Sự cố khó rút tiền từ các ngân hàng thôn trấn của Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết thì gần đây, xuất hiện một số phàn nàn về việc thẻ ngân hàng ATM vô cớ bị “đóng băng”, có thể gửi tiền vào nhưng không thể rút tiền mặt hoặc chuyển tiền. Rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc đã trở thành một chủ đề nóng của người dân nước này.

Face Scan ATM
Một khách hàng rút tiền từ máy ATM sử dụng tính năng nhận dạng khuôn mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. (Ảnh: The Epoch Times)

Người gửi tiền ở nhiều nơi tại Trung Quốc phát hiện rằng thẻ ngân hàng của họ đột nhiên không sử dụng được, trong tài khoản rõ ràng có tiền, nhưng quẹt thẻ khi mua sắm tại các cửa hàng, chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng cũng bị từ chối. Trong video có đề cập đến việc Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Chiêu Thương Trung Quốc (China Merchants Bank – CMB) và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đều có tình trạng người gửi tiền phát hiện thẻ ngân hàng của họ bị “đóng băng” mà không được thông báo, họ đã đến quầy giao dịch của ngân hàng để mở khóa thì phát hiện những người đến quầy giao dịch ngân hàng làm thủ tục chủ yếu cũng là những chủ tài khoản bị “đóng băng” vô cớ.

Không phải là cứ đến quầy ngân hàng để mở khóa, thì thẻ ngân hàng bị “đóng băng” có thể được “mở khóa” ngay lập tức. Một nam thanh niên trong video nói rằng đã 18 ngày kể từ ngày đăng ký mở khóa nhưng anh vẫn không thể sử dụng thẻ ngân hàng.

Một số người gửi tiền cho biết họ đã hỏi ngân hàng về lý do của việc này và lời giải thích được đưa ra là “để phòng chống tội phạm rửa tiền”.

Liên quan đến hiện tượng thẻ ngân hàng bị “đóng băng”, có thể gửi vào nhưng không thể rút ra, Lin Fan (hóa danh), nhân viên một doanh nghiệp nhà nước ở Thâm Quyến, đã nói với phóng viên Epoch Times rằng: “Chính sách ‘zero COVID’ và ‘vắc-xin toàn dân’ trong 2 năm qua của ĐCSTQ cần rất nhiều tiền, số tiền này vốn không phải là do tài chính của chính phủ chi trả, mà là do bảo hiểm y tế chi trả, nhất là tỉnh Quảng Đông. Tiền vắc-xin quy mô nghìn tỷ nhân dân tệ này đến từ đâu?”

“Bảo hiểm y tế và tài chính của chính phủ là hai tài khoản. Các quy định quản lý an sinh xã hội của Trung Quốc cũng quy định rõ ràng rằng bảo hiểm y tế không được sử dụng để thanh toán cho các khoản tài chính. Hơn một tháng trước, Cục Quản lý An sinh Xã hội Quốc gia Trung Quốc đã thông báo rằng bảo hiểm y tế không được sử dụng để thanh toán cho axit nucleic toàn dân.”

“Các thành phố khác với tình hình tài chính tồi tệ hơn, phải trả tiền cho xét nghiệm axit nucleic và tiêm vắc-xin toàn dân, nên chỉ có thể nghĩ biện pháp để tìm mở nguồn khác. Ngoài tình hình kinh tế tồi tệ trong những năm gần đây, các doanh nghiệp vỡ nợ, đặc biệt là các doanh nghiệp vỡ nợ ở các thành phố nhỏ, nên đã tạo ra một tình huống ‘có tiền nhưng không thể rút’.”

Lin Fan cho biết: “Tình trạng này không chỉ xảy ra đối với các ngân hàng thôn trấn, mà các ngân hàng quốc doanh ở Thượng Hải và Thâm Quyến cũng có tình trạng tương tự. Ví dụ, sau khi Thượng Hải ‘dỡ phong tỏa’, cũng có nhiều người xếp hàng ở cổng của ngân hàng quốc doanh rút tiền mặt. Một chi nhánh tại Thâm Quyến của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc có tình trạng ‘hạn chế rút tiền mặt’. “

Trong khi thẻ ngân hàng của người gửi tiền nhiều nơi bị “đóng băng”, thì ngày 7/7, một số người gửi tiền không rút được tiền tại ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam đã gặp phải hiện tượng mã sức khỏe đột ngột bị chuyển sang mã đỏ mà không rõ lý do. Những người gửi tiền có mã sức khỏe bị chuyển sang màu đỏ này ở Liêu Ninh và Giang Tô, nhưng thông tin mã màu đỏ được gửi từ Hà Nam. Theo trang tin tài chính Yicai.com tại Đại Lục, đối với nhiều trường hợp người gửi tiền ngân hàng thôn trấn bị mã đỏ, đường dây nóng 12345 của thành phố Trịnh Châu cho biết họ vẫn chưa nhận được lý do về mã đỏ.

Tuy vậy, sáng ngày 10/7 vừa qua, gần 3000 người gửi tiền mà không rút được tại các ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam đã tập trung kháng nghị đòi quyền lợi tại thành phố Trịnh Châu của tỉnh này và đã xảy ra xung đột với cảnh sát. Nhiều người đã bị bắt đưa lên xe buýt chở đi, nhiều người bị cảnh sát và xã hội đen đánh, lôi đi xềnh xệch, máu đổ loang lỗ. Được biết, sự việc ảnh hưởng đến 400.000 người gửi tiền với số tiền lên đến 40 tỷ nhân dân tệ bị chiếm dụng bất hợp pháp sau một đêm.

Trước đó vào ngày 27/6, những nạn nhân của 4 ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam này cũng đã tổ chức biểu tình trên quy mô lớn đòi quyền lợi, và bị cảnh sát Trịnh Châu trấn áp. Cảnh sát bắn chỉ thiên thị uy và cũng đã bắt giữ một số người biểu tình. Một cư dân mạng đã đăng video “Cảnh sát Trịnh Châu nổ súng” quay lại cuộc biểu tình hôm đó, có thể nghe thấy âm thanh đánh người tại hiện trường, kèm theo tiếng la hét “Tao đánh mày!”. Trong khi người bị đánh kêu “Cứu mạng! Cứu mạng!”. Một số cư dân mạng lên tiếng: “Thật là kinh khủng!”; “Bọn cướp đã ra tay rồi!”; “Trời ơi, đánh người rồi!”; “Đây có phải tổ quốc của chúng ta không?…”, “Bọn cướp đánh người, dùng xe buýt bắt người!”; “Nếu bạn sống ở Trung Quốc, hãy vui vẻ chấp nhận!”

Một số cư dân mạng chia sẻ: “Trịnh Châu đã bắt đầu thu dọn hiện trường thanh trừng”, “Ở một đất nước độc tài và chuyên chế, việc cảnh sát đánh người, bắn người là chuyện bình thường, nhưng khi cảnh sát bắt người hay đánh người thì trong đầu vẫn tưởng rằng đang giúp đỡ nhân dân”…

https://twitter.com/Qwaszx179730654/status/1541262953768398848?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1541262953768398848%7Ctwgr%5E%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Ftrithucvn.co%2Ftrung-quoc%2Ftq-video-bieu-tinh-lon-o-ha-nam-vi-nhieu-ngan-hang-ngung-dich-vu-ca-thang.html

Ngoài ra, các thông tin tiêu cực về đấu giá cổ phần ngân hàng nhỏ và vi phạm quy định liên tục xuất hiện trên các mặt báo. Vào ngày 1/7, 29.482.717 cổ phiếu của Zaozhuang Bank đã được bán đấu giá với mức giá thấp hơn 40% so với giá thẩm định. Đây là phiên bán đấu giá thứ hai đối với cổ phần của ngân hàng này, lần đầu tiên được thông qua do không có người ra giá. Trang tin Tài chính và Kinh tế Trung Quốc tiết lộ trong một báo cáo vào ngày 5/7 rằng vào cuối năm 2021, tỷ lệ cho vay của một khách hàng lớn nhất của Ngân hàng Zaozhuang và tỷ lệ cho vay của 10 khách hàng lớn nhất đã vượt quá “ranh giới đỏ” theo quy định; đồng thời, trong số 10 cổ đông hàng đầu của Zaozhuang Bank, có 2 người bị liệt vào danh sách những người không trung thực.

Liên quan đến hiện tượng vốn chủ sở hữu của nhiều ngân hàng thương mại nông thôn và ngân hàng nhỏ không đấu giá được vào tháng Sáu, hoặc bị phạt hành chính vì hoạt động bất hợp pháp, ông Lý Tùng Quân (Li Songjun), một tiến sĩ kinh tế có thời gian dài quan theo dõi nền kinh tế Trung Quốc, nói với Epoch Times hồi tháng Sáu rằng: “Mặc dù Trung Quốc đã tăng cường quản lý giám sát các ngân hàng, nhưng các biện pháp quản lý này cuối cùng sẽ thất bại, bởi vì gốc rễ của vấn đề là do thể chế ĐCSTQ quyết định, không ai có thể giám sát và kiềm chế hành vi của chính ĐCSTQ.”

Trí Đạt (t/h)