“Nghị quyết lịch sử thứ 3” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương khóa 19 (Hội nghị trung ương 6 khóa 19) sau khi được công bố, phần “Cách mạng Văn hóa” tiếng xấu rõ ràng, đã bị chính quyền ông Tập Cận Bình định điệu là “10 năm nội loạn”, “bài học vô cùng đau thương”.

thien an mon
(Ảnh minh họa: Songquan Deng/Shutterstock)

Ngày 8 – 11/2021, Hội nghị trung ương 6 khóa 19 ĐCSTQ được tổ chức tại Bắc Kinh. Hội nghị này đã thông qua “Nghị quyết Trung ương ĐCSTQ về thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử 100 năm phấn đấu của đảng”. Đây là bản “nghị quyết lịch sử” thứ 3 trong lịch sử của ĐCSTQ, cũng là lần đầu tiên trong 40 năm kể từ năm 1981 đến nay.

Ngày 16/11, truyền thông của ĐCSTQ là Tân Hoa Xã đã đăng toàn văn “Nghị quyết Trung ương ĐCSTQ về thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử 100 năm phấn đấu của đảng”.

Phần miêu tả về lịch sử “Đại nhảy vọt” và “10 năm Cách mạng Văn hóa” được miêu tả như sau: 

“Điều đáng tiếc là, đường lối chính xác được hình thành tại Đại hội 8 của đảng (Đại hội toàn quốc lần thứ 8 của ĐCSTQ) đã không thể hoàn toàn kiên trì thực hiện tiếp. Lần lượt xuất hiện những phong trào sai lầm như “Đại nhảy vọt”, phong trào Công xã nhân dân, đấu tranh chống phe cánh hữu cũng bị mở rộng nghiêm trọng. Đứng trước hoàn cảnh bên ngoài gay go phức tạp khi đó, đảng đã rất chú ý đến củng cố chính quyền chủ nghĩa xã hội, vì thế mà đã nỗ lực thực hiện ở nhiều phương diện. Nhưng sai lầm của đồng chí Mao Trạch Đông liên quan đến lý luận và thực tiễn của đấu tranh giai cấp xã hội chủ nghĩa ngày càng nghiêm trọng, trung ương đảng không thể kịp thời sửa chữa những sai lầm này. Đồng chí Mao Trạch Đông đã đưa ra đánh giá hoàn toàn sai lầm về tình hình đấu tranh giai cấp và tình hình chính trị quốc gia khi đó của đất nước, đã phát động và lãnh đạo “Đại cách mạng Văn hóa”. Hai bè lũ phản cách mạng Lâm Bưu và Giang Thanh đã lợi dụng sai lầm của đồng chí Mao Trạch Đông, tiến hành lượng lớn hoạt động tội ác hại nước hại dân, gây ra 10 năm nội loạn, khiến đảng, quốc gia, nhân dân gặp phải khó khăn và tổn thất nghiêm trọng kể từ khi Trung Quốc mới được thành lập, để lại bài học vô cùng đau thương. Tháng 10/1976, Bộ Chính trị trung ương chấp hành ý chí của đảng và nhân dân, kiên quyết nghiền nát “Tứ nhân bang”, chấm dứt thảm họa “Cách mạng Văn hóa”. 

Ngày 16/5/2021 là kỷ niệm 50 năm ĐCSTQ phát động “Cách mạng Văn hóa”. Sáng ngày 17/5, truyền thông của ĐCSTQ là Nhân dân Nhật báo đã đăng bài bình luận nhân mạnh “Cách mạng Văn hóa” đã bị phủ quyết triệt để, quyết không cho phép tái diễn sai lầm giống như “Cách mạng Văn hóa”. Đây là một nước định điệu lại mới đối với Cách mạng Văn hóa sau khi giới tuyên truyền lý luận của ĐCSTQ tiếp tục đưa ra phiên bản mới năm 2021 của lịch sử ngắn gọn của ĐCSTQ.

Sáng sớm ngày 17/5/2021, bài viết “Lấy lịch sử làm gương để tiến về phía trước tốt hơn nữa” của bình luận viên “Nhậm Bình” được đăng trên trang mạng của Nhân dân Nhật báo. Bài viết nói rằng “Nghị quyết liên quan đến nhiều vấn đề lịch sử đảng từ khi xây dựng đất nước đến nay”. Năm 1981 đã triệt để phủ định “Cách mạng Văn hóa” và “Lý luận Tiếp tục cách mạng dưới chế độ giai cấp vô sản chuyên chính”; định tính chính trị của nghị quyết này đối với “Cách mạng Văn hóa” có tính quyền uy không thể lay động. 

Bài viết nhấn mạnh, sẽ không và cũng quyết không cho phép tái diễn sai lầm giống “Cách mạng Văn hóa”. Nhất định phải nhớ kỹ bài học lịch sử của “Cách mạng Văn hóa”, kiên quyết phòng ngừa và chống lại can nhiễu đến từ ‘tả” và “hữu” xoay quanh vấn đề “Cách mạng Văn hóa. Bài viết này được nhiều cổng thông tin và truyền thông đăng tải lại với tiêu đề “Quyết không cho phép tái diễn sai lầm như ‘Cách mạng Văn hóa’”.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu sau đó tiếp tục đăng bài bình luận của nhà bình luận Nhậm Bình “Cách mạng Văn hóa đã bị triệt để phủ định”, cũng chỉ ra rằng “nghị quyết” đã triệt để phủ định “Cách mạng Văn hóa”, đồng thời từ thời điểm đó, mấy thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ đều duy trì kết luận của “nghị quyết”, tất cả các tài liệu chính thức cũng đều chưa từng xuất hiện bất cứ dị nghị nào. 

Bài viết cho rằng triệt để phủ định “Cách mạng Văn hóa”, có lẽ là nhận thức chung tương đối ổn định của chỉnh thể xã hội Trung Quốc; đồng thời chỉ ra rằng “Cách mạng Văn hóa” không thể nào tái diễn tại Trung Quốc, đại nạn 10 năm này đã khiến cho sự phát triển của Trung Quốc chịu tổn thất nghiêm trọng, cũng để lại nỗi đau mãi mãi trong cuộc đời của nhiều người Trung Quốc, ký ức tập thể đó không cách nào xóa nhòa. Phủ định triệt để “Cách mạng Văn hóa”, giúp cho xã hội Trung Quốc giữ sự nhạy cảm và cảnh giác ở mức độ cao đối với những nguy cơ rối loạn khác nhau.

Trước đó, trong lịch sử, ĐCSTQ đã thông qua 2 nghị quyết mang tính lịch sử, lần lượt là nghị quyết năm 1945 và nghị quyết năm 1981, hai nghị quyết này đều được đưa ra trong thời khắc ĐCSTQ đối mặt với sự chuyển ngoặt to lớn, đã xác lập địa vị không ai sánh được trong nội bộ đảng cho Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Nghị quyết mà Hội nghị Trung ương 6 khóa 19 năm nay thông qua là nghị quyết kinh nghiệm lịch sử lần thứ 3. 

Do kết luận mang tính lật đổ người tiền nhiệm của hai nghị quyết lịch sử trước đây, nên nghị quyết thứ 3 của ông Tập cũng gây bùng nổ nhiều suy đoán. Gần đây, ngoại giới nhận thấy ông Tập có xu hướng tâng bốc bản thân mình thành Mao Trạch Đông, hay dẫm lên vết xe đổ của Mao. Tuy nhiên, trong nhiều bài trước đó Vision Times đã chỉ ra, cục diện thế giới hiện nay phức tạp, trong nội bộ đảng thì có áp lực to lớn từ tập đoàn của ông Giang Trạch Dân, ở nước ngoài thì có truyền thông phương Tây do Tăng Khánh Hồng kiểm soát, trong ứng ngoại hợp trói buộc, phê bình và bôi nhọ ông Tập Cận Bình, mà hiếm khi vạch trần tội ác của tập đoàn Giang Trạch Dân hay phản ánh bản chất thực sự của ĐCSTQ. Cuối cùng điều đáng chú ý là ĐCSTQ cũng không vì chấm dứt Cách mạng Văn hóa mà ngừng bức hại nhân dân Trung Quốc. 

Dương Thiên Tư, Vision Times

Xem thêm: