị phong tỏa gần 50 ngày, rất đông người dân đã đổ ra đường biểu tình.

Đoạn video quay hiện trường được chia sẻ trên mạng cho thấy rất đông người dân ở Vương Gia Lương tập trung kháng nghị. Họ hô lớn “gỡ phong tỏa!” “Muốn có cơm ăn!”

Một đoạn video khác quay cảnh một người đàn ông trung niên quỳ xuống đất vừa khóc vừa nói với nhân viên phòng chống dịch: “Gia đình chúng tôi không có gì để ăn uống. Các người có cần phải bắt buộc gia đình 4 người chúng tôi nhảy lầu không? Tôi trở về nhà nhảy lầu.” Nhân viên phòng dịch liên tục khuyên nhủ: “Đừng, đừng làm thế.”

Trong đoạn video khác được đăng tải trên mạng, một nam thanh niên mặc áo phông trắng và một phụ nữ đang bế một đứa trẻ quỳ trước mặt nhiều nhân viên phòng chống dịch. Nam thanh niên tuyệt vọng hét lên: “Tôi không thể sống tiếp được!”

Cuối cùng, cộng đồng Vương Gia Lương đã gỡ phong tỏa, và sau đó một số cộng đồng khác cũng đã thông báo gỡ phong tỏa. Nhiều cư dân mạng đã gửi lời cảm ơn đến nam thanh niên này và gọi anh là “dũng sĩ”.

Cư dân mạng Đại Lục “winchinaren” cho biết: “Hôm nay là ngày phong tỏa thứ 48. Qua một đêm, Vương Gia Lương đã nổi tiếng, anh trai quỳ ở Vương Gia Lương đã trở thành ‘dũng sĩ’! Tục ngữ nói dưới đầu gối nam nhi có vàng, không đến bước sụp đổ thì người đàn ông sẽ không quỳ! Người dân đã đến bên bờ sụp đổ. Hôm qua nhiều khu cộng đồng bắt đầu kháng nghị… Sự im lặng và nhẫn nhịn luôn có giới hạn, phong tỏa sẽ không thể nào dừng lại như thế, bầy cừu im lặng sẽ gầm lên!”

Trước sức ép của dư luận, cơ quan chức năng thông báo dỡ bỏ phong tỏa vào ngày hôm sau.

Trí Đạt (t/h)