Vào dịp Tết Dương lịch, dịch viêm phổi Vũ Hán đã bùng phát ở nhiều nơi tại Trung Quốc Đại Lục. Nhằm ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt, khiến người dân gần như suy sụp trước áp lực kép của dịch bệnh và việc bị kiểm soát chặt chẽ. 

Van hong
Ông Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) – Chủ nhiệm Khoa Bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn thuộc Đại học Phúc Đán (Ảnh: chụp màn hình video)

Tháng 7 năm ngoái, một đoạn video về bài phát biểu của ông Trương Văn Hồng tại cuộc họp về phòng chống dịch bệnh vào mùa Thu và mùa Đông đã gây được tiếng vang và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Mới đây, một số cư dân mạng đã lật lại đoạn video này và cho rằng những gì được nói trong đó quả thực chính là nguyện vọng của người dân.

Trong video dài khoảng 1 phút này, ông Trương Văn Hồng ám chỉ chính sách phòng chống dịch bệnh của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khiến người dân lo lắng. Ông cho biết, số ca lây nhiễm ở Mỹ gấp 7.000 lần Trung Quốc mỗi ngày, nếu chia bình quân đầu người sẽ gấp 35.000 Trung Quốc, nhưng “cuộc sống của người dân Mỹ vẫn như một bông hoa, ở đó họ cũng không phải lo lắng.” Ông nhấn mạnh rằng lẽ ra những người lo lắng trước dịch bệnh nên là “Hệ thống phòng chống dịch, các bác sĩ, bệnh viện của chúng ta và hệ thống y tế công cộng của chúng ta. Chúng ta phải cảnh giác cao độ về điều này.” Cuối cùng, ông chỉ ra rằng người dân Trung Quốc “lẽ ra thực sự đã có thể trở lại cuộc sống bình thường trong điều kiện vệ sinh cá nhân tốt. Nếu vẫn không trở lại nhịp sống bình thường cuối cùng sẽ khiến mọi người suy sụp tinh thần.”

 

Ông Tần Bằng, một chuyên gia về các vấn đề chính trị và kinh tế ở Trung Quốc, cho biết bề ngoài ông Trương Văn Hồng nói rằng điều duy nhất nên lo lắng là hệ thống phòng chống dịch bệnh và các y bác sĩ, những người khác nên thư giãn một chút và sống bình thường, nếu không, việc lo lắng thái quá có thể sẽ khiến tinh thần suy sụp. Nhưng kỳ thực, có lẽ ông đang “ngấm ngầm chỉ trích ĐCSTQ vì cách làm không đúng đắn”.

Ông Tần Bằng giải thích thêm: “Ở Trung Quốc, người dân bình thường có xu hướng lo lắng khi đối mặt với những thảm họa như thế này. Một mặt là vì họ không thể có được thông tin chân thực. Các kênh truyền thông thường nằm dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, vì vậy mọi người cảm thấy bất an. Mặt khác mỗi lần giới chức tạo ra sự căng thẳng, họ thích tham gia vào việc phòng chống dịch bệnh quá mức. Họ thường bịt kín, khóa và hàn cửa, khiến những người bị phong tỏa tự sinh tự diệt, nhu yếu phẩm sinh hoạt không được đảm bảo. Phòng dịch như vậy chính là hành hạ người khác, thậm chí là coi mạng người như cỏ rác.”

Thảm kịch được lặp lại bởi chính sách phòng chống dịch

Khi dịch viêm phổi Vũ Hán đang tái hoành hành tại Trung Quốc, do các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nghiêm ngặt được chính quyền áp dụng, người dân bị áp lực và tuyệt vọng, suy sụp tinh thần, những vụ tự tử thường xuyên xảy ra. Thậm chí có những thảm kịch trong đó những tình nguyện viên tham gia phòng dịch cũng bị giết bởi những người dân địa phương bất mãn với việc kiểm soát dịch.

Ngày 25/1/2021, một phụ nữ trung niên đã nhảy khỏi tầng 10 trong một tòa nhà chung cư ở thành phố Thông Hoa và nằm bất động cách cửa tòa nhà không xa.

Một đoạn video được cư dân mạng đăng tải cho thấy vào ngày 28/1/2021, một người dân ở quận Vọng Khuê, thành phố Tuy Hóa đã tự tử bằng cách nhảy từ một tòa nhà xuống và nằm sấp giữa lối đi. Được biết hộp sọ của anh ấy bị vỡ và anh ấy đã chết ngay tại chỗ.

Tại quận Vọng Khuê, thành phố Tuy Hóa, Hắc Long Giang, một người khác hoảng loạn vào ngày 28/1/2021.

Ngoài ra, một số cư dân mạng cho biết vào đầu ngày 20/1, một người dân đã tự tử tại ngôi nhà Hồng Thuận, quận Tuy Lăng, thành phố Tuy Hóa. Ngày 21/1, một người dân tại khu dân cư Bảo Đỉnh, thành phố Hải Luân, Tuy Hóa, Hắc Long Giang đã treo cổ tự vẫn trên xà ngang trước nhà mình. Địa phương này cũng là khu vực ổ dịch đã bị phong tỏa nghiêm trọng.

Trưa ngày 3/2, một vụ án đẫm máu đã xảy ra tại khu dân cư Khang Lạc Gia Viên, quận Hao Lan, Cáp Nhĩ Tân. Tình nguyện viên họ Trương của khu dân cư đã bị một cư dân họ Trần tại đây đâm bằng dao và tử vong.

Khu dân cư Khang Lạc Gia Viên, quận Hao Lan, thành phố Cáp Nhĩ Tân phong tỏa quá lâu, một cư dân đã đâm chết tình nguyện viên vào ngày 3/2/ 2021.

Ngoài ra, người dân từ nhiều nơi đã đăng những lời phàn nàn trên mạng. Chẳng hạn như việc bùng phát dịch bệnh ở quận Đại Hưng, Bắc Kinh và việc nâng khu dân cư Dung Hối trên phố Thiên Cung Viện thành khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao, đồng thời phong tỏa nhiều khu dân cư xung quanh. Nhưng giới chức không có bất kỳ lời giải thích nào về việc phong tỏa các khu dân cư này, việc hỏi ý kiến người dân cũng rất mơ hồ.

Một người dân địa phương đã gào thét trên Weibo: “Khi nào thì bỏ phong tỏa? Khi nào thì bỏ phong tỏa? Khi nào thì bỏ phong tỏa? Ủy ban khu phố không nói một lời. Gọi 12345 không ai nghe. Trung tâm phòng chống dịch bệnh Đại Hưng nói đợi xin chỉ thị của cấp trên. Các bạn ơi, ngày mai những người bị cách ly tập trung sẽ về nhà. Lẽ nào chúng ta lại đi cùng họ 14 ngày nữa? Người dân khu Thiên Cung Viện không phải đón Tết ư? Không cho đi làm, không bỏ phong tỏa thì uống gió Tây Bắc mà sống à?”

p2876021a222525766
Người dân bất bình trước các biện pháp phòng chống dịch của nhà chức trách, đã lên mạng Internet gào thét (Ảnh: Weibo)

Người dân từ tỉnh Hà Bắc ở khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt dịch này phàn nàn: “Mặc dù quận Cảo Thành đã được giảm xuống mức nguy cơ trung bình, nhưng hôm nay chúng tôi đã xét nghiệm axit nucleic lần thứ 11. Chính quyền thành phố nói rằng cuộc sống bình thường sẽ được khôi phục một cách có trật tự. Hôm nay, ban quản lý địa phương xuất sắc của chúng tôi đã cấp giấy thông hành và mỗi hộ gia đình chỉ có thể ra vào mỗi ngày một lần. Nhà tôi có 5 người và tôi chỉ có 0,2 nhân quyền cá nhân. Tầng tầng mật mã, các nguồn lực phòng chống dịch đã bị lãng phí.”

Còn có một lượng lớn người dân ở quận Cảo Thành hoài nghi khi mức độ rủi ro đã được hạ xuống, nhưng việc kiểm soát lại được siết chặt. Một số người cũng vạch trần sự hỗn loạn của việc quản lý khép kín và sự suy sụp của người dân:

“Khi nào thì bỏ phong tỏa! Người dân Cảo Thành chúng ta không xứng đáng ăn Tết ư! Điều chỉnh rủi ro có ý nghĩa gì!”

“Giảm rủi ro có ích gì? Cần phong tỏa thì cứ tiếp tục phong tỏa! … Tưởng rằng sẽ được bỏ phong tỏa trước Tết, ai dè còn siết chặt hơn! Trước đó, quận Khâu Đầu bên cạnh đã được gỡ phong tỏa, nghe nói lại bị phong tỏa vì Tết rồi! Quận Cảo Nam không muốn như vậy nữa. Tết không còn vị gì nữa. Những ngày lẽ ra được đoàn tụ cũng không thể đoàn tụ được nữa. Bên trên chắc có chút thay đổi nhân sự! Thực sự bái phục các vị!”

“Vì luôn không thể đi làm, tôi đã bị cho nghỉ việc. Một tháng trở lại đây, tôi đã nhìn thấy quá nhiều sự phẫn nộ và suy sụp, vật vã và gào thét.”

Những tình huống và thảm kịch nêu trên chỉ là một phần của sự hỗn loạn dưới trong dịch bệnh, và chúng đã được dàn dựng vào đầu năm ngoái khi dịch viêm phổi Vũ Hán trở nên nghiêm trọng. Sau khi dịch bùng phát ở nhiều khu vực khác nhau tại Trung Quốc, chúng lại tiếp tục tái diễn.

Trần Thanh (bút danh) đến từ Hồ Bắc, người đã chứng kiến ​​đợt bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán năm ngoái, nói rằng chính sách phòng chống dịch bệnh của ĐCSTQ không phải để kiểm soát dịch bệnh, mà là kiểm soát con người, kiểm soát người dân. Nếu thực sự khống chế được dịch thì ít nhất cũng không ảnh hưởng đến đời sống cơ bản của người dân.

Ông Tần Bằng cũng chỉ ra rằng: “Nếu thông tin minh bạch, người dân được phép giúp đỡ lẫn nhau và dịch bệnh được ngăn chặn một cách khoa học, thì người Trung Quốc sẽ giống như ông Trương Văn Hồng đã nói, ngay cả khi dịch bệnh nghiêm trọng, chúng ta cũng sẽ ‘sống như một bông hoa’.”

Văn Lệ, Vision Times

Xem thêm: