Mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã “vượt tường lửa Internet” đăng một số bức ảnh lên Twitter, đề cập đến tác hại mà Mỹ mang lại cho trẻ em trong cuộc chiến ở Afghanistan. Trớ trêu thay, tác giả bức ảnh cho biết đây là trẻ em Syria chứ không phải Afghanistan. Ông Triệu không chỉ tự ý trộm dùng những bức ảnh đoạt giải khi chưa được sự đồng ý của tác giả, mà còn “râu ông nọ cắm cằm bà kia.”

p2751031a835169450 ss 1
Mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã “vượt tường lửa Internet” đăng một số bức ảnh gây ra tranh cãi lên Twitter. (Ảnh từ trang web của Bộ Ngoại giao TQ).

Ngày 26/1, ông Triệu Lập Kiên đã đăng một thông điệp bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh trên tài khoản Weibo và Twitter của mình, kèm theo chú thích: “Sau 20 năm chiến tranh, Mỹ đã mang lại những gì cho trẻ em Afghanistan?”; đồng thời kèm theo 4 bức ảnh, cho thấy những đứa trẻ rách rưới đang lục lọi trong đống rác, tìm vỏ đạn và thuốc súng bị hỏng để bán sắt vụn.

p3088231a388246087
Ngày 26/1, Triệu Lập Kiên đã đăng một thông điệp bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh trên tài khoản Weibo và Twitter của mình. (Ảnh: Weibo / Twitter)

Tuy nhiên, điều nực cười là tác giả của những bức ảnh này, phóng viên ảnh người Syria, anh Ali Haj Suleiman, đã lên tiếng thanh minh trên tài khoản Twitter cá nhân của mình vào ngày 27/1, rằng nội dung đăng tải của ông Triệu hoàn toàn khác với sự thật. Những bức ảnh này được chụp tại tỉnh Idlib của Syria chứ không phải Afghanistan, lưu lại cảnh trẻ em Syria bị chiến tranh tàn phá đang thu gom sắt vụn, năm 2021 từng được Ban giám khảo độc lập của UNICEF trao giải thưởng danh dự lựa chọn của năm.

Anh Suleiman cho biết: “Những vỏ đạn lớn nhỏ này là tàn tích của các cuộc tấn công của chính quyền Syria dưới thời Tổng thống Bashar al-Assad do Nga hậu thuẫn, nhằm vào dân thường và trẻ em Syria.”

Được biết, tỉnh Idlib nằm ở phía tây bắc của Syria và là thành trì duy nhất còn sót lại của phe đối lập Syria. Suleiman ban đầu sống ở thủ đô Damascus, nhưng khi 14 tuổi, cha anh đã bị chính quyền Assad tấn công. Ông bị bắt và buộc phải cùng người thân chạy trốn đến căn cứ quân nổi dậy. Đó cũng là quê hương của cha anh, nơi anh học cách ghi hình bằng máy ảnh. Suleiman trở thành nhà báo năm 18 tuổi và sau đó làm việc cho nhiều hãng truyền thông khác nhau.

(Nội dung tweet: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc @ zlj517 đã công bố những bức ảnh do tôi chụp ở Idlib và tuyên bố rằng ‘đây là những gì Hoa Kỳ đã mang đến cho trẻ em ở Afghanistan’. Nhưng trên thực tế, đây là những gì mà chế độ Syria và lực lượng Nga đã mang đến cho trẻ em tại tỉnh Idlib.)

(Nội dung tweet: ‘Shells of War’, một trong những câu chuyện của tôi đã được trao giải trong Cuộc thi ảnh của UNICEF năm 2021. Mặc dù câu chuyện này đến sau 3 câu chuyện khác, nhưng việc nó lọt vào cuộc thi, vào chung kết và nhận được một vị trí vinh dự, được coi là điều tuyệt vời thành công trong việc truyền tải đến thế giới.)

Hiện ông Triệu Lập Kiên đã xóa các bài viết liên quan nhưng chưa đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. Đáp lại, nhiều cư dân mạng chế giễu hành vi tung tin đồn thất thiệt của ông rằng: “Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện giờ đang lưu manh hóa”; “Cái tát này đánh thật kêu”; “Haha, bị bắt quả tang”; “Thật mất mặt!”

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự do ngày 28/1, anh Suleiman chỉ ra, ngoài ông Triệu Lập Kiên, một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là bà Hoa Xuân Oánh, cũng đăng những thông điệp sai trái trên Twitter.

Anh rất ngạc nhiên trước hành vi chiếm đoạt ảnh của người khác và sự thật bị bóp méo bởi các quan chức Trung Quốc. Anh cũng cho biết, ông Triệu không liên hệ lại với anh sau vụ việc, cũng như không nói bất kỳ lời xin lỗi nào.

Về vấn đề này, ông Diệp Diệu Nguyên (Yao-Yuan Yeh), Giám đốc Khoa Nghiên cứu Quốc tế và Ngôn ngữ Đương đại tại Đại học St. Thomas Hoa Kỳ, cũng chỉ ra rằng điều quan trọng nhất trong việc kiểm tra thực tế và đối ngoại là phải thận trọng trong lời nói và việc làm, và kết bạn nhiều hơn; nhưng đây dường như không còn là quy tắc mà thế hệ các nhà ngoại giao của Bắc Kinh tuân theo.

Nguyên nhân là do bản chất của việc tuyên truyền đối ngoại trên quy mô lớn, họ mượn cớ bôi nhọ Hoa Kỳ để cho thấy Trung Quốc tốt như thế nào, nên việc kiểm tra trên thực tế không hề quan trọng.

Hồi tháng 11/2020, ông Triệu Lập Kiên đã đăng một bức ảnh dàn dựng (fabricated photo) lên twitter về binh lính Úc gây tranh cãi. Bức ảnh thể hiện một người lính Úc tay cầm một con dao đầy máu cứa cổ một đứa trẻ, trong tay đứa bé này đang ôm một con cừu, tất cả đứng trên lá cờ Úc kèm dòng tweet: “Sốc trước cảnh lính Úc giết hại tù nhân và thường dân Afghanistan. Chúng tôi cực lực lên án những hành vi man rợ như vậy, và kêu gọi họ phải chịu trách nhiệm.”

Phía Úc đã yêu cầu Twitter xóa bức ảnh giả và bài viết liên quan khỏi nền tảng của mình, mô tả bức ảnh đó là “thông tin sai lệch”. Thủ tướng Úc Scott Morrison mô tả bài viết đó là “thực sự đáng phẫn nộ, xúc phạm sâu sắc, hoàn toàn thái quá.”

Chính phủ Trung Quốc nên xấu hổ toàn diện về bài đăng này. Nó khiến bản thân họ bị hạ thấp trong con mắt của thế giới,” ông nói. “Đây là một bức ảnh giả và là sự sỉ nhục khủng khiếp đối với lực lượng quốc phòng của chúng tôi.” 

Ban Mai (t/h)

Xem thêm: