Hôm thứ Sáu (26/3), Trung Quốc đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 9 cá nhân và 4 thực thể ở Anh mà họ cho rằng đã “truyền bá những lời nói dối và thông tin sai lệch một cách ác ý” về các hành động của Bắc Kinh ở Tân Cương, theo SCMP đưa tin.

Embed from Getty Images

(Ảnh: Một trại tập trung ở Tân Cương)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các lệnh trừng phạt này nhằm đáp lại các lệnh trừng phạt của Anh đối với Trung Quốc về các vấn đề nhân quyền ở Tân Cương.

Bộ cho biết các lệnh trừng phạt của Anh “đi ngược lại các quy tắc quốc tế, can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và phá hoại quan hệ song phương.” Bộ cũng đã triệu tập Caroline Wilson, đại sứ Anh tại Trung Quốc, để phản đối.

Những cá nhân và thực thể được liệt kê trong lệnh trừng phạt của Trung Quốc bao gồm các nhà lập pháp, luật sư và doanh nghiệp: Tom Tugendhat, Iain Duncan Smith, Neil O’Brien, David Alton, Tim Loughton, Nusrat Ghani, Helena Kennedy, Geoffrey Nice, Joanne Nicola Smith Finley, Nhóm nghiên cứu Trung Quốc, Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ, Tòa án Uygur và Phòng Tòa án Essex.

Những người này và các thành viên gia đình họ sẽ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông và Ma Cao.

Ngoài ra, tài sản của các cá nhân và thực thể trong “danh sách đen” ở Trung Quốc sẽ bị đóng băng và các công dân và tổ chức Trung Quốc sẽ bị cấm giao dịch với họ.

“Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển của mình, đồng thời cảnh báo phía Anh không đi thêm con đường sai lầm. Nếu không, Trung Quốc sẽ kiên quyết đưa ra các phản ứng tiếp theo”, Bộ này cho biết.

Liên minh châu Âu và Trung Quốc những ngày qua đã đáp trả nhau các biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng đối với vấn đề Tân Cương, trong khi Bắc Kinh liên tục bác bỏ các cáo buộc diệt chủng và lao động cưỡng bức trong khu vực.

Trước đó, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tại kỳ họp thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 22/2 đã tuyên bố: “Tình hình tại Tân Cương đã ‘vượt quá giới hạn thấp nhất’, bao gồm nhiều hành vi bức hại như cưỡng bức lao động và cưỡng bức phụ nữ triệt sản, từ những nội dung báo cáo liên quan mà xét thì hành động này đã là ‘quy mô lớn’. Chúng ta có trách nhiệm chung, cần đảm bảo những sự việc như thế này không thể tiếp tục xảy ra.”

Hạ viện Canada hồi cuối tháng 2 cũng đã thông qua một kiến nghị tuyên bố Trung Quốc phạm tội diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác. Động thái này đã khiến Canada trở thành quốc gia giống như Hoa Kỳ trong việc sử dụng thuật ngữ “diệt chủng” để mô tả cuộc đàn áp của ĐCSTQ tại Tân Cương.

Văn bản nhìn nhận rằng những hành động đàn áp của ĐCSTQ tại vùng Tân Cương, bao gồm “các trại giam và các biện pháp nhằm hạn chế sinh đẻ đối với đến người Duy Ngô Nhĩ và những người Turk Hồi giáo khác,” là tương đồng với các mô tả trong Nghị quyết 260 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, hay còn gọi là “Công ước về tội diệt chủng.” Bản kiến nghị cũng kêu gọi Uỷ ban Olympic quốc tế đổi địa điểm Thế vận hội mùa hè 2022 nếu Bắc Kinh “tiếp tục cuộc diệt chủng này.”

Ngân Hà

Xem thêm: