Gần đây có nguồn tin cho biết, Phó trưởng Ban tổ chức huyện ủy Kiến Hồ tỉnh Giang Tô kiêm Cục trưởng Cục cán bộ hưu trí Thành Vạn Đông đã tự sát trong thời gian học tập bồi dưỡng ở Chiết Giang. Đây là vụ thứ 5 liên quan đến quan chức tự tử được công khai đưa tin từ hồi đầu tháng 5 tới nay, những vụ án không được công khai có thể còn nhiều hơn nữa. Phong trào tự sát này xuất hiện sau khi ông Triệu Lạc Tế thay ông Vương Kỳ Sơn quản lý cơ quan chống tham nhũng.

 

Embed from Getty Images

Đương nhiệm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế (trái) và Phó Chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn (trái)

Truyền thông tại Trung Quốc Đại lục đưa tin, ngày 23/5, lớp học tập chuyên tu cho các quan chức tại huyện Kiến Hồ đã được khai giảng tại Đại học Chiết Giang, thời gian mở lớp là 7 ngày. Người tự sát là Thành Vạn Đông là học viên của lớp chuyên tu này.

Trong tháng 5 này, đã xác nhận có 3 quan chức khác tự sát, trong đó có Bí thư đảng ủy Ngân hàng Nông thương Thiên Tân Ân Kim Bảo, ngày 26/5, tại văn phòng làm việc của mình, Ân Kim Bảo cắt cổ tay tự tử; người thứ 2 là, Trịnh Kim Xa, Cục trưởng Cục Công an khu Quảng Phong, thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây, ngày 24/5, Trịnh Kim Xa nhảy lầu tại tòa nhà trung tâm khu Quảng Phong; người thứ 3 là Vương Hiểu Minh, Phó tổng thư ký Ủy ban thành phố Bắc Kinh, ngày 21/4, Vương Hiểu Minh nhảy lầu tự tử.

Ngoài ra, trước đó không lâu, ngày 10/5, còn có tin đồn nói Hồ Hổ Sâm, Phó trưởng ban tuyên truyền thị ủy Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang nhảy lầu tự tử; Lý Bá Lai, Bí thư Ủy ban kiểm tra Kỷ luật kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Giám sát thành phố Cù Châu, tỉnh Chiết Giang nhảy lầu bị tàn phế. Tuy nhiên chính quyền không lên tiếng xác nhận tin đồn này, mà chỉ là những thông tin rời rạc xuất hiện trên mạng xã hội.

Theo thống kê không hoàn chỉnh, trong vòng chưa đầy 1 tháng, đã có tới 6 quan chức tự sát (gồm cả tự sát không thành), quan trường Trung Quốc dường như bị ám bởi “lời nguyền tháng 5”.

Còn nguyên nhân cụ thể dẫn đến tự sát, chính quyền Bắc Kinh công bố Vương Hiểu Minh mắc chứng trầm cảm, còn những người khác vẫn không có thông tin nào. Tuy nhiên, dư luận xã hội dường như muốn quy những quan chức tự sát này là do sợ bị điều tra.

Theo thống kê tháng 4/2017 cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2017, quan trường Trung Quốc có tổng cộng khoảng 243 quan chức tự sát. Quan chức “từ vong bất thường” đã trở thành vấn đề nghiêm trọng của quan trường Trung Quốc, đặc biệt là mấy năm gần đâu, xu thế tự sát này ngày càng mạnh mẽ hơn, cách tự tử cũng càng thể hiện ghê rợn hơn, ví dụ như Bí thư đảng ủy Ngân hàng Nông thương Ân Kim Bảo tự  sát bằng cách cắt cổ tay trong phòng làm việc khiến người ta phải chấn động.

Ân Kim Bảo thuộc thế hệ quan chức sinh sau năm 1960, nhậm chức Bí thư đảng ủy Ngân hàng Nông thương Thiên Tân chưa đầy một năm, trước đó không lâu, Ân Kim Bảo cũng đã trở thành Ủy viên Ủy ban Chính hiệp khóa 14 thành phố Thiên Tân, và được cho là sẽ còn được thăng tiến nhanh chóng, về việc vì sao Ân Kim Bảo tự sát? Đây là điều khiến nhiều người khó hiểu, Có người đoán rằng có lẽ liên quan đến việc Tổ tuần sát thành phố Thiên Tân tiến vào Ngân hàng Nông thương Thiên Tân.

Đài phát thành quốc tế Pháp (RFI) đưa tin chỉ ra, đối với việc vì sao quan chức tự sát, chính quyền Bắc Kinh không hề đưa ra cách giải thích rõ ràng, không hề có điều tra báo một cách nghiêm túc, “chứng trầm cảm” thường trở thành một lý do được đưa ra để giải thích.

Theo thống kê nói trên vào năm 2017, trong số 234 quan chức tự sát có quá nửa được chỉ ra là “chẩn đoán chính xác là chứng trầm cảm”.

Tháng 5/2017, Lý Kinh Thành, Phó chủ tịch Chính hiệp thành phố Từ Châu treo cổ tự tử, tại hiện trường Từ treo cố có để lại tờ giấy viết tay “do trầm cảm nghiêm trọng, cả đêm mất ngủ, đau khổ vô cùng, nên dùng cách này để tự kết liễu. Lý Lương Thành”.

RFI trước đó có phân tích chỉ ra, nhiều người cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến quan chức tự sát có thể nằm ở phương diện khác, là “sợ tội tự sát” hoặc “bị tự sát”. Có khả năng liên quan đến quy định điều tra của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương, sợ phải ngồi tù, có người thì do lợi ích quan trường mà ép lẫn nhau. So với nhận tội, giao nộp các khoản tham và tiền bất chính, chỉ ra đồng đảng, phán tội nặng, không bằng chết một cái là hết để “bảo vệ tài sản, bảo vệ người nhà, bảo vệ đồng đảng”.

Điều đáng chú ý là, thời kỳ ông Vương Kỳ Sơn quản lý Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, quan trường đã xuất hiện phong trào tự sát, và phong trào tự sát hiện nay chỉ là tiếp tục từ thời đó mà thôi, nhưng tình hình gần đây lại thể hiện ra mạnh mẽ và kỳ dị.

Hiện nay, người nắm giữ cơ cấu chống tham nhũng cao nhất của chính quyền Trung Quốc, đã đổi từ ông Vương Kỳ Sơn thành ông Triệu Lạc Tế. Ông Triệu Lạc Tế vốn là Trưởng Ban tổ chức Trung ương, nên nắm rất chi tiết và nhiều tài liệu của các quan chức.

Trong cải cách cơ cấu hồi tháng 3 vừa qua của chính quyền Trung Quốc, đã thành lập thêm Ủy ban Kiểm toán Trung ương, cơ cấu này mới được ra mắt hôm 23/5. Ông Tập Cận Bình làm Chủ nhiệm ủy ban này, ông Lý Khắc Cường làm Phó chủ nhiệm thứ nhất, ông Triệu Lạc Tế làm Phó chủ nhiệm thứ hai.

Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế phụ trách “đả hổ” đảm nhiệm thêm chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm toán Trung ương, thông thường được cho là liên quan đến trợ giúp cơ cấu này chống tham nhũng.

Theo truyền thông đưa tin, trong các vụ án tham nhũng lớn trước đây, bao gồm cả Bộ trưởng Bộ đường sắt Lưu Chí Quân, Tổng giám đốc Tập đoàn vàng Trung Quốc Tôn Triệu Học, Phó tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Trung Quốc Vương Ích, v.v, đều là bị phát hiện trong quá trình kiểm toán và được giao cho Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

Còn trong ngày 18/3, tại “lưỡng hội”, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, người đứng đầu Bộ Giám sát Dương Hiểu Độ được bầu chọn làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra giám sát. Ông Triệu Lạc Tế không được giao đảm nhận chức Bí thư Ủy ban Kiểm tra Giám sát khiến giới quan sát bất ngờ. Bố trí như vậy một lần nữa bị cho là việc “đả hổ” chống tham nhũng sẽ không có khác biệt lớn so với trước đây.

Ngày 2/2, vòng thị sát của trung ương khóa 19 bắt đầu khởi động, lần đầu nhắm đến cấp phó tỉnh và thành phố, truyền thông nhà nước giải thích đây là thể hiện của công tác thị sát phải “chìm xuống sâu 1 cấp”, nhắm vào yêu cầu đối với quan chức cấp phó tỉnh và thành phố.

Căn cứ vào vấn đề này, có bình luận chỉ ra, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương sau thời ông Vương Kỳ Sơn, có thể không còn giống như ông Vương Kỳ Sơn trong 5 năm qua tức là chống tham nhũng “không có giới hạn trên”, mà lưỡi đao lại hướng xuống dưới, chủ yếu là tấn công vào các quan chức tham ô tầng trung và thấp, chứ không hướng đến các nguyên lão và lãnh đạo cấp cao.

Tuyết Mai

Xem thêm: