Tại thành phố Nhữ Châu, tỉnh Hà nam, một giáo viên tiểu học đã qua đời sau khi tiêm 2 mũi vắc-xin COVID-19. Hơn 3 tháng qua, người nhà vẫn không đòi được quyền lợi cho nạn nhân. Chính quyền Trung Quốc còn đe dọa buộc họ phải xóa bài đăng Weibo phơi bày sự việc.

Screen Shot 2021 11 06 at 11.38.56 AM 3
Hình ảnh cho thấy, một giáo viên tiểu học ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã qua đời sau khi tiêm 2 mũi vắc-xin của Sinovac, con gái của nạn nhân đã phơi bày vụ việc trên Weibo. (Ảnh chụp màn hình Weibo).

Giáo viên vẫn khỏe mạnh trước khi tiêm vắc-xin, sau khi tiêm thì qua đời

“Tiết Trung thu năm nay là sinh nhật 47 tuổi của Tiêu Hồng Cường, nhưng anh đã không đợi được đến ngày đó.”

Cô Viên (hóa danh), cho biết khi trả lời phỏng vấn của Epoch Times, người nhà của cô là ông Tiêu Hồng Cường vẫn rất khỏe mạnh, sau khi bị nhà trường buộc tiêm 2 mũi vắc-xin thì đột nhiên qua đời vào ngày 12/7.

Cô Viên nói: “Chứng minh do tử vong mà bệnh viện đưa ra là thiếu máu tán huyết. Nhưng khi đến Bệnh viện số 2, bác sĩ nói là thiếu máu tán huyết do thuốc, sau đó anh ấy (ông Tiêu Hồng Cường) cho rằng nguyên nhân chắc chắn là do vắc-xin.”

“Mũi đầu tiên được tiêm vào ngày 5/5, mũi thứ hai được tiêm vào ngày 10/6. Sau khi tiêm mũi thứ nhất, anh ấy xuất hiện trong tình trạng mất sức, sau khi tiêm mũi thứ hai, rất nhanh, cơ thể xuất hiện vết ban đỏ, sau đó ngày càng nhiều, còn xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu.”

“Loại vắc-xin được tiêm là Sinovac, là do trường học tổ chức tiêm, hiện tại tiêm vắc-xin chẳng phải đều là cưỡng chế tiêm hay sao. Sau việc này, trường học không có giải thích gì, họ đẩy toàn bộ trách nhiệm.”

Không còn chỗ nào để đòi quyền lợi, người nhà đau khổ tuyệt vọng

Cô Viên cho biết, ông Tiêu Hồng Cường đột nhiên qua đời, người nhà vô cùng đau khổ, yêu cầu chính quyền điều tra sự thật về vụ việc để có lời giải thích cho người nhà. Chính quyền địa phương vẫn cứ đùn đẩy cho nhau, không tìm được bất cứ cơ quan nào có thể chịu trách nhiệm. 

Cô Viên nói: “Ủy ban Y tế Sức khỏe nói là triệu chứng phản ứng trùng hợp ngẫu nhiên, không liên quan đến tiêm vắc-xin. Chúng tôi tìm đến các cơ quan chức năng tại địa phương, bao gồm CDC và Ủy ban Y tế Sức khỏe, còn cả cơ quan giải quyết khiếu nại. Chúng tôi còn gọi điện vào đường dây nóng của thị trưởng, còn đến cả trường học, còn có cả nơi đã tiêm vắc-xin, chúng tôi đều đã đi hết.”

“Nhưng kết quả là CDC nói là trách nhiệm của Ủy ban Y tế, Ủy ban Y tế nói là trách nhiệm của CDC, bị thúc ép quá, Ủy ban Y tế còn bảo chúng tôi đi tìm nơi tiêm vắc-xin. Kết quả đến nơi tiêm vắc-xin, họ lại nói là Ủy ban Y tế là cơ quan lãnh đạo của họ, họ cứ đùn đẩy như thế. Phía nhà trường cũng phủi sạch trách nhiệm của mình.”

Phơi bày sự việc, chính quyền đe dọa buộc xóa bài đăng trên mạng

id13361640 3864e30b407a40a51b1408f292d98989 600x530 1
(Weibo của con gái của ông Tiêu Hồng Cường)

Cô Viên cho biết, sau khi ông Tiêu Hồng Cường qua đời, lại không tìm được bất cứ cơ quan chính quyền nào ra mặt để trả lời yêu cầu của người nhà. Nửa đêm ngày 4/10, con gái của nạn nhân đã đăng bài viết trên Weibo, phơi bày những gì đã trải qua trong vụ việc này.

Buổi sáng hôm sau khi đăng bài viết, lãnh đạo cơ quan chính quyền địa phương đột nhiên đến nhà ông Tiêu Hồng Cường. “Họ (lãnh đạo chính quyền) yêu cầu gặp mặt vợ của người đã qua đời”, cô Viên kể. “Bởi vì khi đó không biết có người đăng Weibo, nói một hồi lâu, họ mới nói là đến yêu cầu xóa bài đăng Weibo.”

Cô Viên cho biết, do lo lắng nếu xóa bài đăng Weibo thì chính quyền sẽ không giải quyết, người nhà nạn nhân không đồng ý xóa, cho nên hai bên đã xảy ra cãi vã.

“Cô ấy (vợ của nạn nhân) nói, nếu giải quyết vấn đề thì có thể xóa. Họ (lãnh đạo chính quyền) nói, trở về sẽ giải quyết vụ việc, sau đó họ rời đi. Họ còn ra quân ồ hạt, tìm về quê, ngay cả bí thư thôn cũng tìm đến cô ấy (vợ của nạn nhân) để bảo xóa bài; công an, cảnh sát đều tìm đến cô ấy, còn nói, nếu không xóa, nếu để dẫn đến dư luận không tốt, thì có thể sẽ đến bắt người, v.v.”

Cô Viên nói, người nhà của nạn nhân phẫn nộ đối với đe dọa của chính quyền: “Mọi thông tin đã đăng trên Weibo đều là sự thực, không có câu nào là giả, dựa vào đâu để bắt người?”

Sau khi lãnh đạo chính quyền đưa ra lời hứa, người nhà nạn nhân đã xóa nội dung đăng trên Weibo. Sau khi xóa, họ đợi cơ quan chính quyền giải quyết vụ việc, nhưng kết quả họ đã thất vọng. 

Cô Viên cho biết, ban đầu nghĩ cuối cùng cũng có chút hy vọng giải quyết, ít nhất là có người tìm đến, nhưng đợi hơn 10 ngày, ngày đăng Weibo thứ hai, họ lại tiếp tục tìm đến người phụ trách sự việc này của Ủy ban Y tế. “Kết quả họ không có lời giải thích nào cho chúng tôi”.

“Ông ấy nói, thành phố không thông báo cho ông, ông cũng không biết sự việc, họ (cơ quan chức năng) chỉ là đem sự việc này phản ánh đến chính quyền thành phố, lãnh đạo cần bàn bạc xong thì mới thông báo đến ông ấy, ông ấy mới có thể thông báo cho chúng tôi. Sau đó đến 12 giờ họ nghỉ, chúng tôi không rời khỏi đó.”

“Có lẽ ông ấy cũng không biết làm gì hơn. Về sau, họ đẩy trách nhiệm cho trung tâm y tế, bảo chúng tôi đến trung tâm y tế. Kết quả trung tâm y tế nói không liên quan đến họ, đều là trách nhiệm của CDC và Ủy ban Y tế, họ là lãnh đạo. Họ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau như thế.”

Ngày 25/10, nghĩ rằng thứ Hai lãnh đạo sẽ đi làm, người nhà nạn nhân lại đi đến cơ quan chức năng, kết quả không có ai, nghe nói là họ đang họp. Văn phòng làm việc thì khóa cửa.

Cô Viên nói: “Cô ấy (vợ của nạn nhân) gửi tin nhắn cho họ, trong thời gian đến tìm còn liên tục gọi điện thoại, nhưng không có ai nghe máy.”

Phóng viên Epoch Times đã nhiều lần gọi điện đến Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Sức khỏe thành phố Nhữ Châu tỉnh Hà Nam, nhưng không có người nghe máy. Sau đó gọi điện cho cơ quan khiếu nại chính quyền thành phố, cũng không có người nhấc máy.

Theo Cao Tĩnh, Epoch Times

Xem thêm: