Gần đây truyền thông Trung Quốc xuất hiện thông tin, bác sĩ tuyến đầu ở Vũ Hán, Hồ Bắc báo cáo về các trường hợp tái nhiễm sau khi xuất viện. Ngoài ra còn có các chuyên gia nói trên CCTV rằng viêm phổi Vũ Hán có thể biến chứng trở nên giống cúm.

Ngày 21/3, theo trang Thepaper.cn, một bác sĩ tuyến đầu Vũ Hán nói với phóng viên rằng bệnh nhân “tái nhiễm”  là các ca được chữa khỏi, sau đó phát hiện nhiễm bệnh trở lại. “Tại một phòng khám ngoại trú, tôi đã khám cho ba bệnh nhân một gia đình viêm phổi Vũ Hán được chữa khỏi trước đó, phát hiện tái nhiễm, trong đó một ca là cụ già 70 tuổi tình trạng thậm chí còn nghiêm trọng hơn trước.”

Nhan dan nhat bao
Bài viết trên trang Thepaper.cn có tiêu đề: Một gia đình 3 người tái dương tính, chuyên gia cho biết có khả năng tồn tại tình huống trị khỏi giả

Bác sĩ cho biết: “Trước đó, tình trạng của gia đình ba bệnh nhân không nghiêm trọng. Cả ba người được điều trị tại một bệnh viện chỉ định, sau khi đáp ứng các tiêu chí xuất viện, lập tức được cho xuất viện. Tuy nhiên, sau đó, các triệu chứng đã quay trở lại. Gia đình này đã đến bệnh viện chúng tôi để xét nghiệm lại, cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán, họ đã nhập viện tiếp tục điều trị. Trong đó, tình trạng của bệnh nhân cao tuổi còn nghiêm trọng hơn ban đầu, cần được cấp cứu.”

Bác sĩ Dụ Thành Ba, trưởng nhóm y tế đầu tiên hỗ trợ Vũ Hán – Chủ nhiệm Khoa Lây nhiễm Bệnh viện Đại học Y Chiết Giang chi nhánh I cho biết, ông cũng từng gặp một số trường hợp có hiện tượng “tái nhiễm” sau khi được chữa và cho xuất viện.

Bác sĩ Dụ Thành Ba nói: “Đầu tháng Ba, một người đàn ông 68 tuổi đến bệnh viện của chúng tôi để điều trị. Bệnh nhân đã xác nhận bị nhiễm virus ‘viêm phổi Vũ Hán’, người này được điều trị tại Bệnh viện phổi Vũ Hán trong 22 ngày, đã được cho xuất viện sau khi đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên 8 ngày sau đó, triệu chứng sốt đã quay lại.

Gần đây, nhiều địa phương bắt đầu xuất hiện bệnh nhân ‘viêm phổi Vũ Hán’ qua chữa trị, bị chẩn đoán tái nhiễm. Ngày 18/2, tại diễn đàn y khoa “Đinh Hương Viên”, một bác sĩ Vũ Hán được cấp phép cho biết chính quyền đặt ra các tiêu chuẩn xuất viện không hợp lý. Chỉ cần các triệu chứng có chuyển biến tích cực, ảnh chụp CT phổi có cải thiện và xét nghiệm axit nucleic 2 lần cho kết quả âm tính, bệnh nhân sẽ được cho xuất viện. Ngay cả để nâng “tỷ lệ xuất viện”, cũng không ngần ngại báo cáo khống kết quả chụp CT, dẫn đến một số ca cho xuất viện có triệu chứng còn tệ hại hơn bệnh nhân mới.

Nhà bình luận thời sự Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) phát biểu:

“Bệnh nhân chữa xong rồi tái nhiễm” có một khả năng khác là vì lý do chính trị, bị ép thành tích, tăng tỷ lệ chữa khỏi và tỷ lệ vòng quay giường bệnh. Có nhiều ca triệu chứng có cải thiện, nhưng trên thực tế bệnh nhân vẫn chưa được chữa khỏi đã bị yêu cầu phải xuất viện. Bên trong cơ thể bệnh nhân vẫn còn virus, vẫn có khả năng sẽ phải “tái khám” lại. Nếu là tình huống này, họ chắc chắn sẽ trở thành nguồn lây nhiễm sau khi bị ép xuất viện, tình trạng thậm chí có thể trở nên tệ hơn. Đây là cách làm rất vô trách nhiệm.

Gần đây, về vấn đề virus có tính lây nhiễm và khả năng ẩn nấp cao, nhiều chuyên gia uy tín đã nhận định ‘virus Trung Cộng’ (virus corona mới) có thể còn tồn tại trong thời gian dài.

Ngày 19/2, Phó chủ tịch Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, ông Vương Thần (Wang Chen), trong một cuộc phỏng vấn với CCTV cho biết: “Viêm phổi Vũ Hán có thể biến thành bệnh mãn tính, chung sống với con người như chứng cảm cúm.”

Ông Kim Đông Nhạn (Jin Dongyan), giáo sư khoa Hóa sinh Đại học Hồng Kông, trong một cuộc phỏng vấn của tờ “Phần tử Tri thức” cho biết:

“Nếu chúng (virus Trung Cộng) xác thực có khả năng lây nhiễm rất cao và dai dẳng, chúng tôi đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhưng không xoay chuyển được tình thế, vậy thì quản lý thường quy là được. Chúng tôi sẽ không vì cảm cúm theo mùa mà phong tỏa thành phố. Kết cục tệ hại nhất trong tương lai là như thế này.”

Các nhà dịch tễ học nước ngoài cũng đưa ra quan điểm tương tự. Bà Allison McGeer, giáo sư bộ môn sinh lý bệnh, Đại học Toronto, người đã tham gia phòng ngừa và kiểm soát SARS và MERS, kết luận: “Chúng ta càng biết nhiều, càng cảm thấy không thể khống chế hay kiểm soát chúng thông qua các biện pháp y tế cộng đồng. Con người có khả năng phải sống chung với một loại virus hoàn toàn mới.”

Virus gây ra sự bùng phát bệnh viêm phổi ở Vũ Hán đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật khiến dịch bệnh lan truyền trên toàn thế giới. Người Vũ Hán, Hồ Bắc và thậm chí tất cả người Trung Quốc và toàn thế giới đều đang là nạn nhân. Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là Trung Quốc, cũng không thể đại diện cho Trung Quốc. Do đó, virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ nên phải gọi là “virus Trung cộng”.

(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Mộc Lan

Xem thêm: