Hệ thống Chính pháp (Chính trị và Pháp luật) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại tiếp tục được “nâng cấp”. Ngày 7/8, trang web Ban Giám sát Nhà nước của Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ có thông báo, nửa đầu năm nay đã điều tra và xử lý hơn 90 quan chức cấp cao của hệ thống Chính pháp, trong đó gần 60% là cấp lãnh đạo cao nhất của một cơ quan, và có 14 người “tự đầu thú”. Có phân tích rằng ông Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã mở màn thanh trừng để định hình lại mối quan hệ phụ thuộc nhằm đảm bảo trước Đại hội 20 nắm được “cán dao” hệ thống Chính pháp.

Vladimir Putin and Xi Jinping 2019 06 05 42
(Ảnh: kremlin.ru)

Trang web của Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ vào ngày 7/8 thông báo, trong nửa đầu năm nay, hơn 90 quan chức cấp cao (từ cấp Cục và Sở trở lên) của hệ thống Chính pháp đã bị điều tra và xử lý, trong đó có cả quan chức cấp cao đã nghỉ hưu. Trong thành phần bị thanh trừng này có nhiều quan chức đứng đầu thuộc các ban ngành như công an, viện kiểm sát, tòa án và cơ quan hành chính tư pháp, quản lý nhà tù. Thông tin cho biết có đến 60% số đối tượng bị thanh trừng là cấp lãnh đạo cao nhất của một cơ quan.

Ngoài ra, trước sức ép cao của cơ quan chức năng, trong nửa đầu năm có ít nhất 14 cán bộ cấp cao của hệ thống Chính pháp ĐCSTQ đã chủ động ra đầu thú. Tiêu biểu như Mạnh Vĩnh Sơn (Meng Yongshan), Kiểm sát trưởng Viện Kiểm sát tỉnh Thanh Hải; Huệ Tùng Băng (Hui Congbing), Phó bí thư Ban Chính pháp tỉnh Sơn Đông.

Trong khoảng thời gian từ tháng Bảy đến nay đã thanh trừng một số quan chức cấp cao đáng chú ý như: Mạnh Tường (Meng Xiang), Ủy viên Ban Thẩm lý của Tòa án Tối cao ĐCSTQ kiêm Cục trưởng Cục Chấp pháp; Dương Phúc Lâm (Yang Fulin), cựu Phó tư lệnh và Bí thư Ban Chính pháp của Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương; Vương Văn Hải (Wang Wenhai), cựu Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Phòng 610 tỉnh Hà Nam.

Các vụ án tham nhũng trong hệ thống Chính pháp mà cơ quan chức năng ĐCSTQ công bố bao gồm cả quan chức cấp tỉnh đã nghỉ hưu vài năm. Ví dụ, Ốc Lãnh Sinh (Wo Lingsheng), cựu Phó bí thư Ban Chính pháp tỉnh Hắc Long Giang đã nghỉ hưu vào tháng 11/2018 nhưng bị điều tra vào ngày 17/7 năm nay; Mã Ngọc Thiên (Ma Yuchan) bị điều tra ngày 16/7 là người từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng tại tỉnh Hà Bắc như Phó Bí thư Ban Kiểm tra Kỷ luật, Phó Bí thư Ban Chính pháp, Chủ nhiệm Phòng 610, đã nghĩ hưu tháng 1/2019;  Mao Khắc Chương (Mao Kezhang) đã nghỉ hưu vào tháng 3/2018 từng là Phó Giám đốc Ban Quản lý Nhà tù tỉnh Hà Nam, bị điều tra vào ngày 14/7; Vương Văn Hải đã nghỉ hưu vào tháng 6/2017 là người giữ nhiều chức quan trọng tại tỉnh Hà Nam như Giám đốc Sở Tư pháp, Phó bí thư Ban Chính pháp, Giám đốc Phòng 610; Đường Quốc Thanh (Tang Guoqing) nghỉ hưu vào tháng 3/2014 từng là thanh tra Sở Công an tỉnh Hồ Bắc; Bành Quang Hoa, cựu thành viên tổ Đảng và Phó trưởng công tố viên Viện Kiểm sát Khu tự trị Tây Tạng, đã rời chức vụ vào tháng 9/2015 để phục hồi sức khỏe và nghỉ hưu vào năm 2017.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần thúc đẩy “làm trong sạch” hệ thống Chính pháp. Đáng kể là lần đầu tiên gây “chấn động” với việc thanh trừng Bí thư Ban Chính pháp Trung ương Chu Vĩnh Khang, sau đó những thân tín liên quan lần lượt ngã ngựa là Lý Đông Sinh (Li Dongsheng) – Chủ nhiệm Phòng 610 Trung ương, và Trương Việt (Zhang Yue), Cục trưởng Cục 26 Bộ Công an… Năm 2020 ông Tập Cận Bình tổ chức lại đội ngũ Chính pháp toàn quốc và phát động chiến dịch “điều tra ngược đến 20 năm”. Ngày 7/6 cùng năm, tài khoản công khai WeChat “Kiếm Trường An – Ban Chính pháp Trung ương” của ĐCSTQ đã công bố nâng mức “điều tra ngược đến 20 năm” thành “điều tra ngược đến 30 năm”.

20150128214003554 small
Từ trái qua phải: Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai.

Năm ngoái lần lượt thanh trừng 4 quan chức Chính pháp cấp phó của các đơn vị: Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân, Đặng Khôi Lâm (Deng Huilin) – Phó Thị trưởng và Giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh, Cung Đạo An (Gong Daoan) – Phó Thị trưởng và Giám đốc Công an Thượng Hải, Vương Lập Khoa – Ủy viên Ban Thường vụ và Bí thư Ban Chính pháp tỉnh ủy Giang Tô.

p2674331a214766273
Tôn Lực Quân (Nguồn: Chụp màn hình video)

Thông tin cho biết đợt tiếp theo sẽ bắt đầu vào tháng Tám và kết thúc vào cuối tháng Mười năm nay. Các mục tiêu chính để chấn chỉnh là Ban Chính pháp Trung ương và đơn vị trực thuộc, Ban Chính pháp Đảng ủy cấp tỉnh và đơn vị trực thuộc. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều quan chức Chính pháp chức vụ cao hơn bị thanh trừng. Được biết làn sóng chấn chỉnh này dự kiến ​​sẽ được hoàn thành vào quý đầu tiên của năm 2022, tức là trước thềm Đại hội 20 của ĐCSTQ.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA), ông Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Đại học Chính trị Quốc lập Đài Loan là Khấu Kiến Văn (Kou Jianwen) cho biết, ông Tập Cận Bình cần đảm bảo nắm được “cán dao” là hệ thống chính pháp trước Đại hội 20 vào năm 2022, làn sóng thanh trừng để trống ra nhiều vị trí cho phép những người sau này được thăng chức có thể định hình lại mối quan hệ phụ thuộc vì lợi ích của Tập Cận Bình.

Miêu Vi, Vision Times

Xem thêm: