‘Viêm phổi Vũ Hán’ đã bắt đầu bùng phát từ tháng Một hiện chưa có dấu hiệu giảm bớt, đại dịch vẫn đang tiếp tục gây thương vong nặng nề trên toàn thế giới. Tại Trung Quốc, nơi được cho là nguồn gốc phát tán virus, chính quyền Bắc Kinh tiếp tục thông qua các kênh tuyên truyền tổ chức đánh lạc hướng đổ lỗi cho nước ngoài. Tuy nhiên, không chỉ các chiến dịch tuyên truyền bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, vật tư y tế do Trung Quốc xuất khẩu cũng phơi bày vấn đề chất lượng nghiêm trọng. Thực tế của năm 2020 gợi nhớ đến khẩu hiệu “Made in China 2025” từng được giương cao trước đây. Vậy “Made in China 2025” là gì?

MADE IN CHINA 2025
Hình ảnh: Từ “Made in China 2025” nhìn lại sản phẩm sản xuất năm 2020 (Ảnh nền: Andy Miccone/ Flickr – Đồ họa: Trí Thức VN)

Siêu cường sản xuất “Made in China 2025”

Chính sách này đã được Thủ tướng Lý Khắc Cường ban hành vào năm 2015. Đây cũng có thể được coi là chương trình 10 năm đầu tiên để chính quyền Bắc Kinh thực hiện chiến lược trở thành “Siêu cường sản xuất” thông qua ba mục tiêu chiến lược sau:

  1. Bước vào hàng ngũ các cường quốc sản xuất vào năm 2025.
  2. Đến năm 2035, ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc có thể đạt tới trình độ tầm trung trong các cường quốc sản xuất.
  3. Khi chính quyền Bắc Kinh tròn 100 năm thành lập, sức mạnh tổng hợp của ngành sản xuất Trung Quốc có thể đi đầu thế giới.

Sau khi khẩu hiệu này được đưa ra, các cổ phiếu có ý tưởng liên quan đến “Made in China 2025” cũng xuất hiện trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Thật không may, vì chính quyền Bắc Kinh muốn trợ cấp cho các nhà sản xuất trong chuỗi sản xuất thông qua nhiều phương thức khác nhau như trợ cấp của chính phủ và chứng thực bảo vệ, Washington cho rằng nó không phù hợp với thông lệ thị trường. Sau khi ông Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại vào năm 2018 và áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, khẩu hiệu này dần biến mất.

Còn “Made in China 2020” là gì?

2025 rốt cuộc sẽ ra sao? Chưa ai có thể nói chính xác. Nhưng trước tiên hãy nhìn năm 2020 để hình dung ra cảnh tượng:

1. Kit thử nhanh virus Vũ Hán “vô tác dụng”

Vào tháng 3, Cộng hòa Séc đã phát hiện kit thử nhanh nhập từ Trung Quốc có tỷ lệ thất bại tới 80%. Sau đó, đến Tây Ban Nha gặp sốc với tỷ lệ chính xác chưa đến 6% của lô hàng 5,5 triệu bộ kit thử nhanh cũng nhập từ Trung Quốc, khiến các chuyên gia cảm thấy khó tưởng tượng nổi. Bởi tỷ lệ thất bại tới 80% là vô dụng. Bộ xét nghiệm (test kit) do Trung Quốc sản xuất đạt ngưỡng 80%, nhưng thật không may lại là “ngưỡng lỗi”!

Thậm chí, Trường Đại học Y Washington đã chi 125.000 USD để mua bộ xét nghiệm, sau đó phát hiện một số trong đó còn bị nhiễm virus corona mới, bắt buộc phải khẩn cấp tuyên bố đình chỉ sử dụng.

2. Khẩu trang dỏm

Khi dịch bệnh hoành hành, khẩu trang cũng trở thành “món hàng giành giật”. Chính quyền Bắc Kinh “tự hào” rằng sản lượng khẩu trang xuất khẩu mỗi ngày vượt quá 110 triệu cái, tuy nhiên, sản phẩm này cũng liên tiếp bị chỉ trích không đạt tiêu chuẩn.

Trong số đó, Bỉ đã nhập 3 triệu khẩu trang loại FFP2 từ Trung Quốc và phát hiện chúng không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Bộ Y tế Hà Lan cũng cho biết 600.000 khẩu trang do Trung Quốc sản xuất không che chắn được hết phần cần thiết của khuôn mặt hoặc có các bộ phận lọc bị lỗi.

Hàng Trung Quốc dán mác Đài Loan?

Ở Nhật Bản, khi mọi người mua khẩu trang, dân chúng cũng phát hiện một lượng lớn khẩu trang được bán trên thị trường có chất lượng thấp, chỉ có tác dụng chặn phấn hoa và bụi. Loại này không phải là khẩu trang y tế, đương nhiên không thể ngăn chặn virus ‘viêm phổi Vũ Hán’. Một hộp khẩu trang 50 cái như vậy có giá từ 3.000 – 5.000 yên (tức khoảng 28 – 47 USD).

Có lẽ do tai tiếng “Made in China” trên thị trường, nên các nhà máy vô đạo đức ở Đại Lục đã in nhãn “Made in Taiwan” ở góc khẩu trang để đánh lừa hải quan, nhưng nguồn gốc bao bì bên ngoài đã tố ra xuất xứ của nó, do vậy các lô hàng này đã bị thu hồi. Hơn nữa, khẩu trang ở Đài Loan hiện “chỉ tặng không bán” cho tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy chúng rất dễ bị phát hiện.

“Thành tích” xuất khẩu trang thiết bị y tế dỏm

Canada

Chính phủ Canada thông báo 1 triệu khẩu trang KN95 nhập khẩu từ Trung Quốc không đảm bảo tiêu chuẩn bắt buộc nên không thể phân phối cho nhân viên y tế sử dụng.

Bỉ

3 triệu khẩu trang FFP2 nhập khẩu từ Trung Quốc có vấn đề về chất lượng. Các quan chức chính phủ nói rằng chỉ cần “nhìn” thôi cũng đã biết là “đồ dỏm” rồi.

Hà Lan

1,3 triệu khẩu trang FFP2 chất lượng kém, không thể bao kín phần khuôn mặt cần che và lớp lọc bên trong bị lỗi.

Phần Lan

2 triệu khẩu trang phẫu thuật không đáp ứng các tiêu chuẩn chống virus, nhân viên mua hàng đã xin từ chức.

Tây Ban Nha

640.000 bộ xét nghiệm có tỷ lệ chính xác chưa đến 30%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chính xác 80-99% đã ký trong hợp đồng.

Thổ Nhĩ Kỳ

Tỷ lệ chính xác của 50.000 bộ xét nghiệm chỉ từ 30 – 35% và sai số quá lớn, do đó chúng đã bị vứt bỏ.

Vương Quốc Anh

3,5 triệu bộ xét nghiệm chỉ có thể phát hiện bệnh nhân nặng, không thể phát hiện được bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng. Vương quốc Anh yêu cầu hoàn lại tiền.

Argentina

Chính quyền Bắc Kinh hứa trao tặng Argentina 1.500 mặt nạ phòng độc nhưng lần lữa không giao, sau đó tuyên bố rằng đã gửi đi 20 thùng, tuy nhiên phía Argentina báo chỉ nhận được một nửa.

Ấn Độ

Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) hôm thứ Hai (27/4) nói rằng họ sẽ trả lại khoảng 500.000 bộ kit xét nghiệm nhanh kháng thể COVID-19 nhập từ hai công ty Trung Quốc do chất lượng kém.

Mộc Lan

MỜI NGHE RADIO: Các vụ kiện tập thể đối với ĐCSTQ tiếp tục gia tăng

Xem thêm: