Mặc dù chính sách quốc gia Trung Quốc không yêu cầu bắt buộc tiêm vắc-xin COVID-19, tuy nhiên chính quyền tại các địa phương vẫn vì quyền lợi của mình mà cưỡng ép người dân tiêm chủng bắt buộc, thậm chí còn thưởng tiền từ 500 tệ (gần 1,7 triệu đồng) cho đến vài nghìn tệ nếu bắt ép được một người chưa tiêm phải tiêm chủng. Tổ chức Quan sát Dân sinh đã phỏng vấn một số người làm việc trong thể chế Trung Quốc và thu được một số thông tin.

IMG 6250 600x400 1
Vào tháng 1/2021, một trận dịch bùng phát ở thành phố Nam Cung, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, người dân đã được tiêm vắc-xin do Sinopharm Zhongsheng (Trung Sinh) sản xuất. (Ảnh chụp màn hình video)

Chính quyền bắt buộc tiêm vắc-xin, để lộ các vấn đề về dân số

Ngày 11/9, Tổ chức Quan sát Dân sinh báo cáo rằng chính quyền ĐCSTQ tuyên bố dân số cả nước là 1,4 tỷ. Dân số theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, quận và thị trấn đều là con số thống kê giả.

Tổ chức này cho biết, về số liệu thống kê dân số, các cuộc điều tra dân số của chính phủ trung ương trong vài thập kỷ qua đều là con số giả. Những tài liệu này liên quan rất lớn đến lợi ích của chính quyền các cấp. Ví như, việc biên chế công chức được phân bổ theo số lượng dân số. Ngoài ra còn có các cấp hành chính, nguồn chi tài chính và cơ cấu ban ngành. Việc thống kê số liệu nhân khẩu này, đều bắt nguồn từ cán bộ địa phương các cấp, nên đương nhiên lợi ích địa phương là điều quan trọng nhất.

Theo một quan chức hiểu rõ nội tình tiết lộ với Tổ chức này, số người có thể tiêm vắc-xin là 40%, sau khi chính phủ trung ương loại bỏ những người không thể tiêm do các nhân tố bệnh tật khác nhau. Cuối cùng, 60% người dân đã được tiêm chủng, tức là 840 triệu người trong số 1,4 tỷ người. Nhưng chính quyền địa phương, lại áp dụng phương thức 100% dân số phải được tiêm chủng. Vì vậy, người già, trẻ em, phụ nữ có thai, và những người ốm đau cũng đều phải tiêm vắc-xin. Như vậy mới không để lộ thông tin sai sự thật về dân số, việc biên chế công nhân viên chức, và bức màn đen khai khống ngân quỹ. Sự việc này đã khẳng định một nhận định phổ biến rằng Trung Quốc có dân số dưới 900 triệu người.

Chính quyền Trùng Khánh bắt buộc tiêm phòng, luật sư Bắc Kinh không thể tự bảo vệ quyền lợi của bản thân

Cũng theo Tổ chức “Quan sát Dân sinh, đối với những người tham gia công tác phòng chống dịch trên cả nước, để hoàn thành chỉ tiêu tiêm chủng, có thể nói họ đã dốc hết các biện pháp cứng rắn, nhằm bắt buộc người dân phải tiêm chủng. Vào tháng Tám, khi một luật sư dân quyền từ Bắc Kinh đến Trùng Khánh tổ chức một phiên tòa, ông đã bị cảnh sát tìm đến tận nhà ép tiêm vắc-xin.

Về vấn đề này, luật sư cho biết: “Hiện giờ một số cán bộ chính quyền địa phương dường như đã phát điên. Họ gõ cửa từng nhà tìm những người chưa tiêm chủng. Có những điểm xếp hàng kiểm tra việc ra vào, hễ vào đến nơi là bị kiểm tra ngay. Hôm qua tôi xuống đường sắt cao tốc tại một huyện nào đó của Trùng Khánh. Nhân viên chống dịch ở nhà ga đã kiểm tra quyết liệt từng người một. Người nào chưa tiêm chủng thì bị lôi đi ngay lập tức. Tôi nhân lúc hỗn loạn đã trốn được ra ngoài.”

Khi vị luật sư này nói với các nhân viên, rằng chính sách của quốc gia là việc tiêm chủng phải được thông báo, do người dân tự nguyện và đồng ý, còn hành động của họ lại là ép buộc. Nhân viên đó trả lời rằng họ không ép buộc, mà đang thực hiện các chính sách của địa phương.

Trải nghiệm cá nhân này khiến vị luật sư cảm thấy kinh hãi. Bởi một số cảnh sát nói rằng mọi người đều phải có trách nhiệm và sẽ nhận được khoản tiền thưởng 800 nhân dân tệ (tương đương 2.800.000 VNĐ) nếu tiêm được cho một người. Bởi trong cuộc điều tra dân số, họ đã báo cáo khống hàng chục ngàn người. Nếu không thể hoàn thành nhiệm vụ, chức vụ của các vị lãnh đạo sẽ không thể giữ vững.

Luật sư cũng cho biết, ông nghe nói nhiều nơi đều như vậy, đều thống nhất triển khai, thống nhất chỉ huy. Khi ông bấm số điện thoại 12345 ở một số nơi, ông lại thấy cuộc gọi không được kết nối.

Hiện giờ ông chỉ cảm thấy sợ hãi: “Tối nay lại có cảnh sát quay lại ép tiêm vắc xin sao? Tôi có thể an toàn rời khỏi Trùng Khánh được không?” Ông bất giác thở dài: “Tôi, một luật sư từng ra bắc vào nam, cũng không thể bảo vệ được quyền lợi của mình. Đến tôi khi phải chứng kiến cảnh mọi người bị cưỡng chế tiêm vắc-xin, cũng cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Thì người dân bình thường làm sao có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đây? Thật kinh hãi, thật không nói nên lời!”

Về vấn đề này, ông Cao Phi, nhà hoạt động nhân quyền tỉnh Hồ Bắc, cho rằng đến luật sư cũng hết cách. Nếu thông tin không được công khai và không bị cản trở, nếu không có nhiều người cùng lên tiếng, đấu tranh vì quyền lợi chung, thì bọn tay sai bạo chúa sẽ mặc sức để lộ bản chất xấu xa của họ. Họ có thể chơi trò đùa quyền lực đến cùng cực. Giới hạn về nhân tính và nền pháp trị căn bản chỉ là một trò đùa.

Mặc dù chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rằng việc tiêm chủng là không bắt buộc. Nhưng nhiều chính quyền địa phương đã liên tiếp đưa ra các chính sách buộc phải tiêm chủng. Trong số đó, quận Chính Dương ra thông báo cho biết, trẻ muốn đăng ký nhập học, phải kiểm tra tình trạng tiêm chủng của người thân.

Khu dân cư phố Đông, Thị trấn Xuyên Khẩu, quận Dân Hòa, Thanh Hải, đề xuất rằng nếu các thành viên trong gia đình không tiêm chủng mà không có lý do, sẽ bị đình chỉ dịch vụ chăm sóc y tế, chăm sóc người cao tuổi, dừng cấp trợ cấp sinh hoạt và trợ cấp cho người tàn tật.

Quận Mao Tiễn, thành phố Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc và quận Ngạc Thành, thành phố Ngạc Châu, đã đưa ra các biện pháp liên quan đối với những người không tiêm chủng vắc-xin viêm phổi Vũ Hán. Những người không tiêm chủng mà không có lý do sẽ bị đánh vào điểm tín dụng xã hội.

Ngày 24/8, Vision Times đưa tin, một công dân tại Trùng Khánh đã gọi điện đến Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật địa phương, khiếu nại về việc tiêm chủng bắt buộc, và đăng tải lên mạng Internet. Các nhà chức trách sau đó đã ra lệnh hủy bỏ các biện pháp tiêm chủng bắt buộc. Người này đã không còn tung tin sau khi bị đồn cảnh sát triệu tập.

Chiều ngày 24/8, vì chính sách tiêm phòng bắt buộc của nhà chức trách, ông Trình Hiểu Phong, một công dân của thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam, đã đến đội công an thuộc Sở Công an thành phố Chu Châu. Ông đích thân nộp “Đơn xin cấp phép tuần hành thị uy chống lại việc tiêm phòng bắt buộc biến tướng”. Tuy nhiên, sau đó các thành viên trong gia đình ông đã bị nhân viên chính quyền địa phương quấy rối và đe dọa. Những người chuẩn bị tham gia tuần hành cũng bị cảnh sát cảnh cáo.

Lư Dĩ Tâm, Vision Times

Xem thêm: