Một cô gái đang trong tình trạng nguy kịch, tự nhận là học sinh của một trường học ở tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc), cho biết đang quay video “trong thời khắc cuối cùng của cuộc đời”, nếu cô thực sự chết thì đó là vì “phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh quá mức”.

dich benh Trung Quoc
Một nữ sinh 18 tuổi đang trong tình trạng nguy kịch ở Trung Quốc Đại Lục nói rằng nếu cô thực sự chết thì đó là do “tỉnh Cát Lâm phòng chống và kiểm soát quá mức”. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình video)

Đoạn video được lan truyền trên Internet hôm 6/11 cho thấy cô gái (18 tuổi) này nói: “Xin hãy giúp đỡ, bấm like và chuyển tiếp để nó lên đầu, để nhiều người có thể xem nó, biết đâu nó có thể cứu được mạng sống này! … Tôi chỉ muốn nói rằng đây sẽ là video cuối cùng của tôi trên Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc Đại Lục).” Cô gái nói: “Nếu tôi thực sự chết và bệnh viện không thể cứu hay chữa trị cho tôi, thì tất cả trách nhiệm đều là do phòng dịch quá mức của tỉnh Cát Lâm, ngăn chặn và kiểm soát quá mức của tỉnh Cát Lâm. Bệnh của tôi, cái chết của tôi đều là do phòng và kiểm soát dịch quá mức, phòng và kiểm soát dịch quá mức sẽ thực sự giết người”.

“Mong mọi người rút kinh nghiệm từ tôi, tôi hy vọng mọi người giám sát đôn đốc các sở, ban, ngành của tỉnh, thành phố sở tại của mình, đừng để xảy ra trường hợp như tôi nữa.” Cuối cùng, cô gái nói với giọng cực kỳ yếu ớt rằng mình là một học sinh tại một trường học ở một trường thuộc tỉnh Sơn Tây: “Tôi mới 18 tuổi, tôi làm video này chỉ muốn tiết lộ khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời tôi, tôi chỉ muốn nói, tạm biệt! Thời gian! Tạm biệt!”

Hiện vẫn chưa rõ tình trạng của cô gái, cơ quan chức năng cũng chưa có thông báo chính thức.

Nhưng trước vấn đề này, không ít cư dân mạng bày tỏ sự xót xa: 

“Buồn quá … Mới 18 tuổi!”

“Xem mà trong lòng thấy nặng trĩu!”

“Tiếc cho cô gái đang độ hoa nở …”

“Thật thảm! Thật thảm! Một thế giới bi thảm!”

“Cuộc đời vừa mới bắt đầu thì đã không còn … buồn quá!” 

“Nhìn lời nói thoi thóp của cô ấy, nước mắt tôi cứ thế ứa ra … Vừa nãy vào Douyin để tìm video liên quan nhưng đều không còn nữa … !”

“Thật sự rất đáng buồn! Virus không khiến người dân Trung Quốc chết, nhưng do phòng chống và kiểm soát quá mức, bao nhiêu người có bệnh mà không được điều trị? Bao nhiêu người bị bức ép đến phát điên? Bao nhiêu người đã tự tử bằng cách nhảy lầu? Bao nhiêu người chết vì đói? Bao nhiêu người không còn nhà để về? Đã đến lúc thức tỉnh và nhận ra rằng ĐCSTQ là cội rễ của mọi đau khổ!”

Hiện chính quyền Trung Quốc vẫn nhấn mạnh kiên trì chính sách “zero COVID linh động”. Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA), tại cuộc họp báo Cơ chế phòng chống dịch liên ngành của Quốc vụ viện Trung Quốc hôm 5/11, các quan chức tham gia vẫn nhất trí nhấn mạnh phải tuân thủ chiến lược chung là “bên ngoài thì phòng dịch xâm nhập vào, bên trong thì phòng dịch quay trở lại” và kiên trì không lay động đối với phương châm chung “zero COVID linh động”. Đối với việc phòng chống dịch bệnh quá mức, các nơi như thành phố Đại Khánh ở tỉnh Hắc Long Giang, thành phố Thái Nguyên và thành phố Vận Thành ở tỉnh Sơn Tây, thành phố Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam, và thành phố Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông đều có rất nhiều lời phàn nàn của người dân.

Đại dịch kéo dài 3 năm ở Trung Quốc Đại Lục, đã gây ra vô số thảm kịch do ĐCSTQ kiên trì chính sách “zero COVID”. Chỉ cần phát hiện dịch bệnh thì chính quyền liên phong tỏa, thậm chí nơi không có dịch bệnh cũng phong tỏa. Trong thời gian các thành phố ở Tây An, Thượng Hải và nhiều nơi khác phong tỏa, trên mạng xã hội đã lan truyền thông tin về các thảm họa như người dân nhảy lầu, chết đói và không thể đi khám chữa bệnh kịp thời.

Ông Kim Đông Nhạn (JIN, Dong-Yan), giáo sư hóa sinh tại Đại học Hồng Kông, nói với BBC Tiếng Trung rằng người dân Trung Quốc đã hình thành nỗi sợ hãi rất lớn đối với chủng virus corona mới trong vài năm nay theo tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Trong chính sách phòng chống dịch, họ “sợ nằm im”, nhưng thực tế nhiều nơi trên thế giới nới lỏng phòng dịch không đồng nghĩa với “nằm im”. Ông cho rằng việc thay đổi quan điểm về dịch bệnh là một bước cần thiết, “nếu điều này tiếp tục diễn ra thì sẽ chỉ gây ra bất ổn xã hội”. Ông cũng nói rằng “thảm họa thứ cấp” của chính sách phòng chống dịch bệnh của Đại Lục vốn đã nghiêm trọng.