Theo dữ liệu kinh tế quý đầu tiên chính thức của Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 đến 24 tuổi đã tăng lên 19,6% trong tháng 3. Tuy vậy lại có tới 11,85 triệu người tốt nghiệp đại học năm nay, một con số kỷ lục về người cần việc làm.

GettyImages 1242767216
Ảnh chụp hội chợ việc làm ở Bắc Kinh ngày 26/8/2022. (Nguồn ảnh: JADE GAO/AFP qua Getty Images)

Với việc chính quyền Bắc Kinh thực hiện các chính sách kích thích kinh tế và ngân hàng trung ương giải phóng thanh khoản, dữ liệu kinh tế do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 18/4 cho thấy GDP (tổng sản phẩm quốc nội) tăng 4,5% trong quý đầu tiên. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I tăng 1,3% so với cùng kỳ, nhưng ngành bất động sản vẫn chưa phục hồi, cả lượng đầu tư và diện tích bán trong quý I đều giảm. Ngoài ra, đầu tư tài sản cố định trong quý đầu tiên không như kỳ vọng, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý I, giá sản xuất (PPI) của các nhà sản xuất công nghiệp giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều đáng chú ý là tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp bình quân khu vực thành thị trong quý I là 5,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị được khảo sát trên toàn quốc là 5,3% trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát ở những người từ 16 đến 24 tuổi đã tăng lên 19,6%, cao hơn so với 18,1% trong tháng Hai.

Nhà nghiên cứu Nhậm Trọng Đạo (Ren Zhongdao) tại tổ chức tư vấn “Kinh tế Chính trị Thiên Quân”, chỉ ra rằng số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc về nhóm thanh niên 16 – 24 tuổi là do ngoài những người tốt nghiệp giáo dục bậc cao, còn có nhiều người đã tốt nghiệp trung học và đã đi làm. Ví dụ, vào năm 2001, có 17,02 triệu ca sinh và 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học vào năm 2023. Loại trừ các yếu tố tử vong, nhập cư, thì vẫn còn hàng triệu người cần việc làm. Đặc biệt, cái gọi là 200 triệu người có việc làm linh hoạt không được đưa vào thống kê thất nghiệp. Hơn nữa, chính quyền điều tra tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, thực tế là thống kê cư dân có hộ khẩu ở thành thị, và có sự sai lệch thống kê về tình trạng thất nghiệp của lao động nhập cư.

(Hình ảnh thuyết trình phân tích về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2023)

Hình ảnh cuộc họp nội bộ của Đại học Hải dương Thượng Hải được lan truyền trên Internet cho thấy, hiện tại tỷ lệ việc làm trung bình của [sinh viên tốt nghiệp] các trường cao đẳng và đại học ở Thượng Hải là 32,80%, tỷ lệ việc làm trung bình [của sinh viên tốt nghiệp ] các trường cao đẳng và đại học loại hình nghiên cứu ứng dụng là 21,95%.

Tính đến ngày 11/4, tỷ lệ việc làm chung của sinh viên tốt nghiệp Đại học Hải dương Thượng Hải chỉ là 14,83%. Trong số đó, tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học là 13,64% và tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp sau đại học là 17,27%, thấp hơn so với tỷ lệ việc làm trung bình của các trường cao đẳng và đại học Thượng Hải lần lượt là 17,97% và 7,12%. Theo thông tin được công khai, Đại học Hải dương Thượng Hải là trường đại học “hạng nhất kép”, xếp thứ 239 cả nước.

Theo dữ liệu mới nhất từ ​​Bộ Tài nguyên nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc, số cư dân đô thị mới cần việc làm sẽ đạt 16,62 triệu vào năm 2023, mức cao mới trong những năm gần đây.

Hiện nay, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng dân số ngày càng giảm và già đi nhanh chóng. Ông Dư Gia Đông (Yu Jiadong), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc, cho biết tại một cuộc họp báo rằng những người lao động lớn tuổi đã rút khỏi thị trường lao động và số lượng đã giảm tương đối nhanh.

Bà Vương Hiểu Bình (Wang Xiaoping), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc, cho biết vào tháng trước rằng đến năm 2023, sinh viên tốt nghiệp giáo dục bậc cao của Trung Quốc sẽ đạt 11,58 triệu, một mức cao mới. Những mâu thuẫn cùng tồn tại giữa khó tuyển dụng và khó tìm việc làm vẫn còn nổi bật, khó tuyển dụng lao động phổ thông và thiếu hụt lao động có tay nghề cao. Cơ quan này sẽ tăng thêm nỗ lực để giúp đỡ những sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng, lao động nhập cư và những người thất nghiệp.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng sự phục hồi của thị trường lao động Trung Quốc không đồng đều, bởi vì tốc độ phục hồi của các ngành nghề có sự khác biệt.

Việc chính quyền Bắc Kinh đàn áp các ngành công nghệ, giáo dục, giải trí và bất động sản trong đại dịch đã thúc đẩy tình trạng sa thải quy mô lớn và khiến thị trường việc làm trở nên tồi tệ hơn.