Sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu người chết vì COVID-19 tại nước này tính từ đầu tháng 12/2022 là gần 60.000 người, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại kêu gọi cần công bố thêm thông tin chi tiết, cả WHO và Mỹ đều lên án chính quyền Trung Quốc “đánh giá thấp” dữ liệu một cách nghiêm trọng, khác xa đánh giá của quốc tế.

COVID Trung Quoc
Bên trong 1 bệnh viện tại Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Theo các nguồn tin, thông báo vào ngày 14/1 (thứ Bảy tuần trước) của cơ quan chức năng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là số người chết công bố chính thức đầu tiên kể từ khi ĐCSTQ đột ngột dỡ bỏ chính sách ‘Zero COVID’ nghiêm ngặt vào tháng 12 năm ngoái.

Theo đó, Vụ trưởng Tiêu Á Huy (Jiao Yahui) của Vụ Y tế – Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho hay, từ ngày 8/12 năm ngoái đến ngày 12/1 năm nay Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 59.938 ca tử vong liên quan đến COVID-19. Cụ thể, 5503 người chết vì suy hô hấp do nhiễm COVID-19, 54.435 người bệnh COVID-19 thiệt mạng là người có bệnh nền (như ung thư và bệnh tim mạch…).

Trước đó nhà chức trách Trung Quốc liệt kê người bệnh bị COVID-19 và tử vong vì suy hô hấp là trường hợp chết vì COVID-19. Theo dữ liệu được công bố trên trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC), trong tháng tính từ sau ngày 8/12 năm ngoái Trung Quốc chỉ ghi nhận 37 trường hợp tử vong do COVID-19.

Trong bối cảnh đó, WHO và Mỹ đã cáo buộc nhà chức trách tại Trung Quốc “đánh giá thấp” nghiêm trọng tình hình, vì họ đã chứng kiến ​​​​sự gia tăng đáng kể các ca nhiễm COVID-19 ở nhiều vùng trên toàn Trung Quốc khiến hệ thống các bệnh viện, nhà hỏa táng và nhà tang lễ quá tải. Các quan chức của WHO một lần nữa kêu gọi nhà chức trách Trung Quốc chia sẻ với thế giới dữ liệu chi tiết hơn về tình hình bùng phát dịch bệnh.

Trong một tuyên bố của WHO vào ngày 14/1, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus vào buổi sáng hôm đó “đã trò chuyện với Giám đốc Mã Hiểu Vỹ (Ma Xiaowei) của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc về sự bùng phát COVID-19 ở Trung Quốc”.

WHO cho biết các quan chức Trung Quốc đã cung cấp cho WHO một loạt thông tin, “bao gồm các lần khám ngoại trú, nhập viện, bệnh nhân cần điều trị khẩn cấp và chăm sóc đặc biệt, trường hợp tử vong tại bệnh viện liên quan đến nhiễm COVID-19”, theo đó WHO “đang phân tích thông tin tình hình của làn sóng dịch bệnh này tại Trung Quốc từ đầu tháng 12/2022 – 12/01/2023 để hiểu rõ hơn về tình hình dịch tễ và tác động liên quan”.

WHO cảnh báo “làn sóng dịch bệnh dữ dội tại Trung Quốc do các biến thể phụ ‘Omicron’ đã biết gây tác động lâm sàng cao hơn đối với người già và những người mắc bệnh nền”, nhưng dữ liệu từ báo cáo chính thức của Trung Quốc cho thấy “số ca bệnh cùng nhập viện và số ca cần chăm sóc đặc biệt đều giảm”, vì vậy WHO yêu cầu Chính phủ Trung Quốc cung cấp “dữ liệu phân tách chi tiết hơn theo từng tỉnh”.

WHO cũng yêu cầu nhà chức trách Trung Quốc chia sẻ kho cơ sở dữ liệu về trình tự của virus lây lan tại Trung Quốc, qua đó để giúp WHO hợp tác phân tích sự tiến hóa của virus để cải thiện phương diện chăm sóc lâm sàng.

Ở cuối tuyên bố của WHO đề cập rằng trong một cuộc trao đổi trực tuyến với giám đốc Mã Hiểu Vỹ của Ủy ban Y tế và Sức khỏe của Trung Quốc, Tiến sĩ Tedros “cũng nhắc lại tầm quan trọng của sự hợp tác sâu rộng và tính minh bạch của Trung Quốc trong việc tìm hiểu nguồn gốc của đại dịch COVID-19”.

Mặc dù ĐCSTQ đã chính thức đưa ra số liệu mới về gần 60.000 ca tử vong, nhưng thành viên cấp cao Yanzhong Huang chuyên trách vấn đề sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ cho biết, những nghi ngờ về số liệu của Trung Quốc có thể vẫn tồn tại.

Bản sửa đổi có khác biệt đáng kể là phản ứng của nhà chức trách Trung Quốc trước chỉ trích của quốc tế về việc họ thiếu minh bạch và chính xác trong việc báo cáo dữ liệu liên quan đến COVID-19”, ông Huang nói trong một phản hồi với hãng tin CNN. “Tuy nhiên với khoảng cách lớn về dữ liệu số người chết do COVID-19 mà họ tuyên bố với ước tính từ quốc tế, tôi không nghĩ bản sửa đổi sẽ dập tắt những nghi ngờ về dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc”.

Khó xác định Trung Quốc đã qua đỉnh lây lan dịch bệnh hay chưa

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc phản hồi rằng họ chỉ mới thống kê những trường hợp tử vong trong bệnh viện chứ chưa tính được những trường hợp tử vong tại nhà; ngoài ra hiện nay “thời kỳ cao điểm khẩn cấp quốc gia của Trung Quốc đã qua” vì số lượt người đến các phòng khám sốt hàng ngày “đã giảm 83% so với mức cao nhất vào ngày 23/12”.

Về vấn đề này, Trưởng Ban Phòng chống COVID-19 của Đại học Oklahoma (Mỹ) là Tiến sĩ Dale Bratzler cho hay rất khó để đánh giá liệu Trung Quốc đã thực sự qua giai đoạn cao điểm lây nhiễm COVID-19 hay chưa. Ông nói với AP: “Thật khó để biết. Trung Quốc (ĐCSTQ) cách ly mọi người trong nhà, vẫn còn rất nhiều người chưa được tiêm phòng đều dễ là nhóm nguy cơ nhiễm virus”.

Bác sĩ Tiến sĩ Albert Ko chuyên về bệnh truyền nhiễm là giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Trường Y tế Công cộng – Đại học Yale cũng nói với AP rằng số người chết do COVID-19 được báo cáo chính thức của Trung Quốc có thể bị “đánh giá thấp đáng kể” vì họ định nghĩa nó theo cách khác.

“Họ (ĐCSTQ) sử dụng định nghĩa trường hợp tử vong (COVID-19) rất hẹp, người bị COVID-19 phải bị suy hô hấp… mới được tính là ca nhiễm, người bệnh COVID-19 cũng phải ở một nơi đáp ứng tất cả các tiêu chí của họ yêu cầu: đó là trong bệnh viện”.

Ông cho hay hầu hết các bệnh viện của Trung Quốc đều nằm ở các thành phố lớn mới có báo cáo về tình hình bùng phát COVID, trong khi còn ở các vùng nông thôn xa xôi không có báo cáo về tình hình bùng phát.

Giờ lại vào dịp Tết Nguyên đán và sẽ có làn sóng người dịch chuyển [từ đô thị] đến các vùng nông thôn có dân số dễ tổn thương. Chúng tôi thực sự lo lắng về khả năng COVID-19 lây lan đến các vùng nông thôn Trung Quốc”, Tiến sĩ Albert Ko nói.

Liên quan đến dữ liệu mới nhất về gần 60.000 người chết trong một tháng [làn sóng bùng phát này] mà Ủy ban Y tế Quốc gia của ĐCSTQ đưa ra, nhiều cư dân mạng Trung Quốc dựa trên kinh nghiệm cá nhân cho biết con số đó có phần đáng tin cậy… nếu được nhân với 100.

Nhìn lại trường hợp vấn đề dữ liệu dân số của Trung Quốc

Sau khi ĐCSTQ công bố số liệu điều tra dân số Trung Quốc lần thứ 7 (vào đầu năm 2021) là 1,4 tỷ người, một số chuyên gia lưu ý là ngay sau khi công bố dữ liệu điều tra dân số thì ĐCSTQ đã tuyên bố bãi bỏ chính sách kế hoạch hóa gia đình và bắt đầu thực hiện chính sách 3 con, theo đó họ phản bác rằng thực tế dân số của Trung Quốc có thể chưa tới 1 tỷ người.

Về vấn đề này, người sáng lập tổ chức Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí cho biết hơn 3 năm qua ĐCSTQ đã luôn che đậy dịch bệnh COVID-19, [dân số] Trung Quốc [có thể] đã giảm thêm 400 triệu người do đại dịch này. Ông cũng đề cập đến lần trước khi dịch “SARS” (viêm phổi SARS) xuất hiện (năm 2003) đã khiến khoảng 200 triệu người Trung Quốc thiệt mạng, sau nhiều năm ĐCSTQ nhận thấy dân số đã giảm nên lập tức từ bỏ chính sách chỉ cho các cặp vợ chồng sinh 2 con.