Trung Quốc Đại Lục đã thực hiện tiêm chủng hơn 1,6 tỷ liều vắc-xin. Tuy nhiên biến chủng Delta bùng phát tại Nam Kinh lại nhanh chóng lây lan ra 26 thành phố ở 15 tỉnh. Sáng sớm ngày 29/7, chuyên gia y tế Trung Quốc Trương Văn Hồng đã có bài viết nói thẳng rằng vắc-xin không thể nào trừ tận gốc dịch COVID-19 và đưa số ca nhiễm về 0.

Van hong
Ông Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) – Chủ nhiệm Khoa Bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn thuộc Đại học Phúc Đán, cho biết, vắc-xin không thể nào trừ tận gốc dịch COVID-19 và đưa số ca nhiễm về 0. (Ảnh: chụp màn hình video)

Theo thông tin chính thức từ chính quyền thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô), đến chiều ngày 29/7, tổng số ca xác nhận lây nhiễm ở Nam Kinh đã lên đến 171 ca. Có cư dân thành phố Nam Kinh chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng trong những người lây nhiễm lần này có “trên 90% đều đã tiêm vắc-xin, trong đó có 7 trường hợp triệu chứng nặng, vắc-xin thực sự không tác dụng”. 

Không chỉ Nam Kinh, làn sóng dịch bệnh này đang lan nhanh ra khắp Trung Quốc Đại Lục. Theo The Paper đưa tin, dịch bệnh ở Nam Kinh đã lan đến 26 thành phố thuộc 15 tỉnh chỉ trong 9 ngày. Trong thông báo mới nhất, ngày 28/7, có 49 trường hợp nhiễm mới đã được báo cáo trên khắp Trung Quốc, trong đó 24 trường hợp nhiễm tại địa phương gồm Giang Tô (20 trường hợp), Tứ Xuyên (3 trường hợp) và Bắc Kinh (1 trường hợp). Theo trang web chính thức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tính đến ngày 28/7, tại khu vực Trung Quốc Đại Lục đã báo cáo tiêm chủng tổng cộng 1.612.490.000 liều vắc xin COVID-19.

Ngay cả Bắc Kinh với tỷ lệ tiêm chủng đã đạt hơn 96% cũng bị tấn công. Từ 0:00 ngày 28/7 đến 12:00 ngày 29/7, Bắc Kinh có thêm 2 ca nhiễm mới. Điều trớ trêu là chính quyền thành phố Bắc Kinh hôm 28/7 cũng tuyên bố rằng tỷ lệ người thường trú trên 18 tuổi đã tiêm chủng lên đến 96,28%.

Cùng với việc dịch bệnh nhanh chóng lan ra các nơi, ông Trương Văn Hồng, Chủ nhiệm khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Hoa Sơn (thuộc Đại học Phúc Đán) hôm 29/7 có bài viết trên Weibo với tiêu đề “Dịch bệnh tại Nam Kinh thúc giục toàn quốc phải chịu áp lực xét nghiệm, cung cấp nhiều khảo nghiệm hơn nữa cho phòng chống dịch trong tương lai”. Bài viết nói, đối với đợt dịch này tại thành phố Nam Kinh, nếu quản lý và kiểm soát có hiệu quả, dịch bệnh có thể được kiểm soát trong vài tuần. Nếu tiếp tục xuất hiện nhiều ca bệnh không liên quan trực tiếp đến Sân bay Lộc Khẩu, thì nó sẽ là dấu mốc cho thấy quy mô dịch bệnh sẽ lan rộng, có khả năng cần áp dụng nhiều biện pháp hơn nữa. 

Ông Trương Văn Hồng nói, dịch bệnh ở Nam Kinh khiến người ta một lần nữa nhìn thấy virus lúc nào cũng tồn tại. Dù người ta có muốn hay không, thì rủi ro tương lai vẫn luôn có. Trung Quốc cần chuẩn bị sống chúng với virus thời gian dài. 

Về tác dụng phòng dịch của vắc-xin, ông Trương Văn Hồng đặc biệt nhắc đến lần dịch này tại Nam Kinh, còn cả lần trước đó ở Quảng Châu, đều có người bị nhiễm sau khi tiêm vắc-xin. Vắc-xin nội địa chỉ có thể có tác dụng nhất định trong việc giảm phát tán dịch bệnh và giảm tỷ lệ tử vong, “Về việc làm sạch ca nhiễm về 0 và xóa bỏ tận gốc dịch bệnh lưu hành, có khả năng hiện tại vắc-xin vẫn chưa đạt được mục tiêu này”. 

Giáo sư Y tế Cộng đồng tại Anh đã nghỉ hưu, ông Mukesh Kapila cho rằng vắc-xin Trung Quốc sản xuất không chỉ lực bảo vệ không cao, thậm chí sẽ dẫn đến virus xuất hiện biến chủng mới. Trang Handelsblatt tại Đức dẫn lời của ông Kapila chỉ ra: “Loại vắc-xin không đủ tốt như của Sinopharm không chỉ có lực bảo vệ không cao, hơn nữa có khả năng dẫn đến sự xuất hiện biến chủng virus mới.”

Đoan Mộc San, Vision Times

Xem thêm: