Gần đây, có thông tin cho rằng nhiều nơi ở Trung Quốc đang thực hiện tiêm chủng bắt buộc. Hôm 24/3, cộng đồng mạng Trung Quốc lại dấy lên tranh luận khi có chuyên gia cho biết vấn đề nhiều người sợ tiêm vắc-xin không phải vì vắc-xin, mà đó là bản tính con người.

IMG 6250 600x400 1
Gần đây có thông tin rằng chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc thực hiện tiêm phòng vắc-xin bắt buộc (Ảnh chụp màn hình video)

Thực hiện tiêm phòng bắt buộc để hoàn thành chỉ tiêu?

Ngày 23/3, một bản tin của Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn lời người dân từ nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục cho biết vì lo ngại về tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19 nên nhiều người đã từ chối tiêm vắc-xin của các hãng dược trong nước, trước thực tế đó giới chức nhiều địa phương bắt đầu thực hiện tiêm phòng vắc-xin bắt buộc để hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao phó.

Ông Cao (Gao), một người dân Vũ Hán, tiết lộ vấn đề cơ quan chức năng  đang thúc đẩy tiêm phòng đối với các cơ quan chính quyền, hệ thống xe buýt và hệ thống taxi trên toàn Vũ Hán. “Thường là hai lần tiêm, bây giờ bắt buộc (tiêm chủng) là khá rõ ràng”, ông nói.

Bà Tống (Song), một cư dân ở Đại Hưng (Bắc Kinh) đã lên tiếng tức giận rằng cách đây một tháng, ủy ban khu vực đã buộc người dân phải tiêm phòng để hoàn thành chỉ tiêu: “Tất cả các cơ quan tổ chức bắt buộc phải tiêm phòng, ai  không tiêm không được đi làm, chúng tôi cũng bị buộc phải tiêm, bất kể tuổi tác. Hôm qua một cư dân mạng đã nói với tôi rằng nếu ai không tiêm vắc-xin thì không được đi làm. Lãnh đạo các cơ quan không tiêm phòng, điều tốt nhưng tại sao họ không tiêm? Đơn vị nào tiêm phòng nhiều hơn sẽ được thưởng, lấy số lượng để có tiền thưởng, coi con người như động vật à?”

Thông tin cho thấy đã có nhiều sự cố không hay xảy ra liên quan vắc-xin Trung Quốc sản xuất. Ví như trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng của người dân trong nước sau khi tiêm vắc-xin như bị phát ban, sốt, đau đầu… Ngoài ra, có thể thấy như gầy đây một số trường hợp xảy ra tại Hồng Kông sau khi tiêm vắc-xin Sinovac (có 10 trường hợp tử vong, nôn mửa, 8 trường hợp liệt mặt). Chính vấn đề an toàn và hiệu quả của vắc-xin trong nước là lý do khiến người dân Trung Quốc không muốn tiêm. Ví dụ, vào ngày 20 tháng này, Văn phòng Thủ tướng Pakistan thông báo rằng Thủ tướng Imran Khan đã dương tính với COVID-19, trong khi mới đó vào ngày 18/3, ông vừa được tiêm vắc-xin Trung Quốc.

Ông Trần (Chen) ở Quảng Đông cho biết, lý do khiến ông chậm trễ tiêm vắc-xin cũng vì lo ngại về độ an toàn của vắc-xin: “Nhiều người không tin vào độ an toàn của vắc-xin trong nước. Hơn chục năm qua đã có rất nhiều nạn nhân của vắc-xin trong nước, đặc biệt là trẻ em. Mọi người không tin được vắc-xin trong nước nên tôi vẫn chưa đi tiêm”. Đồng thời, ông cũng tiết lộ rằng, “Người trong bộ máy hoặc biên chế ở đơn vị sự nghiệp nhà nước đều đã tiêm phòng, vì họ đều bị ép buộc”.

Bà Vương (Wang) đến từ Chiết Giang tiết lộ, do nhiều người không chịu tiêm nên nhà chức trách đã yêu cầu tất cả mọi người phải tiêm: “Các doanh nghiệp và cơ sở đều bị giao chỉ tiêu, nhưng mọi người đều nghi ngờ”. Bà Vương nói, “Hai hôm trước tiêm cho một cậu ở độ tuổi 20 và cậu ấy hôn mê hơn một tuần chưa tỉnh”. Bà cũng chỉ ra hai trường hợp gần nhất bị nhiễm COVID-19 ngay sau khi mới tiêm vắc-xin: một là bác sĩ ở quận Tây An, hai là trường hợp người ở Hồng Kông. Những trường hợp như vậy khiến người ta lo ngại tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin trong nước.

Một số cư dân mạng Trung Quốc cũng chia sẻ thực trạng đơn vị của họ đã bắt đầu triển khai tiêm chủng bắt buộc: “Chúng tôi bị buộc phải tiêm, vấn đề này được đưa vào đánh giá cuối năm”.

Cư dân mạng phản bác tuyên bố sợ tiêm chủng là do bản tính

Sáng ngày 24/3, ông Trương Văn Hồng – Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn Thượng Hải, đã phân tích tâm lý vấn đề người dân không muốn tiêm chủng vắc-xin, cho biết “Đây không phải là vấn đề vắc-xin, mà là vấn đề bản chất con người”. Chuyên gia này chỉ thêm rằng, “Nhiều thứ khi người ta không thể có được thì người ta luôn rất thất vọng; nhưng khi người ta có được, đặc biệt là miễn phí, người ta lại cảnh giác: tại sao họ lại muốn cho không?”

Phát biểu của ông Trương Văn Hồng đã nhanh chóng được tìm kiếm nóng trên Weibo.

p2904271a622915294
Ông Trương Văn Hồng của Khoa Bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn Thượng Hải cho rằng nỗi sợ tiêm vắc-xin là vấn đề bản tính con người (Nguồn: Weibo)

Có những cư dân mạng đồng tình với nhận định của ông Trương Văn Hồng, nhưng đồng thời cũng có đông đảo cư dân mạng phản bác lại, cho rằng vấn đề tiêm phòng phải là tự nguyện, không nên quy kết thành vấn đề về bản chất con người:

“Xem vấn đề là do bản chất con người có giúp gì trong nâng cao tỷ lệ tiêm chủng?”

“Vấn đề tiêm hay không là tự nguyện, không nên quy kết về mặt đạo đức hay là do bản chất con người.”

“Điều đó không phải do bản chất gì cả, chẳng qua lo ngại tác dụng phụ”.

“Tiêm vắc-xin mà xảy ra vấn đề gì thì người tiêm phải chịu, vì vậy cần xuất phát từ tự nguyện, rõ ràng nhà nước đã tuyên bố đó là vấn đề tự nguyện, nhưng bây giờ không tiêm lại bị lên án!”…

Người Trung Quốc không tin vắc-xin trong nước

Ngày 3/3 ông Quách Vệ Dân (Guo Weimin), người phát ngôn của Hội nghị lần 4 Chính hiệp Trung Quốc khóa 13, cho biết rằng tính đến cuối tháng Hai, Trung Quốc đã tiêm hơn 52 triệu liều vắc-xin COVID-19, chỉ đứng sau Mỹ, nhưng nếu tính dựa trên 1,4 tỷ dân của Trung Quốc thì tỷ lệ tiêm chủng vẫn chưa đến 4%.

Còn trong một bài báo đăng trên trang Financial Times tiếng Trung, ông Tổng thư ký Tào Tân (Cao Xin) của Trung tâm Nghiên cứu ​​Công luận Quốc tế thuộc Viện Chahar, đã phân tích rằng ở châu Âu và Mỹ cũng có những người không muốn tiêm vắc-xin, nhưng tỷ lệ 4% ở Trung Quốc là thấp hơn đáng kể, đáng chú ý là tình trạng “những người càng hiểu biết và có kinh nghiệm thì càng không muốn tiêm” cho thấy người dân nghi ngờ về vắc-xin Trung Quốc.

Ngoài ra, thông tin cho biết các cuộc điều tra trước đây về tiêm chủng do cơ quan chức năng Trung Quốc thực hiện cho thấy người dân thường từ chối tiêm chủng vì họ không tin tưởng vào vắc-xin trong nước:

– Cuối tháng 11 năm ngoái, thành phố Thượng Hải đã có thông báo khẩn, yêu cầu các bệnh viện thành phố tiến hành điều tra kỹ lưỡng và thu thập thông tin về giới y bác sĩ sẵn sàng đăng ký tiêm chủng, kết quả trong giới y tế của Thượng Hải có hơn 90% nhân viên y tế đã từ chối tiêm chủng vì thiếu tin tưởng vào vắc-xin trong nước.

– Cuối tháng 12 năm ngoái, Ban chỉ huy Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Trấn Giang của tỉnh Giang Tô đã ban hành “Thông báo khẩn cấp Việc thực hiện điều tra bổ sung về tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cho các nhóm người trọng điểm”… Kết quả cho thấy không có người nào đăng ký tiêm chủng.

Do phổ biến tình trạng công chúng không muốn tiêm chủng vắc-xin sản xuất trong nước, ngày 10/3, một số tổ chức truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng Bắc Kinh đã triển khai dịch vụ tiêm chủng tận nhà. Một số công ty ở quận Tây Thành – Bắc Kinh thậm chí còn coi việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19 như nhiệm vụ chính trị, bắt buộc thực hiện.

Thực tế đó khiến chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc noi theo triển khai việc tiêm chủng bắt buộc. 

Văn Lệ, Vision Times

Xem thêm: