Ngoại giới vẫn luôn đặt nghi vấn về tính hiệu quả và an toàn của vắc-xin Covid-19 nội địa Trung Quốc. Mặc dù chính quyền nước này đã dùng nhiều biện pháp mềm rắn cưỡng chế người dân “tự nguyện” tiêm chủng, nhưng mức độ sẵn sàng tiêm chủng vẫn còn thấp. Gần đây, người dùng Weibo “Sơn hạ hoa dã tử” sau khi đăng tải thông tin về việc em trai mình qua đời sau khi tiêm vắc-xin, đã bị chính quyền hỏi thăm. Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp người dân tử vong sau khi tiêm vắc-xin nội địa Trung Quốc đã bị chính quyền áp các biện pháp “duy trì ổn định”.

Cư dân mạng Weibo “Sơn hạ hoa dã tử” đã đăng một lời cầu cứu vào chiều ngày 10/4. Bài đăng cho biết, em trai của cô chưa đầy 30 tuổi, là một cảnh sát biên phòng và có sức khỏe tốt, nhưng sau khi tiêm vắc-xin nội địa, tiểu cầu đột ngột giảm, xuất huyết não, xuất huyết dưới da và các triệu chứng khác, đã hôn mê 17 ngày tại phòng chăm sóc tích cực, tình hình đã được báo cáo cho Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia (CDC). Gia đình hiện đang tìm liên hệ với các chuyên gia có kinh nghiệm lâm sàng, dù là chuyên gia trong nước hay nước ngoài, xin vui lòng liên hệ lại, gia đình đang cầu mong có một phương án điều trị hiệu quả hơn. “Sơn hạ hoa dã tử” cũng nói rằng chỉ cần có thể bảo vệ tính mạng cậu ấy, gia đình sẽ “vạn phần cảm kích”.

p2919705a463334964
Cư dân mạng “Sơn hạ hoa dã tử” đăng tin em trai của mình đã bị các phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin nội địa (Nguồn: Ảnh chụp màn hình Weibo)

Bởi vì chính quyền đang mạnh mẽ thúc đẩy vắc-xin rộng rãi trong nước, nên sự cố trên nhanh chóng thu hút sự chú ý của lượng lớn cư dân mạng. Một số người đã để lại bình luận hỏi tên vắc-xin để họ cẩn thận tránh loại này. Tuy nhiên, “Sơn hạ hoa dã tử” đã nhanh chóng bị chính quyền để mắt tới, bài đăng nói trên đã bị xóa ngay sau đó.

Sau đó vào ngày 10/4, “Sơn hạ hoa dã tử” đã phát đi một thông báo nói rằng: “Đã liên hệ với các chuyên gia, cảm ơn những bạn tốt bụng, tôi tin rằng một phép màu sẽ xảy ra”. Một số cư dân mạng hỏi thêm chi tiết sự việc, “Sơn hạ hoa dã tử” chỉ trả lời rằng: “Nếu không cần thiết phải tiêm vắc-xin, cá nhân tôi khuyên bạn nên chờ xem”, nhưng vẫn không cho biết em trai mình đã được tiêm loại vắc-xin bất hoạt nào.

p2919711a267181554
Cư dân mạng “Sơn hạ hoa dã tử” thông báo đã liên hệ với các chuyên gia (Nguồn: Weibo)

17:21 phút chiều ngày 15/4, “Sơn hạ hoa dã tử” đăng bài thông báo rằng em trai của mình đã qua đời vào cùng ngày, nhưng bài đăng không thể hiển thị, do đó để tránh bị kiểm duyệt, cô đã chụp màn hình bài đăng Weibo này và tiếp tục đăng dưới dạng ảnh. Bài báo mô tả chi tiết vụ việc và công khai nhãn hiệu vắc-xin em trai đã tiêm là vắc-xin bất hoạt Beisheng của Sinopharm.

p2919704a500115169
Một cư dân mạng nói rằng anh trai của anh ấy đã qua đời (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình Weibo)

“Sơn hạ hoa dã tử” cho biết, người em trai cô mới 28 tuổi, là một quân nhân và không có tiền sử bệnh tật. Ngày 11/1 năm nay, đơn vị đã thống nhất bố trí mũi đầu tiên là vắc-xin bất hoạt Beisheng, mũi thứ 2 được tiêm tại Trung tâm sức khỏe phụ nữ và trẻ em, đại lộ Tân Hà, thành phố Thâm Quyến vào ngày 8/2. Trong thời gian này, em trai phát triển mệt mỏi, xuất huyết dưới da, nướu răng, đến ngày 24/3 cậu bị đau đầu, nhập viện trong tình trạng xuất huyết não đột ngột. Cho đến ngày 15/4, cậu đã qua đời. “Sơn hạ hoa dã tử” chất vấn, em trai mình bị “thiếu máu bất sản trầm trọng do xuất huyết não, tại sao tiêm vắc-xin lại gây ra bệnh thiếu máu bất sản? Xin giải thích cho gia đình!”

Điều đáng chú ý là một ảnh chụp màn hình Weibo khác được đăng bởi “Sơn hạ hoa dã tử” cho thấy, vào buổi chiều, cô đã nhận được cuộc gọi từ lãnh đạo đơn vị của em trai mình và Cục Y tế Phủ Điền, “hy vọng rằng tôi sẽ chú ý đến các tác động (từ các thông tin đưa ra), và sau đó cấm không cho tôi tên tiếng mà không hề có thông báo trước”. Cô nói, “Một, tôi không tung tin đồn, hai, với tư cách là một thành viên trong gia đình, tôi đặt câu hỏi và cần câu trả lời. Tôi không muốn chống lại chính phủ quốc gia. Tôi muốn công bằng đối với em trai tôi. Đến một người tốt rốt cuộc là làm sao cũng không có?”

p2919703a751674904
Cư dân mạng “Sơn hạ hoa dã tử” đã bị chính quyền hỏi thăm (Nguồn: Ảnh chụp màn hình Weibo)

Tuy nhiên, hiện tại, bài đăng nói trên về cái chết của em trai mình do “Sơn hạ hoa dã tử” đăng tải đã bị xóa. Nhiều cư dân mạng thở dài: “Đây là ‘đặc sắc Trung Quốc’. Vào bất cứ lúc nào, ‘duy trì ổn định’ vẫn là số 1, tính mạng của người dân là vô giá trị.” Đồng thời, một số người cũng lo lắng cho sự an toàn của chủ nhân Weibo “Sơn hạ hoa dã tử”.

Vào sáng sớm ngày 17/4, “Sơn hạ hoa dã tử” đã đăng một ảnh chụp màn hình bài đăng trên Weibo, nói rằng “Cuộc sống vẫn phải tiếp diễn.” Nội dung viết: “Những người bạn bị giảm tiểu cầu sau khi vắc-xin bất hoạt hãy nhắn tin riêng cho tôi. Vui lòng không đăng tải tôi trên các điểm nóng, vui lòng không đăng lại, vui lòng không bình luận, điều này sẽ chỉ làm cho thông tin này bị cấm!”

p2919721a706263051
Cư dân mạng nói rằng họ hy vọng rằng chủ Weibo “Sơn hạ hoa dã tử” sẽ được an toàn (Nguồn: Weibo)

Ở khu vực bình luận bên dưới, một số cư dân mạng đã để lại lời nhắn lo lắng cho sự an toàn của “Sơn hạ hoa dã tử”: “Trên đời này, khuyên bạn đừng nói sự thật, hãy im lặng chấp nhận. Cầu mong cho bạn bình an vô sự, đây là chiến tranh, đây là thực tế, nó vô cùng tàn nhẫn, bạn cần cẩn thận, xin hãy nén bi thương và bảo trọng.”

Một số cư dân mạng cho biết, một cô gái trên Douban cũng nói rằng bạn cùng lớp của cô đã phải vào phòng chăm sóc đặc biệt sau khi tiêm vắc-xin.

Trên thực tế, mặc dù ĐCSTQ chưa bao giờ thông báo bất kỳ tin tức nào về tác dụng phụ hoặc thậm chí tử vong sau khi tiêm vắc-xin trong nước, nhưng đã có nhiều người dân đưa tin tức lên mạng.

Ví dụ, vào ngày 27/3, một cư dân mạng đã đăng tải thông tin trên Twitter rằng một công nhân trong phân xưởng Công nghiệp nặng Sany ở Bắc Kinh, tiêm vắc-xin Kexing vào ngày 21/3 và tử vong vào ngày 23/3. 

Tại một kênh truyền thông cá nhân, cũng có cư dân mạng để lại bình luận, tại bệnh viện số 1 Thiên Tân, có người tiêm vắc-xin đã tử vong sau khi tiêm vắc-xin được hai ngày. 

Vào ngày 14/4, trang Sound Of Hope cũng nhận được tin từ công chúng trong nước, vào khoảng cuối tháng 3/2021, ông Vương Đại Quân, 43 tuổi, một người dân ở làng Lĩnh Tây, thị trấn Quế Vân Hoa, Trang Hà, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã tử vong ngay trong ngày tiêm vắc-xin. Sau cái chết của ông Vương, các thành viên trong gia đình đã yêu cầu phía chính quyền giải thích, nhưng tin tức lập tức bị chặn.

Có nhiều tin tức khác liên quan đến các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng, chẳng hạn như toàn thân nổi mụn nhọt, phát ban, sốt, đau đầu, v.v. Tuy nhiên, những nội dung này chỉ xuất hiện trong khu vực bình luận của các chủ đề liên quan, và lập tức bị xóa ngay sau đó.

Văn Lệ, Vision Times

Xem thêm: