Gần đây, phía Trung Quốc liên tiếp tung tin “vật thể bay không xác định” được phát hiện ở nhiều nơi như Sơn Đông, Thâm Quyến, Hắc Long Giang, v.v., bị cư dân mạng chế giễu là “bịa đặt”. Washington Post tiết lộ ĐCSTQ từ lâu đã đầu tư và nghiên cứu rất nhiều loại công cụ do thám kiểu khinh khí cầu, đồng thời cho các cơ quan công an sử dụng để tiến hành giám sát “duy trì ổn định” ở Tân Cương, các khu vực miền núi xa xôi và thậm chí cả Thượng Hải.

shutterstock 2261623275
(Ảnh minh họa: Broadcast Media/ Shutterstock)

Thạch Gia Trang chỉ thấy máy bay quân sự chứ không thấy khí cầu, dư luận xôn xao

Sự kiện ĐCSTQ “phát hiện khí cầu” tại sân bay Thạch Gia Trang tiếp tục sôi sục, nhưng đến nay chính quyền vẫn chưa công bố hình ảnh về khinh khí cầu. Trưa ngày 16/2, sân bay Thạch Gia Trang tạm thời đóng cửa khiến nhiều chuyến bay từ nhiều nơi đến đây phải chuyển hướng đi nơi khác. Sân bay cho biết điều này là do không phận của Sân bay Quốc tế Chính Định (Zhengding) Thạch Gia Trang đã bị chiếm dụng, dẫn đến việc kiểm soát bầu trời tạm thời. Cục Hàng không Dân dụng Hoa Bắc nhấn mạnh, nguyên nhân là vì một khinh khí cầu.

Tuy nhiên, một số cư dân mạng đã đăng tải hình ảnh cho thấy máy bay quân sự bay trên không nhưng không thấy khinh khí cầu. Hơn 2 giờ sau, cơ quan chức năng thông báo sân bay “đã hoạt động bình thường trở lại”, nhưng không giải thích kết quả xử lý việc phát hiện ra khinh khí cầu. Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi: “Tại sao không thấy khí cầu, ngay cả một bức ảnh cũng không có”. Cũng có người chế giễu rằng “kỹ năng diễn xuất rất giống thật”.

Screen Shot 2023 02 19 at 7.17.39 AM
Thông tin liên quan đến Thạch Gia Trang đã nhanh chóng đứng đầu tìm kiếm nóng trên Weib0. (Ảnh chụp màn hình MXH)

Về cái gọi là sự kiện khinh khí cầu này, ông Vương Chính (Wang Zheng), một người làm truyền thông từ Thạch Gia Trang, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng ông nghĩ đó là một vở kịch dành cho khán giả trong nước. Ông không tin rằng có khí cầu bay trên bầu trời Thạch Gia Trang, điều này chỉ để chứng tỏ rằng Trung Quốc là nạn nhân của “khinh khí cầu gián điệp”: “Hiện giờ tất cả các nước đang bắt đầu chơi những quả khí cầu như thế này. Nhật Bản đã phát hiện ra khí cầu cách đây ba năm. Giờ đây, Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đánh lừa người dân thường. Họ không nói (những quả bóng bay) đến từ đâu, và cũng không nói là quốc gia nào, để làm cho những người thiếu suy nghĩ này ghét nước Mỹ.”

Trong 2 tuần qua, Lực lượng Không quân Mỹ đã bắn rụng khinh khí cầu của Trung Quốc đi vào không phận Mỹ và Canada. Vào thời điểm này, phía Trung Quốc cũng lần lượt tung tin “vật thể bay không xác định” được phát hiện ở nhiều nơi như Sơn Đông, Thâm Quyến, Hắc Long Giang, v.v. Và thứ được tìm thấy ở Thạch Gia Trang chắc chắn là “khí cầu”. Điều này không khỏi khiến dư luận Trung Quốc mơ tưởng, tranh luận không nguôi.

Người dân kêu gọi chính phủ công khai hình ảnh khí cầu

“Để ổn định chính quyền của bản thân họ, họ phải bịa ra một số câu chuyện. Để mọi người nghĩ rằng một trong những kẻ thù của chúng ta là nước Mỹ, có một kẻ địch chính là Nhật Bản. Về cơ bản thì chính là hành vi tự bịa đặt, tự biên tự diễn,” ông  Vương Chính nói.

Ngày 11/2, Cục Phát triển Đại dương của huyện Tức Mặc (Jimo), tỉnh Sơn Đông bất ngờ thông báo đã phát hiện một “UFO” ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Sơn Đông và “chuẩn bị bắn hạ”, nhưng sau đó không còn công bố thông tin liên quan, ngoại giới cũng không biết “vật thể bay không xác định” này rốt cuộc đến từ đâu.

Một số cư dân mạng tinh mắt đã phát hiện ra rằng cái gọi là “vật thể bay không xác định” chính thức là một quả khinh khí cầu đã xuất hiện tại Triển lãm hàng không Chu Hải vài năm trước, và cả hai “trông giống hệt nhau”.

Ngoài Sơn Đông ra, nhiều nơi ở Đại Lục vẫn báo cáo về “vật thể bay không xác định” duy trì ở nước ngoài, truyền thông Đại Lục cũng đưa tin 3 “UFO” xuất hiện ở Thâm Quyến, Quảng Đông vào ngày 12/2; lúc 5h chiều ngày 13/2, nhiều cư dân mạng ở Hắc Long Giang tuyên bố đã nhìn thấy “UFO“; thành phố Tuyên Thành tỉnh An Huy cũng đã tìm thấy “UFO” trên bầu trời.

Về vấn đề này, cư dân mạng không khỏi đùa vui: “Tại sao lại có nhiều ‘UFO’ đột nhiên xuất hiện trên bầu trời Trung Quốc”, “…Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm, Thâm Quyến, Sơn Đông, thật phấn khích!”; “Không phải là tự biên tự diễn chứ?”

Thử nghiệm với chính mình người dân của mình?

Washington Post đưa tin hôm 16/2 rằng rất lâu trước khi khinh khí cầu do thám của ĐCSTQ xâm phạm không phận Mỹ, ĐCSTQ đã đầu tư và nghiên cứu công cụ do thám đã tồn tại hơn 100 năm, ít được người ta chú ý đến này. Và các cơ quan công an từ lâu đã bắt đầu sử dụng những khinh khí cầu tầm cao này để tiến hành giám sát “duy trì ổn định” ở những nơi như Tân Cương, vùng núi xa xôi và thậm chí cả Triển lãm Thế giới Thượng Hải.

Báo cáo chỉ ra rằng vào năm 2017, Văn phòng Công an Bắc Kinh đã cử hơn 30 sĩ quan cảnh sát đến thăm một trung tâm nghiên cứu khinh khí cầu do Chính phủ hỗ trợ, đồng thời thảo luận về cách sử dụng những thiết bị bay này trên “tiền tuyến”. Trên thực tế, trong 40 năm qua, ĐCSTQ đã trở thành “người dẫn đầu” về khinh khí cầu tầm cao, phát triển các thiết bị bay khác nhau để thu thập dữ liệu thời tiết hoặc phóng tên lửa, và “Trung tâm nghiên cứu phương tiện khinh khí cầu” của Viện Khoa học Trung Quốc chính là đơn vị cốt lõi phát triển dự án.

Dữ liệu cho thấy từ tháng 11/2008, ông Khương Lỗ Hoa (Jiang Luhua), một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khinh khí cầu của Viện Quang điện tử, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đã kêu gọi Chính phủ phát triển khí cầu bao gồm khí cầu tầng bình lưu và khí cầu tầm cao, để nắm bắt tầng bình lưu, nơi vẫn còn là một khu vực “chân không”. Ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tin tức Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh rằng, “khí cầu cố định ở độ cao tầng bình lưu đã trở thành một ‘vũ khí bí mật’ mà các quốc gia trên thế giới đang cạnh tranh để phát triển.”

Cho đến nay, trung tâm nghiên cứu đã tiến hành hơn 200 thí nghiệm khinh khí cầu. Người ta nói rằng hầu hết trong số đó là ở các tỉnh thành như Bắc Kinh và Sơn Đông. Đường bay trải dài trên các khu vực sa mạc của Nội Mông, Tây Tạng, Thanh Hải và đảo Hải Nam. Mục tiêu là một ngày nào đó có thể thiết lập một căn cứ khinh khí cầu tầm cao ở Nam Cực, và phát triển một khinh khí cầu có thể chở tải trọng 2,5 tấn.