Một video được lan truyền ở Trung Quốc cho thấy 2 vợ chồng biểu diễn ăn cỏ để quyên tiền chữa bệnh ung thư máu cho con trai 9 tuổi ở Hồ Nam. Cư dân mạng thở dài: “Thực tế xã hội Trung Quốc hiện nay: Lãnh đạo đảng và nhà nước đang vung tiền; cán bộ, đảng viên các cấp đang ăn thịt người; những người thấp cổ bé họng và dân thường thì đang ăn cỏ!” 

p3223461a49254311
Một đoạn video lan truyền trên mạng cho biết, một cặp vợ chồng nông dân ở tỉnh Hồ Nam đang “biểu diễn ăn cỏ” nơi công cộng, để quyên tiền chữa bệnh cho cậu con trai 9 tuổi. (Ảnh chụp màn hình video)

Trong đoạn video được đăng tải trên Internet vào ngày 2/10, một cặp vợ chồng đang quỳ gối và ăn cỏ ở nơi công cộng để quyên tiền chữa bệnh cho con trai. Họ quỳ bên lề đường, tấm biển dựng bên cạnh ghi dòng chữ “biểu diễn ăn cỏ”. Người đàn ông trung niên đang ăn cỏ tự nhận đến từ vùng nông thôn Hồ Nam, “Con trai tôi 9 tuổi và bị ung thư máu.”

Ông nghẹn ngào nói: “Từ tháng Ba đến nay đã tốn hơn 700.000 nhân dân tệ (khoảng 98.369 USD). Chúng tôi đến từ nông thôn, cũng không có tài năng gì, nên dùng phương pháp thô sơ nhất là biểu diễn ăn cỏ. Nếu biểu diễn tốt, xin mọi người giúp đỡ con trai tôi!” Sau đó ông cầm một nắm lớn cỏ xanh trong tay, nhét nó vào miệng và nhai.

Người đàn ông Hồ Nam cũng nói rằng đã 1 tuần rồi, ông không thể gom đủ tiền. Nói đến đây, ông lại nghẹn giọng: “Con ốm, không có tiền!” Vợ ông cũng vừa ăn cỏ vừa cảm ơn mọi người.

Một người phụ nữ đi ngang qua nói: “Thật tội nghiệp!” Một cụ già khác đi ngang qua thốt lên: “Tội nghiệp!”, bà không thể nói tiếp, mà vội lấy tay lau nước mắt. Một thanh niên đồng cảm: “Họ đang ăn cỏ ở đây, chắc chắn là gặp khó khăn rồi.”

(Nội dung tweet: “Thực tế xã hội Trung Quốc hiện nay: Lãnh đạo Đảng và nhà nước đang vung tiền; cán bộ, đảng viên các cấp đang ăn thịt người; những người thấp cổ bé họng và dân thường đang ăn cỏ!”)

Về vấn đề này, một số cư dân mạng đã để lại lời nhắn:

“Nhìn thì có vẻ giống với xã hội ăn cỏ, nhưng thực chất là xã hội ăn thịt người.”

“Đó chỉ là tin cũ, giờ chắc đã bị đuổi đi rồi, ảnh hưởng đến diện mạo của thành phố.”

“Không có chuyện thảm nhất, chỉ có thể thảm hơn! Nhìn mà thấy buồn!”

“Ngay cả Triều Tiên cũng khám chữa bệnh miễn phí cho toàn dân, Trung Quốc Đại Lục thật là thối nát tận gốc rễ, không còn hy vọng nữa rồi!”

“Một xã hội ăn thịt người không hề thay đổi kể từ năm 1949.”

(Nội dung tweet: “Con à, con phải nhớ rằng chính cha mẹ đã nuôi nấng con. Con không hề nợ đất nước, chính phủ và đảng nửa xu, vì họ không bao giờ cho phép con nợ. Không có tiền, không thể đi học, không được khám bệnh, không thể đi tàu xe, không mua được nhà. Không có tiền, thậm chí con còn không được sinh ra … Tất cả số tiền này đều do cha mẹ con trả cho con. Con không cần phải cảm ơn bất cứ ai; ngoài bố mẹ mình, con không nợ gì bất cứ ai…”)

Ở Trung Quốc Đại Lục có câu cửa miệng là “sinh không nổi, kết hôn không nổi, sống không nổi, chữa bệnh không nổi, già không nổi, chết cũng không nổi.” Ngày càng có nhiều người ở Đại Lục không có khả năng chữa bệnh và mua thuốc men, lâm vào cảnh bần cùng, tái nghèo vì bệnh tật.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng tuyên bố trong một cuộc họp báo vào tháng 5/2020 rằng thu nhập hàng tháng của 600 triệu dân Trung Quốc chỉ là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 140 USD) và thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 30.000 nhân dân tệ (khoảng 4.215 USD), với 1.000 nhân dân tệ muốn thuê nhà ở một thành phố tầm trung cũng khó.

Ông Trần Quang Thành, nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc hiện đang sống ở Hoa Kỳ, từng nói với Đài Á Châu Tự Do rằng vào năm 2013, ông Trịnh Diễm Lương, một nông dân ở Hà Bắc, đã cưa bỏ chiếc chân bị bệnh của mình ngay tại nhà, bằng một lưỡi cưa và một con dao gọt hoa quả.

Đây thực sự là bức tranh tả thực về số phận của nhiều người dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một người dùng Twitter cũng cho biết: “Một người bình thường không được khỏe, đến bệnh viện khám, được chẩn đoán mắc bệnh nan y thì quay lưng bỏ đi. Bác sĩ hỏi: ‘Anh có chữa không?’ Bệnh nhân này trả lời: ‘Nếu chữa, thì người mất nhà tan; nếu không chữa, thì người tuy mất, nhưng nhà không tan’. Bác sĩ lặng người. Sự chua xót của bệnh nhân nói lên nỗi lòng của hàng ngàn người dân nghèo và hiện thực đẫm máu.

Ông Trần Quang Thành cũng nói: “Dưới sự tuyên truyền gian dối của ĐCSTQ, thậm chí nhiều người ở các nước dân chủ vẫn tin rằng người dân Trung Quốc có bảo hiểm y tế.”