Sau cuộc chiến ngôn luận gay gắt tại cuộc gặp cấp cao Mỹ – Trung đầu tiên thời chính quyền mới Biden, gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như phủ thêm bóng đen lên bức tranh đen tối này bằng bài xã luận ngụ ý lên án ông Biden là “tiểu nhân” cùng nhiều động thái ngoại giao lôi kéo đồng minh hợp sức chống Mỹ.

Dương Khiet Tri Joe Biden
Ông Dương Khiết Trì (phải) và ông Joe Biden tháng 9/2017 (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc)

Ngày 27/3, tờ Tân Hoa Xã của ĐCSTQ có bài viết “Cùng nhau nâng cánh buồm hòa bình – Ngoại giao nguyên thủ Trung Quốc tích cực giúp thế giới phát triển ổn định”, như muốn cố gắng giúp ông Tập Cận Bình giải tỏa căng thẳng ngoại giao. Đồng thời tờ này cũng đăng bài “Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao thông báo các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể có liên quan ở Mỹ và Canada”, chỉ ra rằng đòn trả đũa của ĐCSTQ nhắm vào Chủ tịch Manchin và Phó Chủ tịch Perkins của Ủy ban Quốc tế về Tự do Tôn giáo của Mỹ, nghị sĩ David Chong của Canada,  Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế của Ủy ban Đối ngoại của Canada, cảnh báo “các bên liên quan nên nhận ra tình hình và sửa chữa sai lầm… chớ đùa với lửa sẽ bỏng tay”…

Thời báo Hoàn ngụ ý cách làm của ông Biden là của “tiểu nhân”

Trong quan hệ Trung-Mỹ có ý nghĩa chiến lược, cuộc chiến ngôn luận gay gắt tại cuộc gặp cấp cao Mỹ – Trung Quốc đầu tiên thời chính quyền mới Biden vẫn chưa thể xoa dịu. Tại một cuộc họp báo ngày 25/3 ông Biden cũng tuyên bố rằng việc Trung Quốc vượt qua Mỹ sẽ không xảy ra trong nhiệm kỳ của ông, và lần đầu tiên mô tả mối quan hệ giữa hai nước là “cuộc đối đầu dân chủ và độc tài”.

Ngay lập tức Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ công bố bài xã luận đầy tính sói chiến với tiêu đề “Mỹ nên ưu tiên giữ gìn con đường quân tử thay vì tiểu nhân”, ngụ ý rằng cách làm của ông Biden là “tiểu nhân”.

Tờ Thời báo Hoàn cầu đã lật lại tuyên bố của ông Biden tại cuộc họp báo, “Ông ấy đưa ra ba cách để Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc: Một là tăng cường đầu tư vào công nhân và công nghệ Mỹ, tăng tỷ lệ đầu tư cho R&D trên GDP từ 0,7% hiện tại lên 2%; thứ hai là tăng cường liên minh; thứ ba là tiếp tục gây áp lực với Trung Quốc về vấn đề nhân quyền”. Bài xã luận cho rằng hai cách làm sau cho thấy rõ ràng ông Biden đang cố gắng đàn áp Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc và bôi nhọ Trung Quốc.

Sau đó, Thời báo Hoàn cầu bắt đầu bào chữa cho ĐCSTQ rằng Trung Quốc không bao giờ muốn vượt qua Mỹ mà chỉ muốn tăng tốc độ phát triển của nước mình. Từ chính quyền Mỹ khóa trước đến khóa này đã không ngừng tuyên bố rằng các vấn đề cơ bản của họ là do Trung Quốc gây ra, vì họ đã không còn tự tin vào bản thân… Cuối cùng bài viết đã chụp mũ Mỹ là đạo đức giả dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền và dân chủ”, kêu gọi Mỹ hãy chơi “quân tử” chứ không phải nên tự làm “tiểu nhân”.

Bài xã luận này rõ ràng đã phủ thêm bóng đen lên quan hệ Mỹ-Trung trong tình trạng bế tắc hiện nay.

Trung Quốc ký thỏa thuận 25 năm với Iran

Giới truyền thông đưa tin ngày 26/3 Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị đã đến thăm Iran và đã ký “Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược 25 năm Trung Quốc-Iran” vào ngày 27/3, bao trùm về thương mại, giao thông vận tải, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Cho thấy hai đối thủ không đội trời chung của Mỹ ngày càng xích lại gần nhau hơn.

Thỏa thuận “chính trị, chiến lược và kinh tế” này lần đầu tiên được đề xuất trong chuyến thăm của Tập Cận Bình tới Iran vào tháng 1/2016. Vào thời điểm đó ông Tập và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đồng ý bắt đầu hoạt động đầu tư lẫn nhau trong các lĩnh vực giao thông vận tải, cảng, năng lượng, công nghiệp và dịch vụ.

Ngày 27/3 Ngoại trưởng Khatibzad của Iran cho biết thỏa thuận này là một bản thiết kế hoàn chỉnh cho sự hợp tác giữa hai nước, tin rằng sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nước. Truyền thông nhà nước của Iran cũng chỉ ra rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và công nghệ năng lượng của Iran.

Theo Reuters chỉ ra, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Iran và là đồng minh lâu dài của Iran. Năm 2016 Trung Quốc đồng ý trong vòng 10 năm sẽ tăng thương mại song phương hơn 10 lần, đạt 600 tỷ USD.

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Năm (25/3) cho biết Bắc Kinh sẽ nỗ lực bảo vệ “Thỏa thuận hạt nhân Iran” ký năm 2015 và bảo vệ lợi ích hợp pháp của quan hệ Trung Quốc-Iran.

Hồi năm 2018, chính quyền Mỹ thời Tổng thống Trump đã đề xuất xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran và xem xét các biện pháp trừng phạt chống lại Iran. Nhưng sau khi ông Biden lên nắm quyền đã quyết định nối lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran.

Trung Quốc lôi kéo Nga và Triều Tiên

Bất cứ khi nào ĐCSTQ đối mặt với khủng hoảng, điều đầu tiên họ nghĩ đến là “anh cả” Nga.

Sau cuộc gặp Mỹ – Trung, ngay lập tức Ngoại trưởng Nga Lavrov đã được mời thăm Trung Quốc. Ngày 23/3, Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga đã ra tuyên bố chung thể hiện quyết tâm cùng nhau chống lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với hai nước.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Nga Lavrov từ chối chấp nhận những chỉ trích của phương Tây đối với hệ thống chính trị độc tài của hai nước. ĐCSTQ không cho phép sự tồn tại của phe đối lập chính trị trong nước và thực hiện quyền kiểm soát nghiêm ngặt đối với xã hội; trong khi nhà lãnh đạo Nga Putin đã đàn áp nghiêm khắc phe đối lập trong nước đòi hỏi cởi mở.

Ông Ngoại trưởng Vương Nghị phản ứng mạnh mẽ các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu, Anh và Mỹ nhắm vào quan chức ĐCSTQ vì cáo buộc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Ông ta bày tỏ sự phản đối mọi hình thức trừng phạt đơn phương.

Hai Ngoại trưởng Vương Nghị và Lavrov cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và thúc giục Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Cả Nga và Trung Quốc đều duy trì quan hệ chặt chẽ với Tehran, ba bên đều giữ quan điểm chống lại Mỹ.

Trong những năm gần đây, quan hệ Trung-Nga phát triển nhanh chóng trên cơ sở quan hệ chống Mỹ. Hai bên đã tiến hành hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực quân sự, khoa học và công nghệ, và thương mại tài nguyên thiên nhiên.

“Tiểu đệ” Triều Tiên của ĐCSTQ cũng hành động trong thời điểm cuộc gặp Mỹ-Trung. Theo Hãng thông tấn Yonhap, ngày 21/3 Triều Tiên đã phóng hai tên lửa từ khu vực phía Tây sang vùng biển phía Tây bán đảo này. Đây là lần đầu tiên Triều Tiên phóng tên lửa kể từ ngày 14/4 năm ngoái, cũng là vụ thử đầu tiên sau khi ông Biden nắm quyền. Triều Tiên hôm 25/3 cũng xác nhận đã bắn loại “pháo chiến thuật” tầm ngắn mới, trong khi Nhật Bản tuyên bố rằng vào ngày hôm đó Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên trong cuộc họp báo đầu tiên ngày 25/3, Tổng thống Biden nói rằng các tên lửa cụ thể được thử nghiệm đã vi phạm Nghị quyết 1718 của Liên Hợp Quốc, vấn đề này Mỹ đang thảo luận với các đồng minh. “Nếu chọn nâng cấp, sẽ có phản hồi cụ thể”, ông cảnh báo.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: