Gần đây, chính quyền địa phương ở nhiều tỉnh tại Trung Quốc Đại Lục bắt đầu thực thi những biện pháp hạn chế đối với người chưa tiêm vắc-xin, khiến người dân oán than. Nhiều cư dân mạng tại Đại Lục coi đây là chính sách ép buộc tiêm vắc-xin của chính quyền.

IMG 6250 600x400 1
Vào tháng 1/2021, một trận dịch bùng phát ở thành phố Nam Cung, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, người dân đã được tiêm vắc-xin kháng virus Trung cộng do Sinopharm Zhongsheng (Trung Sinh) sản xuất. (Ảnh chụp màn hình video)

Tổng hợp truyền thông của Trung Quốc Đại Lục đưa tin, mới đây huyện Sùng Nhân, huyện Định Nam, huyện An Viễn tỉnh Giang Tây; thành phố Lệ Thủy, huyện Ninh Hải (thành phố Ninh Ba) tỉnh Chiết Giang; quận Duy Thành, quận Hàn Đình, thành phố Duy Phường tỉnh Sơn Đông; thành phố Tuân Hóa tỉnh Hà Bắc, v.v, liên tiếp ra thông báo cho biết người không tiêm vắc-xin sẽ bị hạn chế việc đi lại. 

Ngày 11/7, huyện Ninh Hải, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang ra thông báo cho biết, từ ngày 25/7, không cho phép người chưa tiêm chủng vắc-xin (ngoại trừ người chống chỉ định) đi vào các nơi trọng điểm như cơ quan điều trị tế, viện dưỡng lão, trường học (trường mầm non, nhà trẻ, cơ sở đào tạo ngoài trường), thư viện, bảo tàng, nhà giam, v.v. 

Ngày 8/7, huyện Thanh Điền, thành phố Lệ Thủy tỉnh Chiết Giang ra thông báo cho biết, từ ngày 21/5, không cho phép người chưa tiêm vắc-xin (ngoại trừ chống chỉ định) đi vào các nơi trọng điểm như cơ quan điều trị tế, viện dưỡng lão, trường học (trường mầm non, nhà trẻ, cơ sở đào tạo ngoài trường), thư viện, bảo tàng, nhà giam, v.v. 

Huyện Tông Nhân thành phố Phúc Châu tỉnh Giang Tây, ra thông báo mới nhất cho biết, sẽ thực hiện quét “mã đi chuyển Giang Tây” tại tất cả các nơi công cộng như trung tâm thương mại, trung tâm chiếu phim, bến xe, nhà ga, khu du lịch, để kiểm tra hồ sơ tiêm chủng. Nếu cư dân không tiêm vắc-xin, thì sẽ mang lại bất tiện cho sinh hoạt và đi lại. 

Huyện Định Nam, thành phố Cám Châu tỉnh Giang Tây ra thông báo cho biết, từ ngày 26/7, không cho phép người chưa tiêm vắc-xin đi vào nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, trường học, bến xe, v.v.

Huyện An Viễn thành phố Cám Châu tỉnh Giang Tây ra thông báo cho biết, từ ngày 26/7, về nguyên tắc không cho phép người chưa tiêm vắc-xin đến các địa điểm công cộng quan trọng như siêu thị, bệnh viện, trường học, bến xe, v.v.

Cư dân mạng đã có phản ứng mạnh mẽ trước biện pháp hạn chế người chưa tiêm vắc-xin nói trên của chính quyền. 

Cư dân mạng Đại Lục có tên “Ngọc Tiểu Súy” cho biết, “Mặc dù tôi đã tiêm chủng, nhưng tôi kiên quyết phản đối chính sách này. Lẽ nào lại muốn những chống chỉ định đến nơi cộng đi khắp nơi giải thích rằng bản thân mình đã mắc bệnh gì? Nhân quyền đâu? Tôn nghiêm đâu? Chưa nói đến các nơi đều là chính sách riêng, nếu không có bên trên mặc nhận thì họ có dám đưa ra chính sách này?”

Cư dân mạng “Tô Triệt Nha” nói: “Tôi thấy rằng tình huống này nên nói rõ một chút, không thể làm một cách cứng nhắc, đây rõ ràng cho thấy không phải là tự nguyện tiêm vắc-xin, mà là biến tướng thành cưỡng chế tiêm. Nếu không tiêm tương lai liệu có phải sẽ có nhiều nơi hơn nữa không thể đến, có hạn chế nhiều hơn nữa? Nếu là như thế thì có khác nào cưỡng chế tiêm vắc-xin?”

“Đến hiện nay vẫn còn thực hiện chính sách này, sự tiến bộ của nhân loại thể hiện ở đâu?”, “Kiến nghị trực tiếp lập pháp, đơn giản hơn, không tiêm vắc-xin thì bắn chết cho rồi.”

“Thật quá thất vọng đối với loại chính sách cứng nhắc này.”

“Thật quá đáng!”

“Điều này đã vi phạm tuyên bố tự nguyện tiêm ban đầu.”

“Tiêm một mũi xong, tác dụng phụ lớn, mấy tháng vẫn chưa khỏi.”

“Rõ ràng là có biện pháp tốt hơn, vì sao lại dùng cách này, hạn chế như thế này sẽ khiến cho người ta phản cảm.”

“Dự đoán thông cáo này vừa đưa ra, bệnh viện lại có biển người xếp hàng chờ tiêm vắc-xin.”

“Tỉnh nào làm tỉnh đó, thông tin không kết nối với nhau.”

“Chính sách kỳ thị.”

“Dựa vào đâu để không cho người ta vào!? Quy định này là vi phạm pháp luật!”.                                                                                                                                  

Giáo sư Lý Tây Đàm, thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia – Đại học Chính trị Đài Loan từng nói với Epoch Times rằng cái cớ lợi ích cộng đồng này là do bản chất chuyên chế của ĐCSTQ quyết định, trong khi quốc gia tự do sẽ không làm thế. 

Ông Lý Tây Đàm cho rằng tiêm vắc-xin không thể quy định cưỡng chế giống như đeo khẩu trang. “Cưỡng chế đeo khẩu trang, một là có thể bảo vệ bản thân, hai là khẩu trang không có tác dụng phụ, không có nguy hại và đe dọa tới cá nhân. Còn vắc-xin thì không thể đảm bảo tính an toàn. Nếu có người cho rằng tiêm vắc-xin sẽ có nguy hiểm tử vong hoặc cơ thể rất tốt hoặc đã bị bệnh nào đó, vậy thì vì sao phải mạo hiểm tiêm vắc-xin, dựa vào đâu để cưỡng chế tiêm?”

Trong khi đó, vắc-xin của Trung Quốc có tính an toàn và hiệu quả thấp, đến nay vẫn luôn bị ngoại giới lên án. 

Hứa Mộng Nhi, Epoch Times

Xem thêm: