Vài ngày trước, một đoạn video ghi lại cảnh một chiếc ô tô bốc cháy trong đường hầm Vành đai Thượng Hải đã lan truyền trên mạng Internet. Một người phụ nữ bị nghi mắc kẹt trong chiếc ô tô đang bốc cháy đang la hét không ngừng. Tuy nhiên, những người chứng kiến không một ai đến giải cứu cho đến khi tiếng la hét tắt lịm.

p2961161a217557411
Một chiếc ô tô bốc cháy trong đường hầm Vành đai Thượng Hải. Một người phụ nữ bị nghi bị mắc kẹt trong xe đang la hét nhưng không ai đến giải cứu (Ảnh chụp màn hình video)

Sự thờ ơ của những người qua đường và việc thấy chết mà không cứu đã khiến cư dân mạng tranh luận sôi nổi: “Tất cả mọi người có mặt tại hiện trường đều là kẻ sát nhân! Tiếng khóc thảm thiết này sẽ là cơn ác mộng theo họ suốt đời!”; “Ở một đất nước do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cai trị, luật pháp sẽ trừng phạt những kẻ thực thi công lý. Sẽ không có gì khó hiểu khi tất cả mọi người đều e dè trước một nền luật pháp độc ác như vậy, thật đáng buồn!”.

Ngày 25/6, một đoạn video đã được lan truyền trên mạng xã hội Twitter ở nước ngoài. Theo cư dân mạng, tối ngày 24/6, một chiếc ô tô bất ngờ bốc cháy vì lý do nào đó trong đường hầm Vành đai Thượng Hải. Người ta nghi ngờ rằng một phụ nữ bị mắc kẹt trong chiếc xe đang bốc cháy và không ngừng la hét. Nhiều xe đi qua dừng lại để xem hoặc quay video, nhưng không một ai tiến đến dập lửa và giải cứu những người mắc kẹt cho đến khi tiếng la hét tắt lịm …

Theo video, một chiếc ô tô bốc cháy ngùn ngụt, toàn bộ chiếc xe đã bị ngọn lửa nuốt chửng. Tiếng hét xé lòng của một người phụ nữ trong ô tô vang lên. Cách đó không xa nhiều chiếc xe dừng lại xem nhưng không ai tới giải cứu.

Cư dân mạng đã để lại lời than thở ở phía dưới của video: “Thảm quá, cô ấy bị thiêu sống rồi. Chuẩn mực đạo đức quá thấp, lối nghĩ việc này không liên quan gì đến bản thân mình đã trở thành chuyện bình thường. Một dân tộc không có tín ngưỡng là đây! Buồn thay.”; “Chẳng phải ai cũng có bình chữa cháy trong xe hay sao? Nhiều xe như vậy cùng nhau dập lửa, thì chẳng đến nỗi có người bị chết cháy phải không? Dẫu biết một bình cứu hỏa nhỏ cũng chẳng ích gì, những tôi vẫn sẽ đi, để có thể kê cao gối ngủ ngon giấc. Những người này đã nghĩ gì nhỉ!”

Một cư dân mạng trên Weibo cho biết: “Tất cả chúng ta đang phải trả giá cho việc đạo đức xã hội bị phá hủy. Từ một cụ già vấp ngã nhưng không ai đỡ cụ dậy, đến việc cổ vũ cho người khác mau nhảy lầu tự tử, đến việc giành giật vật tư từ một chiếc xe bị lật và thấy chết mà không cứu… Chúng ta thờ ơ thấy chết mà không cứu thì cũng sẽ gặp quả báo từ sự bàng quan của người khác, trở thành nạn nhân mà không được cứu giúp.”

Tuy nhiên, một số cư dân mạng nói rằng chỉ cần bạn nghĩ đến logic pháp luật của Trung Quốc: “Không phải bạn châm lửa, tại sao bạn lại muốn cứu?”; “Hãy tham khảo vụ án Bành Vũ ở Nam Kinh. Tại sao? Bởi vì cộng sản Trung Quốc sợ sự đùm bọc, đoàn kết giữa người dân. Đây là một trong những kiểu ngu dân. Vì vậy, người dân cả nước ắt sẽ gặp đại nạn.”; “Sau vụ án Bành Vũ ở Nam Kinh, mấy ngày trước chẳng phải cũng có một người đàn ông đã cứu một cụ già phải tự sát đó sao? Bài học bi thảm đến vậy nên không thể trách những người bình thường được.”

Những năm gần đây, nhiều vụ việc như trên đã khơi dậy một câu hỏi. Tại sao những người sống ở Trung Quốc Đại Lục lại thấy chết không cứu, không muốn trợ giúp người khác một tay?

Một trường hợp điển hình hơn là “Sự kiện Tiểu Duyệt Duyệt” từng gây chấn động cả trong và ngoài nước. Vụ việc xảy ra vào năm 2011. Tiểu Duyệt Duyệt, một bé gái 2 tuổi, bị hai chiếc ô tô chạy trên lề đường Phật Sơn, lần lượt chèn qua. Lúc đó không ai trong số 18 người qua đường chìa tay ra giúp đỡ em. Điều này đã khiến Tiểu Duyệt Duyệt thiệt mạng dẫu cuối cùng em cũng được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Vụ án Bành Vũ cũng đã gây tranh cãi lớn. Năm 2006, một bà lão ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, bị ngã ở bến xe buýt. Bành Vũ đã bước tới đỡ bà cụ đứng lên. Nhưng sau đó bà lão lại cho rằng Bành Vũ đã xô ngã bà và yêu cầu anh phải bồi thường. Cuối cùng, việc này đã được đưa ra tòa.

Dựa trên phân tích về “kinh nghiệm sống hàng ngày” “lý luận xã hội”, thẩm phán tuyên bố Bành Vũ “nếu làm điều tốt vì dũng cảm trượng nghĩa, thì cách tiếp cận thực tế hơn lẽ ra nên là bắt kẻ đã xô ngã nguyên đơn, chứ không phải chỉ đỡ bà cụ đứng dậy vì lòng tốt.” Cuối cùng, thẩm phán đã phán quyết Bành Vũ phải bồi thường 45.000 nhân dân tệ (khoảng 160 triệu VNĐ).

Kể từ đó, ở Trung Quốc Đại Lục liên tiếp xảy ra những trường hợp các cụ già ngã xuống đất mà không ai dám đỡ dậy. Thế giới bên ngoài nói chung đổ lỗi cho những bi kịch như vậy là do “Vụ án Bành Vũ” ở Nam Kinh.

Nhiều cư dân mạng cho rằng việc thấy chết không cứu xuất phát từ sự chưa hoàn thiện và bóp méo luật pháp của Trung Quốc (ĐCSTQ). Không những Trung Quốc không có “Luật tốt đẹp của người Samari” bảo vệ những người dũng cảm trượng nghĩa, mà các thẩm phán cũng có xu hướng đàn áp những người có hành động dũng cảm.

Đồng thời, một số nhà phê bình tin rằng ngoài vụ án Bành Vũ tại Nam Kinh, nền giáo dục nhân văn và môi trường xã hội của Trung Quốc đã khiến mọi người tránh xa những hành động dũng cảm trượng nghĩa. “Họ được giáo dục từ nhỏ rằng không được tự cao, không được dũng cảm, và càng không được tin người lạ. Dù nhà của mình bị người lạ đập phá, vợ hay chồng mình bị người lạ lôi đi phá thai hay triệt sản, họ cũng đều không dám phản kháng.”

Nhà văn Kinh Sở, một người bất đồng chính kiến ​​trên Internet, cũng chỉ ra rằng nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng đạo đức ở Trung Quốc là do chế độ độc tài của ĐCSTQ. Sau khi ĐCSTQ thành lập, “ĐCSTQ tuyệt đối không khởi xướng nhân tính, mà khởi xướng thú tính.” Điều này đã xóa sổ những giá trị về lòng dũng cảm trượng nghĩa và xả thân vì lòng nhân trong nền văn minh truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa.

Văn Lệ, Vision Times

Xem thêm: