Trung Quốc sẽ gỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển ở phần lớn các khu vực tại tỉnh Hồ Bắc, kết thúc tình trạng phong tỏa do bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán. 

Embed from Getty Images

Hôm nay (24/3), Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc cho hay những người không bị lây nhiễm có thể rời khỏi tỉnh này từ thứ Tư ngày 25/3.

Lệnh hạn chế tại Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân nơi xuất sinh “virus Trung Cộng” (virus corona mới) và cũng là nơi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng nhất sẽ giữ nguyên đến ngày 8/4.

Diễn biến việc che giấu dịch bệnh tại Vũ Hán vào thời kỳ đầu bùng phát

Có nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc đã biết đến chủng virus mới này và khả năng lây truyền từ người sang người từ chí ít là giữa tháng 12/2019 hoặc trước đó.

Từ tháng 9/2019, Vũ Hán đã có một cuộc tập trận ứng phó với tình huống khẩn cấp khi phát hiện đối tượng bị nhiễm loại virus mới, được giả định tên là corona tại sân bay. Đây có thể là manh mối sớm nhất về việc, khả năng chính quyền đã nắm được thông tin dịch bệnh.

SCMP cho hay họ đã nhìn thấy nguồn dữ liệu của chính phủ Trung Quốc, trong đó ghi nhận một người 55 tuổi ở tỉnh Hồ Bắc có thể là người đầu tiên bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán vào ngày 17/11/2019. Từ đó, mỗi ngày lại có từ 1 đến 5 ca mới được báo cáo. Đến ngày 15/12, tổng số ca nhiễm bệnh là 27 người, và đến ngày 20/12 tổng số trường hợp được xác nhận đã lên tới 60.

Gần cuối tháng Một, trang New England Journal of Medicine có bài viết “Động lực lây truyền sớm của chủng virus corona viêm phổi mới ở Vũ Hán, Trung Quốc“ (Early Transmission Dynamics in Wuhan, China, of Novel Coronavirus–Infected Pneumonia) cho biết, trong 425 bệnh nhân nhiễm virus corona mới đầu tiên được báo cáo từ ngày 22/01, việc lây nhiễm từ người sang người giữa những người có tiếp xúc gần đã xảy ra từ giữa tháng 12/2019 và dần dần lan ra trong một tháng sau đó.

Gần với thời điểm này, ngày 25/12, bác sĩ Lu Xiaohong, Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Thành phố Số 5 nghe được tin đồn về việc dịch bệnh đã lây lan trong cộng đồng bác sĩ. China Youth Daily cho biết, bà Lu không lên tiếng công khai nhưng đã âm thầm cảnh báo cho một trường học nằm gần một khu chợ trong thành phố. Điều này đồng nghĩa với việc dịch bệnh đã lây lan một thời gian trước ngày 25/12.

Cuối tháng 12/2019, bác sĩ Lý Văn Lượng cảnh báo cho nhóm các bác sĩ bạn ông về dịch bệnh trên Wechat. Cùng ngày, trên mạng internet ở Trung Quốc đã lan truyền một thông báo khẩn cấp của cơ quan y tế Vũ Hán liên quan đến “viêm phổi không rõ nguyên nhân”.

Dưới áp lực của những thông tin đã được tiết lộ, Ủy ban Y tế Vũ Hán buộc phải tuyên bố văn kiện này là thật, hiện có 27 người viêm phổi không rõ nguyên nhân, 3 người tử vong, tuy nhiên lại khẳng định trong báo cáo rằng không cần phải lo lắng, “Căn bệnh này có thể phòng được và kiểm soát được”, không tồn tại cái gọi là virus “người truyền người”.

Trang Caixin tại Đại Lục từng đăng bài cho biết, các cơ quan nghiên cứu vào cuối năm 2019 đã phát hiện chủng virus corona mới, nhưng lại nhận được lệnh yêu cầu tiêu hủy mẫu bệnh và bị cấm tiết lộ thông tin.

Ngày 3/1, bác sĩ Lý bị công an cảnh cáo và bắt ký cam kết ngừng lan truyền các thông tin “bất hợp pháp và sai sự thật”. Ngày 11/1, bác sĩ Lý được xác nhận nhiễm viêm phổi do virus corona mới. Sự việc này đã minh chứng cho việc virus viêm phổi mới lây truyền từ người sang người.

Trong khoảng thời gian sau đó, chính quyền Hồ Bắc đã phát đi 2 thông báo liên quan đến dịch bệnh, nhưng tuyệt nhiên không hề nhắc đến tình hình lây nhiễm trong khu vực cộng đồng và nhân viên y tế có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến các cuộc hội họp cuối năm vẫn diễn ra như bình thường: Từ ngày 6- 10/1, tổng cộng 2369 người tham gia “lưỡng hội” tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán; Ngày 18/1, hơn 40.000 hộ gia đình tham gia “vạn gia yến” tại khu dân cư Bách Bộ Đình…

Đến khi dịch bệnh lây lan nghiêm trọng, ngày 20/1, ông Tập Cận Bình ra chỉ thị cần phải kiên quyết ngăn chặn tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán. Lúc này, nhà dịch tễ học Chung Nam Sơn mới lên tiếng khẳng định virus truyền từ người sang người. Tuy vậy, ngày 21/1, quan chức tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán vẫn tổ chức “họp năm mới” và cùng xem biểu diễn nghệ thuật.

Cho đến ngày 23/1, trước Tết Nguyên đán 2 ngày, chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán. Tuy nhiên, lúc này hơn 5 triệu người đã rời khỏi thành phố để bắt đầu cho kỳ nghỉ lễ. Họ mang trong mình thứ virus mới lây lan đến những tỉnh thành khác trên toàn quốc và quốc tế.

Thanh pho Vu Han
Thành phố Vũ Hán vắng lặng sau khi phong tỏa (Ảnh cắt từ video)

Hồ Bắc không có ca nhiễm mới?

Trong nhiều ngày liên tiếp gần đây, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố Hồ Bắc không có ca lây nhiễm mới, tất cả đã về “0”. Tuy nhiên, điều này khó có thể thuyết phục giới chức các nước và cả người dân Trung Quốc.

1. Thông báo phong tỏa nhiều khu vực do có trường hợp mới:

Ngày 20/3, nhiều ban quản lý khu phố ở Vũ Hán thông báo cho biết, các tiểu khu thuộc quản hạt của mình có trường hợp lây nhiễm mới, có tòa nhà lại bắt đầu bị phong tỏa.

Thông báo của Ủy ban Cư dân Khu dân cư Meigui Xiyuan ở phố Giang Hán Nhị Kiều thuộc khu Hán Dương cho biết, đơn nguyên 116 thuộc khu dân cư Meigui Xiyuan có 2 bệnh nhân xác nhận lây nhiễm, do đó tiến hành phong tỏa tòa nhà, từ ngày hôm nay cư dân ở tòa nhà này không được ra vào.

15fe0817714b0043 ttl7daykwR 3

Ngoài ra, Khu phố Đường Gia Đôn cũng phát đi thông báo nói rằng ngày hôm qua (19/3) Tiểu khu Lệ Thủy Khang Thành (Lishui Kangcheng) lại xuất hiện trường hợp lây nhiễm mới, nhắc nhở cư dân ít ra ngoài, chú ý rửa tay, đeo khẩu trang, giảm thiểu đi mua sắm, giảm thiểu ra ngoài, nâng cao cảnh giác.

15fe06cde809ad83 ttl7dayTNj ETjGsEDUwAE9m0M

Còn Ủy ban Khu dân cư Hàn Gia Đôn phát đi thông báo chi tiết nói rằng, đến hết 23h ngày 19/3, thông tin liên quan đến dịch bệnh tại tiểu khu Lệ Thủy Khang Thành cho thấy tòa nhà 12: có thêm 1 người xác nhận lây nhiễm; tòa nhà 9: có 1 người nghi lây nhiễm đã đến điểm cách ly, 1 người xác nhận lây nhiễm đã đến điểm cách ly. Đồng thời nhấn mạnh, tên người bệnh và số nhà nói không tiện công bố công khai.

15fe081663b37f83 ttl7dayCF4 1

2. Tình trạng trị khỏi giả, tái dương tính với virus

Ngày 21/3, theo trang Thepaper.cn, một bác sĩ tuyến đầu Vũ Hán nói với phóng viên rằng bệnh nhân “tái nhiễm”  là các ca được chữa khỏi, sau đó phát hiện nhiễm bệnh trở lại. “Tại một phòng khám ngoại trú, tôi đã khám cho ba bệnh nhân một gia đình viêm phổi Vũ Hán được chữa khỏi trước đó, phát hiện tái nhiễm, trong đó một ca là cụ già 70 tuổi tình trạng thậm chí còn nghiêm trọng hơn trước.”

Bác sĩ cho biết: “Trước đó, tình trạng của gia đình ba bệnh nhân không nghiêm trọng. Cả ba người được điều trị tại một bệnh viện chỉ định, sau khi đáp ứng các tiêu chí xuất viện, lập tức được cho xuất viện. Tuy nhiên, sau đó, các triệu chứng đã quay trở lại. Gia đình này đã đến bệnh viện chúng tôi để xét nghiệm lại, cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán, họ đã nhập viện tiếp tục điều trị. Trong đó, tình trạng của bệnh nhân cao tuổi còn nghiêm trọng hơn ban đầu, cần được cấp cứu.”

Nhan dan nhat bao
Bài viết trên trang Thepaper.cn có tiêu đề: Một gia đình 3 người tái dương tính, chuyên gia cho biết có khả năng tồn tại tình huống trị khỏi giả

Về vấn đề trị khỏi giả, nhà bình luận thời sự Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) cho biết: “Bệnh nhân chữa xong rồi tái nhiễm” có một khả năng khác là vì lý do chính trị, bị ép thành tích, tăng tỷ lệ chữa khỏi và tỷ lệ vòng quay giường bệnh. Có nhiều ca triệu chứng có cải thiện, nhưng trên thực tế bệnh nhân vẫn chưa được chữa khỏi đã bị yêu cầu phải xuất viện. Bên trong cơ thể bệnh nhân vẫn còn virus, vẫn có khả năng sẽ phải “tái khám” lại. Nếu là tình huống này, họ chắc chắn sẽ trở thành nguồn lây nhiễm sau khi bị ép xuất viện, tình trạng thậm chí có thể trở nên tệ hơn. Đây là cách làm rất vô trách nhiệm.

3. Khó tin số liệu do ĐCSTQ công bố

Ngày 19/3, trước Ủy ban Tài chính Thượng viện, ông Taro Aso, Phó thủ tướng của Nhật, đã nói: “Hiện nay chưa thể nhìn rõ tác động của dịch bệnh đối với thực thể nền kinh tế. Dịch bệnh lần này bắt nguồn từ Trung Quốc, nếu tin vào số liệu mà quốc gia này đưa ra, sẽ có sự sai khác rất lớn so với tình hình thực tế, nên tốt nhất là chớ tin.

Kênh thông tấn Kyodo của Nhật đã dẫn lời một bác sĩ Vũ Hán nói rằng số liệu về các ca chẩn đoán nhiễm bệnh tại Vũ Hán, nơi tâm dịch của Trung Quốc, là nhằm phối hợp với việc tuần trước ông Tập Cận Bình tới thị sát mà “động chân động tay”.

Hiện nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi được hỏi về việc có tin vào số liệu của giới chức ĐCSTQ không, cũng ngầm bày tỏ sự hoài nghi: “Tôi hy vọng là thực, ai mà biết được?”

Cô Vương, một cư dân Vũ Hán chia sẻ với Đài Á Châu Tự do hôm 20/3 cho biết, cô không tin số liệu mà chính phủ ĐCSTQ công bố. Hiện giờ giống như lại trở về thời kỳ đầu dịch bệnh, chính quyền dường như đang cố ý che giấu dịch. Cô nói, một bạn học trú tại tiểu khu Tam Nhãn Kiều ở Vũ Hán bị sốt được đưa đến bệnh viện điều trị, dù không chẩn đoán xác nhận, cũng thuộc dạng nghi ngờ lây nhiễm bệnh. Nhưng chính quyền lại nói là trường hợp nghi lây nhiễm bệnh bằng 0.

Ngày 20/3, cư dân mạng lại công bố một đoạn video cho thấy, ngày 18/3, trước phòng khám sốt tại Bệnh viện Hiệp Hòa thành phố Vũ Hán, hơn 30 người đang xếp hàng để được chẩn đoán.

Về việc Hồ Bắc sắp gỡ bỏ lệnh phong tỏa, nhà văn, nhà bình luận Hồng Kông, ông Lý Di cho biết “Liệu virus có chịu nghe theo sự chỉ huy của ông Tập Cận Bình mà rời khỏi Trung Quốc hay không? Những quốc gia khác có số người lây nhiễm bùng phát mạnh đều đã “trúng chưởng” vì tiếp xúc quá mật thiết với Trung Quốc.”

(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng”.)

Tuyết Mai (t/h)
Xem thêm: