Ngày 30/8, kênh truyền thông Lenta của Nga đã đăng tải một bài viết dài với tựa đề “Trung Quốc đã trở thành một ‘cường quốc cần sa’”, chỉ ra rằng tại quốc gia này cần sa được trồng hợp pháp trên diện rộng, và sản phẩm chế xuất từ cây cần sa cũng không ngừng gia tăng.

can sa
Tại Trung Quốc, cần sa được trồng hợp pháp trên diện rộng (Ảnh qua dinafem)

Theo bài báo, ở cả vùng Đông Bắc Trung Quốc và ở Vân Nam đều đang trồng cần sa trên một diện tích rộng lớn. Ủy ban Thống kê Quốc tế cũng chỉ ra, sản lượng cần sa chỉ ở riêng hai khu vực hợp pháp này đã chiếm tới một nửa lượng cần sa trên toàn thế giới. Năm 2016, các nhà chức trách Trung Quốc đã chính thức hợp pháp hóa việc trồng cần sa ở Hắc Long Giang.

Trong khi đó, tỉnh Vân Nam – một địa khu sản xuất nhiều cần sa nhất thế giới thì hoạt động sản xuất cần sa đã được hợp pháp hóa từ năm 2003. Những năm gần đây, hơn 10 thành phố quận huyện thuộc tỉnh Vân Nam như Côn Minh, Ngọc Khê, Hồng Hà, Văn Sơn, Sở Hùng, Lệ Giang, Bảo Sơn, Khúc Tĩnh, Tây Song Bản Nạp… đều triển khai trồng cây cần sa trên diện rộng, mỗi năm diện tích trồng lên đến gần 100.00 mẫu (mỗi mẫu là 100m2).

Tính trung bình, mỗi hecta cần sa mang về cho nông dân một tỉnh ở Trung Quốc hơn 10.000 tệ (khoảng 35 triệu đồng), nhiều hơn hẳn so với so với trồng lúa hay ngô. Chính vì vậy mà ngoài những khu vực được hợp pháp hóa, rất nhiều nông dân cũng đã trồng cần sa lậu ở các khu vực khác để kiếm lợi. Sau khi trồng và thu hoạch cần sa, họ sẽ bán lại phần thân cây cho nhà máy dệt để chế tạo vải cao cấp, lá sẽ bán cho công ty dược để điều chế thuốc và hạt bán cho công ty thực phẩm làm đồ ăn nhẹ, dầu, đồ uống…

Mặc dù việc buôn lậu ma túy ở Trung Quốc cũng tương đương với việc bán thuốc phiện, ma túy đá hay nhiều loại thuốc khác, đều bị coi là phạm tội nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu sở hữu một lượng nhỏ cần sa thì không tính là phạm tội. Khi lưu giữ và vận chuyển lượng lớn cần sa thì mới cấu thành tội danh. Nếu lưu trữ trên 1kg cần sa, 2 kg nhựa hay lá cần sa, trên 3 kg thuốc lá cần sa thì bị liệt vào tội tàng trữ ma túy theo điều luật 348 Bộ luật Hình sự.

Báo chí Nga cũng bày tỏ quan ngại, cho dù cần sa mang lại nguồn lợi lớn, nhưng chính quyền Bắc Kinh cũng không thể phớt lờ những nguy cơ mà loại “ma dược” này mang tới, như lạm dụng ma túy cũng như nhiều tệ nạn xã hội khác. Nhất là hiện nay nhiều công ty dược phẩm và thực phẩm của Trung Quốc đều sử dụng cây cần sa và hiện chưa rõ chính phủ Nga có chấp thuận kiểm duyệt để đưa vào sử dụng các loại sản phẩm này nay không.

Yevgeny Carlo Pizen, chuyên gia về ma túy ở St. Petersburg, Nga đã bình luận: “Xã hội Nga cũng nói đến tính hợp pháp của cần sa, nhưng hoàn toàn là từ quan điểm y học, còn từ góc độ nghiện ma túy hay thuốc lá đều không chấp nhận. Trên thực tế, xu hướng hợp pháp hóa những sản phẩm này rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nhưng hệ quả gây hại cho xã hội không thể lường trước được.”

Minh Ngọc

Xem thêm: