Để ứng phó với dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’, chính quyền Bắc Kinh đang thông qua phần mềm Mã sức khỏe để làm căn cứ quản lý giám sát phòng ngừa dịch. Tuy nhiên, cơ chế phán đoán của hệ thống Mã sức khỏe đối với sức khỏe cá nhân là không rõ ràng, một khi xảy ra sai sót, e là sẽ dẫn đến vấn đề lớn. Thêm vào đó, ngoại giới cũng e ngại phần mềm này có thể trở thành công cụ giám sát người dân của cảnh sát.

Mã sức khỏe
Chính quyền Bắc Kinh đang thông qua phần mềm ‘Mã sức khỏe’ để làm căn cứ quản lý giám sát phòng ngừa dịch (Ảnh: Weibo)

Tổng hợp tin tức từ truyền thông Đại Lục, Mã số sức khỏe là công cụ kiểm soát và quản lý xuất hành trong tình hình dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ đang hoành hành, nó là một mã hai chiều (QR Code) có 3 màu sắc đỏ, vàng, xanh lục, được DingTalk và Alipay thuộc Alibaba thiết kế phát triển. 

Mã số sức khỏe sử dụng phương thức cá nhân tự nguyện khai báo, căn cứ vào thông tin cá nhân khai báo, và thông tin liên quan phòng chống dịch do cơ quan chức năng cung cấp để đưa ra phán đoán và cập nhật động. Nếu xuất hiện màu đỏ tức là cách ly, màu xanh lục là thông hành; các khu vực và tình trạng khác nhau có thể cài đặt yêu cầu khác nhau đối với mã sức khỏe.

Mã sức khỏe
Mã sức khỏe Hàng Châu (Ảnh: Liên Hợp Tảo Báo)

Về lý người có mã màu đỏ và màu vàng sau khi “thỏa mãn điều kiện phòng và kiểm soát dịch bệnh” thì sẽ chuyển thành mã màu xanh. Tuy nhiên, công ty phát triển và cơ quan chức năng không giải thích chi tiết rằng hệ thống Mã sức khỏe này rốt cuộc tiến hành phân loại đối với người dùng như thế nào, việc này dẫn đến nỗi lo sợ bị cưỡng chế cách ly. 

Hiện hệ thống này đã được ứng dụng tại hơn 200 thành thị, bao gồm sân bay, bến xe, tàu điện ngầm, khu dân cư, văn phòng làm việc, thanh toán bảo hiểm y tế và trung tâm mua sắm, siêu thị, v.v, đồng thời còn tiếp tục mở rộng phạm vi ứng dụng. Ví dụ như Mã sức khỏe ở Hàng Châu, Ôn Châu đã có chức năng dùng để khám bệnh, mua thuốc. 

Theo vấn đáp chỉnh lý trên trang web của Cơ quan Quản lý Không gian Mạng thành phố Thiên Tân có nói, Mã sức khỏe là dựa trên thông tin mà cá nhân khai báo trực tuyến, tức thời tính toán đối chiếu với dữ liệu nền, sau khi đối chiếu kiểm tra sẽ đưa ra kết quả. “Con người không cách nào can dự và sửa đổi kết quả”, nếu là có nghi ngờ về kết quả, thì có thể gọi điện để được tư vấn. 

Tuy nhiên, để cho kỹ thuật hoàn toàn nắm giữ đời sống của người dân, nhìn thì có vẻ tiện lợi cho quản lý, nhưng vẫn khó tránh khỏi việc gây ra hỗn loạn. 

Theo Nhật báo Pháp Chế đưa tin hôm 2/3, có người dân ở tỉnh Hải Nam do sai sót khi thao tác khai báo Mã sức khỏe, khiến người này không cách nào lên máy bay một cách thuận lợi, cuối cùng chỉ đành nhờ đến nhiều cơ quan cùng nghiên cứu và giải quyết. 

Bản tin này cho biết, tỉnh Hải Nam vẫn chưa trao “quyền kiểm tra” chuyển màu sắc của Mã sức khỏe từ đỏ, vàng sang xanh cho thành phố, cho nên, “một khi khai báo nhầm, trong thời gian ngắn rất khó để sửa đổi”.

 

Ngày 17/2, tại Ôn Châu tỉnh Chiết Giang có không ít người dân khi ra ngoài, mới phát hiện Mã sức khỏe của mình hiển thị màu đỏ. Nhưng họ chưa hề đi đến Hồ Bắc, gần đây cũng không tiếp xúc với người nhiễm bệnh, sai sót này của Mã sức khỏe khiến cho những người dân này nhất thời vô cùng kinh hoàng. 

Theo ứng dụng Tin tức Chiết Giang đưa tin, đây là vì trong ngày hôm đó hệ thống Mã sức khỏe trực tuyến Ôn Châu ra mắt trực tuyến, có quá nhiều người dân khai thông tin khiến cho hệ thống áp dụng quy tắc phán đoán quyết định tương đối nghiêm ngặt đối với một bộ phận người dùng. Sau khi nhân viên vận hành hệ thống nắm được thông tin, đã tiến hành điều chỉnh khẩn cấp, đến 4 giờ chiều ngày 17/2 mới tiếp tục mở khai báo trực tuyến. 

Sau khi New York Times kiểm tra thực tế, trong bản tin hôm 1/3 cho biết, hệ thống Mã sức khỏe này còn chia sẻ thông tin người dùng với cảnh sát, người dùng chỉ cần đồng ý Mã sức khỏe lấy thông tin của mình, chương trình có tên “thông báo thông tin và vị trí cho cảnh sát” (report Info And Location To Police), sẽ gửi vị trí sở tại và thành phố của người dùng cùng mã số định danh đến một máy chủ, nhưng lại không thông báo cho người dùng. Đây là một kiểu “phương thức tự động hóa kiểm soát xã hội”, sau khi dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ giảm, thì hệ thống này vẫn sẽ tồn tại lâu dài. 

Theo thông tin từ Tân Hoa Xã và thông tin trên tài khoản mạng xã hội chính thức cho thấy, cơ quan thực thi pháp luật là một trong những đối tác quan trọng trong quá trình nghiên cứu phát triển hệ thống này. Mặc dù việc các công ty mạng Trung Quốc chia sẻ dữ liệu với chính quyền Bắc Kinh đã không còn là điều gì mới mẻ, nhưng trình tự của họ ít và hiếm một cách trực tiếp như Mã sức khỏe này.

Trí Đạt

Xem thêm: