Chính quyền Trung Quốc cuối cùng đã công bố số liệu điều tra nhân khẩu lần thứ 7. Tuy nhiên điều khiến người ta kinh ngạc là năm 2020 dân số Trung Quốc vượt 1,4 tỷ người, dân số 65 tuổi trở lên tăng 60%, tỷ lệ tử vong ở người từ 0 – 14 tuổi là 0. Số liệu tổng điều tra dân số này sau khi được công bố cũng vấp phải nhiều nghi ngờ về tính chân thực.

shutterstock 186471014
Ngày 11/5/2021, chính quyền Trung Quốc cuối cùng đã công bố số liệu điều tra nhân khẩu lần thứ 7. Kết quả cho thấy dân số Trung Quốc là 1.411.780.000 người. (Ảnh minh họa: Fotokon / Shutterstock).

Dân số Trung Quốc “không giảm mà còn tăng”, vượt mức 1,4 tỷ người?

Tiểu ban Tổng điều tra dân số thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc và Cục thống kê quốc gia Trung Quốc hôm 11/5/2021 đã công bố báo cáo tổng điều tra dân số 10 năm một lần. Theo đó, dân số Trung Quốc đạt 1.411.780.000 người, tăng 72.060.000 người so với năm 2010 (tổng dân số năm 2010 là 1.339.720.000 người), mức tăng 5,38%.

Kết quả tổng điều tra còn cho thấy, dân số Trung Quốc có 720 triệu nam giới, 680 triệu nữ giới, nam giới nhiều hơn nữ giới gần 35 triệu người, tỷ lệ này ngang với cuộc tổng điều tra lần trước. Ngoài ra, dân số độ tuổi từ 0 – 14 tuổi tăng 1,35 điểm phần trăm, dân số 60 tuổi trở lên tăng 5,44 điểm phần trăm; dân số từ 15 – 59 tuổi là nguồn lao động chính, chiếm khoảng 63% tổng dân số, giảm 6,97 điểm phần trăm.

Về việc này, Cục trưởng Tổng cục Thống kế Quốc gia Trung Quốc Ninh Cát Triết (Ning Jizhe) nói trong cuộc họp báo rằng số liệu này cho thấy dân số Trung Quốc trong 10 năm qua mặc dù có tốc độ tăng trưởng chậm, nhưng lại giữ được mức tăng trưởng ổn định, chiếm khoảng 18% tổng dân số toàn cầu, Trung Quốc vẫn là nước dân số đứng đầu thế giới. Ông cũng nhấn mạnh, độ tuổi trung bình của dân số Trung Quốc là 38,8 tuổi, nguồn lao động vẫn dồi dào.

Về việc Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc dự định công bố kết quả tổng điều tra dân số vào đầu tháng Tư, nhưng lại trì hoãn đến nay mới chính thức công bố, cũng làm dấy lên nghi ngờ về số liệu.

Tỷ lệ tử vong ở độ tuổi 0 – 14 là 0, người già 65 tuổi trở lên tăng mạnh? 

Đài Á Châu Tự Do đã trích dẫn chuyên gia thống kê dân số Dịch Phú Hiền (Y Fuxian) chỉ ra, điểm nghi ngờ lớn nhất nằm ở dân số nhỏ tuổi không phù hợp với tỷ lệ sinh được công bố trước đó. Ông nói rõ hơn, theo số liệu do Tổng cục Thống kê Quốc gia cung cấp, năm 1996 đến năm 2020 có tổng cộng 238 triệu người sinh ra, nhưng số liệu số người sinh ra trong khoảng thời gian 14 năm qua được công bố mới nhất lại là 253 triệu người, nhiều hơn 20 triệu người. Suy đoán theo con số này, bình quân mỗi năm tỷ lệ sinh đạt trên 1,6%, tỷ lệ này vượt xa tất cả các nước phát triển.

Tiếp theo, cũng căn cứ vào số liệu mà Tổng cục Thống kê đã công bố, số người sinh ra trong thời gian từ năm 2006 – 2020 là 240 triệu người, hoàn toàn giống với con số thống kê mà chính phủ vừa mới công bố, điều này cho thấy tỷ lệ tử vong ở người từ 0 – 14 tuổi là 0.

Bắt đầu từ năm 2016, dân số mới sinh giảm từng năm, duy chỉ có năm 2020 dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ sinh không giảm mà còn tăng. Chỉ riêng năm 2020 đã tăng 26 triệu người, gần gấp đôi so với con số 14 triệu người năm 2014, phá vỡ kỷ lục tỷ lệ sinh từ năm 1991 đến nay.

Điều khiến người ta khó hiểu là năm 2020 dân số từ 65 tuổi trở lên tăng đột biến 16,41 triệu người, tăng mạnh 60% so với năm 2019. Ngoài ra, theo số liệu tăng trưởng dân số ròng được công bố chính thức, số người tử vong năm 2020 là 14,61 triệu người, tăng gần 5 triệu người so với 9,45 triệu người năm 2019, lập kỷ lục mới kể từ khi “cải cách mở cửa”.

Nhiều tài khoản WeChat nghi ngờ số liệu công bố chính thức

Trên thực tế, liên quan đến vấn đề dân số, nhiều tài khoản WeChat cũng đăng bài đặt ra nghi ngờ từ các góc độ khác nhau về số liệu được công bố chính thức.

Tài khoản “Ding Jian Gang Fan Chan” đăng bài viết trích dẫn kết quả tổng điều tra và chỉ ra, số người sinh ra năm 2020 là 12 triệu người, nếu căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số để suy tính, thì có thể biết rằng tăng trưởng dân số tự nhiên năm 2020 là 11,73 triệu người, số người tử vong chỉ có 27.000 người. Bài đăng này viết: “Nếu một nước lớn với 1,4 tỷ người, nhưng tỷ lệ dân số tử vong trong một năm chỉ có 27.000 người, vậy thì thực sự có thể bắt chước theo lời của một ‘giáo sư’ nào đó đã nói khi miêu tả về số người tử vong vì viêm phổi virus corona Vũ Hán: ‘điều đó bằng như không có ai chết’.”

Bài viết của tài khoản WeChat “Shu Ju Gui Ji Chu” trích dẫn kết quả tổng điều tra dân số và chỉ ra, dân số 65 tuổi trở lên trong năm 2020 tăng 16,41 triệu người, số người tử vong là 14,27 triệu người, điều này có nghĩa là năm 2020 chắc chắn có hơn 30 triệu dân số già bổ sung vào nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên, thì mới có thể thực hiện tăng trưởng số liệu dân số già, mới có thể thực hiện được logic số liệu trước sau như một.

Bài đăng chỉ ra, dân số mới sinh của Trung Quốc năm 1955 là 20,04 triệu người, “tức ngay cả những người này bình an vui vẻ sống sót trong sự giày vò của đói nghèo, không có một người nào chết yểu, rồi thời kỳ sau cải cách mở cửa họ hoàn toàn sống qua giai đoạn lạm phát đầu thập niên 90 và làn sóng bị đuổi việc thời kỳ cuối thập niên 90, sau đó tất cả làm việc đến lúc nghỉ hưu, và sống đến hiện tại, cũng không thể nào đủ con số 30 triệu người!”.

Người dân mỉa mai ĐCSTQ “biên tạo nhanh và giỏi”

Ngoài việc nhiều tài khoản Wechat đưa ra nghi ngờ về kết quả tổng điều tra dân số, cư dân mạng trên nhiều nền tảng khác như Weibo cũng đưa ra nghi ngờ. Trong đó có cư dân mạng để lại bình luận mỉa mai chính quyền “biên tạo nhanh và giỏi”.

Bên dưới các bài đăng liên quan của tài khoản “Thống kê Trung Quốc” – Weibo chính thức của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, cũng có thể thấy được rất nhiều cư dân mạng để lại bình luận nói nếu số liệu chính thức của Trung Quốc là chân thực, thì không cần phải thúc đẩy các chính sách sinh đẻ, thời kỳ cân nhắc ly hôn, tăng tuổi nghỉ hưu, v.v một cách toàn diện. Cũng có người yêu cầu chính quyền cung cấp số liệu chi tiết, bao gồm “tỷ lệ giới tính trong độ tuổi 18 – 35 tuổi”, “dân số dân tộc thiểu số”,“dân số mới sinh, tỷ lệ con thứ hai, tỷ lệ giới tính con thứ hai, tỷ lệ sinh ra và tỷ lệ tử vong”, v.v.

Về vấn đề này, bà Quách Ngọc Hoa, giáo sư khoa Xã hội học của Đại học Thanh Hoa, nói thẳng rằng, bà không rõ tình hình cụ thể của cuộc tổng điều tra dân số lần thứ 7 của Trung Quốc, “Những con số này bạn làm sao có thể kiểm chứng, làm sao xác minh, và cũng không có cách nào để làm. Thực ra không chỉ riêng vấn đề số liệu dân số, trong tất cả các vấn đề, là tín nhiệm xã hội đã có vấn đề. Cho nên những số liệu này rất khó khiến người bình thường tin.”

Trước đó, tờ Financial Times của Anh cũng dẫn nguồn tin nói rằng tổng điều tra dân số Trung Quốc thực ra đã hoàn thành từ tháng 12/2020, nhưng do tổng dân số giảm, số liệu “vô cùng nhạy cảm”, nên cần các cơ quan chính phủ đạt được đồng thuận về số liệu xong thì mới công bố. Cái gọi là “nhạy cảm” là bao gồm số số người tử vong do nhiễm bệnh trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán năm 2020; dịch hạch, nạn châu chấu, lũ lụt, hạn hạn tạo thành khủng hoảng lương thực có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến dân số.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: