Tổ chức quốc tế Quan sát Nhân quyền hôm 2/5 đã công bố báo cáo chỉ ra, cảnh sát Tân Cương sử dụng một ứng dụng giám sát trên điện thoại di động để thu thập các loại thông tin của người dân tại nơi đây, và dùng 36 hành vi để phong tỏa những nhân vật khả nghi, theo dõi điều tra, thậm chí bắt giữ.

Embed from Getty Images

Cảnh sát Tân Cương đi tuần tra (Ảnh: Getty Images)

Báo cáo cho biết, từ tháng 1/2018  đến tháng 2/2019, Tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) đã tiến hành nghiên cứu một ứng dụng trên điện thoại di động do cơ quan công an Trung Quốc phát hành, ứng dụng này có thể liên kết với nền tảng “liên hợp tác chiến nhất thể hóa”, cảnh sát Tân Cương sẽ tập trung dữ liệu cá nhân, đánh dấu những mối đe dọa tiềm tàng, v.v, trên nền tảng này.

“Nền tảng tác chiến nhất thể hóa” thông qua kết hợp ứng dụng điện thoại của cảnh sát, camera giám sát có chức năng nhận diện khuôn mặt tại các chốt cảnh sát, v.v, để giám sát điện thoại, thẻ căn cước, xe cộ, đường đi, vị trí sở tại của người dân; đồng thời dùng các dữ liệu này để kiểm soát từng động thái của người dân.

Báo cáo cho thấy, chính quyền Tân Cương đang thu thập lượng lớn dữ liệu khác nhau từ những người dân bình thường, từ nhóm máu đế chiều cao, từ “khí chất tôn giáo” đế khuynh hướng chính trị. Nền tảng này kiểm soát chặt chẽ 36 loại hành vi, trong đó có hành vi điển hình như không giao tiếp với hàng xóm, thường xuyên không ra vào nhà bằng cửa chính, không sử dụng điện thoại thông minh, “nhiệt tình” quyên tiền cho các nhà thờ Hồi giáo, lượng sử dụng điện bất thường, v.v; những người sử dụng 51 công cụ mạng hoặc phần mềm liên lạc mã hóa như VPN, WhatsApp, Viber, v.v, đều sẽ bị coi là khả nghi.

Theo điều tra và thống kê của HRW, các hành vi được nhận định bởi “nền tảng tác chiến nhất thể hóa”, đại đa số đều không liên quan đến chủng tộc hoặc tôn giáo.

Báo cáo còn chỉ ra, nền tảng này còn có thể căn cứ vào các tham số được thiết lập để đưa ra phán đoán về mức độ mối đe dọa, đưa ra hạn chế tương ứng đối với hành động tự do của dân chúng, bao gồm việc nhốt người dân vào tù hoặc trại giáo dục cải tạo, giam lỏng, không được rời khỏi nơi đăng ký hộ tịch, không được đi vào đồn công an hoặc không được rời khỏi Trung Quốc, v.v.

Một người từng là cư dân tại Tân Cương chia sẻ với HRW rằng, có một hôm ông bị đồn cảnh sát nhận định vô tội và được thả, sau đó ông đi vào một trung tâm mua sắm, tín hiệu cảnh báo đột nhiên phát ra, ông lập tức bị cảnh sát bắt về đồn. Khi ông hỏi vì sao ông lại bị bắt về đồn, cảnh sát cho biết ông không thể đi vào bất cứ nơi công cộng nào.  

Bà Vương Tùng Liên (Maya Wang), chuyên gia về Trung Quốc của HRW cho biết, nghiên cứu cho thấy cảnh sát Tân Cương đang tiến hành thu thập thông tin một cách bất hợp pháp đối với những hành vi hợp pháp của người dân nơi đây, sau đó dùng những thông tin này để giám sát mọi hành động của họ, tìm ra những người mà bị cho là đối tượng khả nghi, rồi tiếp tục tiến hành thẩm tra.

HRW yêu cầu chính quyền Trung Quốc đóng cửa nền tảng này, xóa bỏ những dữ liệu thu thập được từ người dân Tân Cương, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước chế tài đối với Bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc và những quan chức cấp cao khác liên quan đến hành vi xâm hại nghiêm trọng đến nhân quyền.

Ngoài sử dụng nền tảng tác chiến nhất thể hóa để kiểm soát người dân, tháng 7/2017, chính quyền Trung Quốc tại Tân Cương còn cưỡng chế người dân cài một ứng dụng có tên “Vệ sĩ làm sạch mạng internet” trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android. Ứng dụng này có thể phong tỏa những trang web cụ thể và ngăn chặn người dân tải những phần mềm đặc biệt về điện thoại, đồng thời sẽ quét tất cả các tệp tin được lưu trên điện thoại.

Ngoài ra, giữa tháng 2 năm nay, chuyên gia An ninh mạng người Hà Lan Victor Gevers từng tiết lộ trên Twitter về việc công ty SenseNets tại Thâm Quyến giúp chính quyền Trung Quốc xây dựng hệ thống SkyNet tại Tân Cương, thông qua hệ thống nhận dạng khuôn mặt và phân tích kho dữ liệu lớn để tiến hành giám sát chặt chẽ người dân địa phương; Victor Gevers đồng thời cũng phát hiện trong kho dữ liệu có lưu trữ dữ liệu cá nhân của hơn 2,56 triệu người Tân Cương.

Victor Gevers mới đầu cho rằng chính quyền chỉ là giám sát người Hồi giáo Tân Cương, nhưng tiếp tục phân tích tài liệu ông mới phát hiện là giám sát toàn bộ Tân Cương; trong số hơn 2,56 tệp tài liệu, người Hán chiếm gần 6%, người Duy Ngô Nhĩ chiếm 28%, người Kazakh chiếm 8%, người  dân tộc Hồi chiếm 5%, v.v.

Trí Đạt

Xem thêm: