Mới đây, Cục Quản lý Bảo hiểm Y tế (BHYT) Trung Quốc công bố báo cáo, ngoài thông tin về số dư quỹ BHYT thì vấn đề lưu ý là chỉ trong một năm, số người Trung Quốc tham gia BHYT năm 2022 giảm 17,27 triệu người.

shutterstock 500057251
Số người tham gia BHYT Trung Quốc trong một năm giảm 17,27 triệu người. (Ảnh minh họa: Gwoeii/ Shutterstock)

Theo “Bản tin thống kê Phát triển An ninh y tế năm 2022” do Cục quản lý BHYT Trung Quốc công bố, vào năm 2022 tổng thu nhập và tổng chi tiêu của quỹ BHYT cơ bản (bao gồm cả bảo hiểm thai sản) lần lượt là 3069,772 tỷ RMB (khoảng 444,8 tỷ USD) và 2443,172 tỷ nhân dân tệ RMB, số dư tích lũy quỹ vào cuối năm là 4254,073 tỷ RMB.

Đáng chú ý trong báo cáo là thông tin cho biết đến cuối năm 2022, số người tham gia BHYT cơ bản là 1345,7 triệu người, giảm 17,27 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Người ta chỉ ra nhiều lý do về số lượng người tham gia bảo hiểm sụt giảm, trong đó cũng có vấn đề liên quan số người thiệt mạng vì đại dịch COVID-19.

Ngày 11/3, Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc dẫn y kiến của ông Zhu Minglai – Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Kinh tế y tế và An ninh y tế thuộc Đại học Nankai – cho biết, “Năm 2022, số người tham gia BHYT cơ bản ở Trung Quốc sụt giảm, chủ yếu là từ vùng nông thôn. BHYT đại chúng khác với BHYT công nhân viên chức, hình thức tham gia dựa trên cá nhân tự nguyện. Bình quân đầu người là khoảng 300 RMB mỗi năm. Theo chúng tôi tìm hiểu, số lượng cư dân tham gia BHYT cơ bản giảm vào năm ngoái chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh, thu nhập của lao động nhập cư và lao động tự do giảm khiến khả năng chi trả phí của các cá nhân không còn tốt, quỹ trợ cấp tài chính ở một số vùng cũng giảm dẫn đến người dân tham gia bảo hiểm ít hơn, gây suy giảm dần xu thế tham gia bảo hiểm tự nguyện”.

Ông Zhu Minglai gợi ý rằng đối với một số nhóm thu nhập thấp, địa phương liên quan có thể xem xét mở rộng hỗ trợ BHYT hoặc miễn giảm một số khoản thanh toán cá nhân để ổn định số người tham gia bảo hiểm.

Tuy nhiên, một số chuyên gia còn cho rằng yếu tố tử vong [vì COVID-19] là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng người tham gia bảo hiểm sụt giảm.

Ví dụ Giáo sư Wu Jianzhong tại Trung tâm Giáo dục Tổng hợp của Đại học Khoa học và Công nghệ Đại dương Đài Bắc – Đài Loan, cho biết số người tham gia bảo hiểm giảm cũng có thể là do sụt giảm dân số. Vì năm trước Trung Quốc không có chiến tranh cũng không có thiên tai, cho nên vấn đề nằm ở nhân họa. Ông nói với Đài phát thanh Hy Vọng (VOH):

“Dịch COVID-19 làm nhiều người thiệt mạng, do vấn đề này liên quan đến thể diện nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc nên nhà chức trách không thể nêu rõ, vì chính sách chống COVID-19 của họ làm nhiều người chết oan.”

Việc giảm 17,27 triệu người tham gia BHYT trong một năm cũng làm dấy lên thảo luận của người dân Trung Quốc, trên mạng có người đặt câu hỏi: “Những người này đã đi đâu?”; “Do thất nghiệp hay do bất cần đời?”; “Do không có tiền nên bỏ bảo hiểm?”; “Chết rồi? Thật bi thảm!”…

Ngoài ra, kể từ đầu năm nay tại Trung Quốc nổi sóng dư luận nhiều thông tin [suy sụp hệ thống an sinh], đã khiến mọi người rút khỏi an sinh xã hội để tự bảo vệ mình. Thực trạng khiến có những cảnh báo thời gian chi trả an sinh xã hội của Trung Quốc một lần nữa bị gia tăng từ 15 năm thành 25 – 30 năm, đồng thời tuổi nghỉ hưu cũng sẽ được kéo dài lên 65 tuổi. Tin tức này đã làm dấy lên quan tâm, theo đó 2 tháng qua phòng bảo hiểm xã hội ở nhiều nơi đã nhận được số lượng lớn người hỏi về vấn đề làm thế nào để rút khỏi bảo hiểm xã hội.

Đài RFA vào ngày 21/2 đưa tin về một công dân Vũ Hán trả lời phỏng vấn cho hay, tham gia an sinh xã hội không có lợi ích gì thì tại sao phải trả hơn 1400 RMB mỗi tháng? “Không có gì khác biệt giữa việc từ bỏ bảo hiểm và tiếp tục đóng phí cho đến khi nghỉ hưu, tại sao lại phải mang tiền bỏ vào túi người khác. Theo lẽ thường và logic, đó là một vấn đề rất bình thường, lương hưu của bạn không thể đảm bảo cho sự an toàn và cuộc sống sau này của bạn”.

Ngày 23/2, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Ý kiến ​​​​về Cải cách sâu và thúc đẩy phát triển lành mạnh hệ thống y tế nông thôn”, qua đó tuyên bố sẽ thúc đẩy cải cách BHYT. Sau 25 năm, Trung Quốc có lần đầu tiên thúc đẩy cải cách BHYT cá nhân nhưng đã gây ra những vụ phản đối quy mô lớn. Tháng 2 vừa qua tại nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc (như Vũ Hán, Đại Liên… ) liên tiếp nổ ra phong trào tự phát phản đối chính sách BHYT, có tin đồn rằng nhiều người đã bị bắt. Vào ngày 21/2, tờ Nhật báo Kinh tế của nhà nước Trung Quốc đã kêu gọi công chúng “tính toán cho dài hạn” và hãy nhìn nhận vấn đề một cách có lý trí trong việc cải cách BHYT cá nhân…