Có vẻ như độ nóng của thảm họa lũ lụt ở Hà Nam đã hoàn toàn biến mất. Tìm kiếm nóng trong 2 ngày gần đây trên mạng Trung Quốc Đại Lục đã được thay thế bởi Olympic. Điều này liệu có phải là Hà Nam đã khôi phục lại cảnh thịnh vượng, người Hà Nam đã nở nụ cười? Đương nhiên là không phải. Thực ra rất nhiều người Hà Nam bây giờ mới bắt đầu khóc.

Lũ lụt ở Hà Nam
(Nguồn: Ảnh ghép)

(1)

Tối qua có một độc giả người Hà Nam để lại tin nhắn cho tôi, rất đau lòng:

– Lang à, tôi vừa gọi điện cho người nhà, đang thấy buồn…

  – Lần trước gọi điện cho bố mẹ, họ vẫn còn vui vẻ vì may mắn sống sót sau thảm họa, vừa nãy gọi điện thoại thì bố mẹ cứ khóc, ao cá đầu tư hơn 200 nghìn tệ bị nước lũ nhấn chìm, cá đều chạy ra hết, không còn sót con nào. Ao cá đó là cuộc sống của cả gia đình, họ khóc quá, khuyên nhủ thế nào cũng không được.

  – Nhà bạn ở Hà Nam

  – Ừ.”

p2983297a235708892
(Nguồn: Tác giả cung cấp)

Tôi nghĩ, bố mẹ của độc giả này nên đại diện cho hoàn cảnh của nhiều người Hà Nam.

Khi tình cảnh nguy nan bất ngờ ập đến, mọi người chỉ còn cách chạy trốn, chỉ cần giữ được mạng thì coi như thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, là may mắn, có thể lấy câu “Tôi vẫn còn sống” làm tin vui và gửi nó cho người thân và bè bạn ở phương xa. Tuy nhiên, khi nước lũ rút đi, khi nhiệt huyết cảm động dần dần nguội lạnh, thì dáng vẻ sau khi cuộc sống bị phá hoại nghiêm trọng mới bắt đầu đâm vào tim gan. Cũng như bố mẹ của độc giả này, nếu giữ được mạng sống thì thế nào, ao cá của họ là công cụ kiếm sống của gia đình, không còn nữa thì những ngày sau đó sẽ ra sao?

(2)

Những ví dụ như thế này có quá nhiều.

Những cảnh dưới đây đã khiến nhiều người rất cảm động. Địa điểm là bên trong khách sạn ở Hoa viên Vương Phủ, thành phố Tân Hương, Hà Nam.

p2983298a324136243
(Nguồn: Tác giả cung cấp)

Chủ khách sạn này tên là Đoàn Hiểu Hiền, ông đã dừng hết việc kinh doanh của khách sạn, và dùng khách sạn để bố trí làm nơi ở cho những hương thân chịu thảm họa. Hành động hiệp nghĩa của ông đúng là khiến người ta khắc cốt ghi tâm. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết đó là trong trận lũ lụt lần này ông chủ Đoàn là người thiệt hại trầm trọng, ông có 7 khách sạn, đây là khách sạn duy nhất còn lại, 6 khách sạn khác đã bị nước lũ ập vào cuốn trôi mọi thứ.

Đừng nói cái gì như ‘con lươn chặt đi một khúc thì vẫn dài hơn con trạch’, nói như thế là không có lương tri, dù có là ông chủ lớn ngần nào đi nữa, sự nghiệp đột nhiên bị mất 6/7 thì sự đả kích là mang tính hủy diệt.

p2983299a809100558
(Nguồn: Tác giả cung cấp)

Nước mắt sau đó của ông đã nói với người thế gian, sự thống khổ mà lũ lụt mang lại chỉ vừa mới bắt đầu. 

(3)

Lũ lụt ập đến, thảm nhất đương nhiên là chủ của những cửa hàng, bởi vì ở tầng thấp nhất, nên bị nước lũ cuốn trôi nhanh nhất. Người phụ nữ dưới đây họ Bành, là một bà chủ một cửa hàng rượu, thuốc lá, kho hàng của cô bị nước lũ cuốn trôi 20.000 chai rượu. Khung cảnh cô quỳ xuống đất khóc một cách đau khổ van xin những người đã nhặt rượu của cô khiến người ta không chịu nổi:

p2983296a386254399
(Nguồn: Tác giả cung cấp)

Trạng thái khóc lóc của cô từng bị người ở địa phương công kích, nói rằng cô đã làm bại hoại tố chất của người Hà Nam.

Thực ra, điều này không hề liên quan đến vùng miền và tố chất, mà liên quan đến bản tính con người, ở đâu cũng có người tốt, người xấu. Sau khi cô quỳ xuống khóc, đúng là có một số người nhặt rượu của cô đã trả lại cho cô, nhưng cô tổn thất hơn 2 triệu tệ, đau khổ đến tột cùng cũng là sự thật. 

Điều mà người khác không biết, đó là sự thê thảm của cô còn khủng khiếp hơn so với những gì người ngoài nhìn thấy. Ngoại rượu, còn mất rất nhiều thuốc lá và những vật phẩm khác, đã bị lũ cuốn trôi. Tuy vậy, cô không dám kể ra, sợ lại tiếp tục bị “chỉ trích”.

Em gái của cô tiết lộ, từ khi gặp trận lũ lụt này, hằng đêm cô đều mất ngủ, mỗi khi nghĩ đến tâm huyết mấy năm trời bị nước lũ cuốn trôi, cô lại âm thầm khóc.

Nhà văn Mạc Ngôn đã nói, khi tất cả mọi người đều khóc, cần cho phép ai đó không khóc. Còn tôi muốn nói, khi trường hợp công khai không thích hợp khóc, cần cho phép có người tự khóc trong đêm. Cô ấy chính là một ví dụ đúng không? Đương nhiên không phải, có rất nhiều những chủ cửa hàng khác tình trạng còn thê thảm hơn. Hãy nhìn người phụ nữ dưới đây. Đúng vậy, nước lũ đã rút từ lâu, nhưng nước mắt đang tuôn trào trên mặt cô đến bao giờ mới dừng thì cơ bản không do cô quyết định, mà là do cuộc sống quyết định. 

p2983295a74181059
(Nguồn: Tác giả cung cấp)

Những lời thút thít đau lòng: Cửa hàng không còn nữa, nhà không còn nữa, không còn gì nữa cả…

Rất nhiều chủ cửa hàng nhỏ đều như thế, nhất là những người đem cả gia đình từ nơi khác đến Hà Nam làm ăn, vì để tiết kiệm tiền, nên lấy cửa hàng làm nhà, ngăn cửa hàng làm hai tầng, bên dưới để buôn bán, bên trên là “nhà” để ngủ. Cửa hàng bị lũ cuốn trôi, đương nhiên họ cũng mất tất cả.

(4)

Chuyển tầm mắt ra khu ngoại ô. Vùng ngoại ô ít người thế, họ thê thảm thế nào? Nếu bạn có câu hỏi này, vậy thì chúc mừng bạn, bởi điều đó cho thấy số bạn tốt, chưa từng phải lang thang trôi dạt.

Có một nhóm người dân ở tầng thấp trong xã hội, giành giật từng bát cơm với mùa màng. Họ lưu động quanh rìa thành phố, đi khắp nơi, ví dụ như người nuôi ong mật. Người nuôi ong dưới đây không hẳn là người Hà Nam, nhưng chắc chắn là một trong những người khóc đau lòng nhất tại Hà Nam.

p2983294a859212740
(Nguồn: Tác giả cung cấp)

Đúng vậy, lũ đã qua đi, cảm ơn trời đất, người vẫn còn, mạng vẫn còn. Nhưng sinh kế đã không còn. Hơn 70 thùng ong mật đều bị nước lũ cuốn đi, bạn cho rằng thứ bị mất đi là sinh kế của cá nhân ông ấy ư? Không, đó là cuộc sống của cả một đại gia đình đằng sau. 

“Còn phải chu cấp cho con đi học, trong lòng muốn khóc, cũng chẳng biết làm thế nào.”

Đọc được câu này, tôi thực sự rất muốn chia sẻ cảm thông với người nuôi ong này, nhưng rất khó. Bởi vì tôi chưa hề trải qua thảm cảnh như của anh, nên cũng không thể nào cảm nhận được nỗi đau của anh!

Nhưng tôi biết, đau hơn cả khóc một cách nức nở chính là muốn khóc. 

Ý tứ của muốn khóc chính là việc khóc này đã trở thành ước mong quá cao, tôi chỉ có thể muốn như thế. Bởi vì tôi không có thời gian khóc, tôi còn phải tìm sinh kế mới để kiếm tiền đóng học phí cho con, phải tìm liền, tìm ngay lập tức. 

(5)

Tiếp tục chuyển tầm nhìn đến vùng nông thôn.

Sự nghiệp mấy chục năm làm phóng viên nói với tôi, mỗi lần thảm họa tự nhiên ập đến, nhóm người dễ bị đại chúng lãng quên chính là những người ở nông thôn. Bởi vì mức độ tiếp xúc thấp, nhận được sự cứu viện cũng không nhanh và nhiều bằng thành phố lớn. Nhất là trường hợp lũ lụt như thế này.

Mỗi lần thảm họa lũ lụt, vì để giữ thành phố, một phương án ắt được cân nhắc đến chính là xả lũ. Cửa đập mở ra, nước lũ tuôn trào, giữ được thành phố, nhưng nông thôn lại liên tiếp gặp thảm họa, cây trồng bị ngập úng, nhà bị phá hủy, người nông dân phải sống trôi dạt. 

Trận lũ lụt lần này tại Hà Nam cũng như thế. Người trong thành phố cần cảm ơn sự hy sinh của người nông dân xung quanh, nếu không xả lũ nhiều nơi xung quanh, thì Trịnh Châu sẽ không nhanh được giải vây như thế.

Sự “phổ cập khoa học” trên có thể coi là chỗ dựa tinh thần, với tấm lòng tri ân như vậy, tôi nghĩ khi nhìn cảnh khốn khó ở nông thôn sẽ dễ đồng cảm hơn.

Đối với những khu đất ruộng bị lũ quét qua, thu hoạch sẽ giảm bao nhiêu? Đáp án là: 100%. Nói cách khác, đó là “thu hoạch bằng 0”, cũng gọi là “không thu được hạt nào”. Nông dân là sống dựa vào đất đai trồng trọt, thu hoạch bằng 0, thì bạn nói xem họ có khóc hay không?

Đúng vậy, nước lũ đã rút, nhưng thực tế tàn khốc là không có mùa màng sẽ tiếp tục hành hạ cuộc sống của những người nông dân. Và phải đợi cho đến mùa xuân sang năm thì mới có thể trồng trọt và bắt đầu vụ mới. Cho nên chị nông dân này mới khóc một cách thống thiết như thế:

p2983292a604547298
(Nguồn: Tác giả cung cấp)

(6)

Đúng vậy, nước lũ rút, nhưng nút khởi động lại cuộc sống thì vừa mới được bật. Giống như sau phẫu thuật, thuốc mê vừa hết tác dụng thì sẽ cảm thấy đau đớn, sẽ có tiếng khóc. 

Mong rằng tình người vẫn sẽ còn.

Đoạn Thập Lục Lang, Vision Times
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

Xem thêm: