Tại hội nghị công tác làm trong sạch bộ máy Quốc vụ viện, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh, cần để người dân vận dụng mạng internet, kho dữ liệu số khổng lồ để “giám sát toàn bộ hành vi chính phủ”. Điều kỳ lạ là, đoạn phát biểu này trên truyền thông nhà nước đã bị xóa bỏ.

lý khắc cường
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Ảnh: Getty Images)

Ngày 27/4, tại Hội nghị công tác làm trong sạch bộ máy Quốc vụ viện lần thứ nhất, Thủ tướng chính phủ Trung Quốc Lý Khắc Cường đã phát biểu và nhấn mạnh, “chính phủ cần đẩy mạnh công khai công việc chính phủ, công khai quyền và giám sát, đặc biệt là cần vận dụng đầy đủ công nghệ thông tin như mạng internet, và khu dữ liệu số để người dân hoàn toàn giám sát hành vi của chính phủ, để quyền lực được vận hành minh bạch, trị lý một cách hiệu quả việc bộ máy không hoạt động và hoạt động hỗn loạn, không để tham nhũng hủ bại có chỗ trốn tránh.”

Tuy nhiên đoạn phát biểu này sau khi đăng lên trang web của chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng bị xóa bỏ. Khi mở trang web của chính phủ ra, chỉ thấy thông báo: “thông tin bạn truy cập đã bị gỡ xuống hoặc bị xóa”.

Trên một số trang tin của truyền thông nhà nước có đăng tải nội dung “nhân dân giám sát hành vi của chính phủ” cũng đã bị xóa bỏ. Tiêu đề của bài viết cũng được đổi thành: “Lý Khắc Cường: Lấy củng cố vận hành quyền lực để ước chế và giám sát làm trọng điểm nhằm đẩy mạnh xây dựng chính phủ liêm khiết”.

Các bản tin liên quan bằng tiếng trung, ngoài câu lặp lại nội dung tiêu đề, ngay cả từ “giám sát” cũng rất ít xuất hiện.

Trên thực tế, năm 2013, tại “Lưỡng hội”, ông Lý Khắc Cường đã từng nói “chỉ có để nhân dân giám sát đôn đốc chính phủ, chính phủ mới không lười nhác”. Chỉ có mọi người ai cũng chịu trách nhiệm, mới không có vấn đề người không ngồi làm việc chính phủ cũng dừng hoạt động”.

Tại “lưỡng hội” năm 2003, đương nhiệm Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Ôn Gia Bảo cũng từng nói, “chính phủ cần tự giác chịu sự giám sát đôn đốc của Đại hội Đại biểu nhân dân, chịu sự giám sát đôn đốc của Chính hiệp Dân chủ, chịu sự giám sát đôn đốc của quần chúng và dư luận. Chỉ có để nhân dân giám sát đôn đốc chính phủ, chính phủ mới không lười nhác, như vậy bộ máy chính phủ mới hoạt động trơn chu”.

Về vấn đề này, có cư dân mạng nghi ngờ, “người dân lấy gì để giám sát các ông? Báo chí thì bị các ông quản, truyền hình bị các ông quản, mạng internet bị các ông quản, bia đỡ đạn cũng được các ông chọn, cảnh sát thuộc quản lý của các ông, dư luận viên cũng thuộc quản lý của các ông, v.v, người dân chỉ cần đăng vài dòng trên Weibo, muốn xóa liền xóa, tìm đến nhà nói chuyện, uy hiếp, nói bắt liền bắt,… vậy lấy gì để giám sát các ông đây?”

Có phân tích một cách đầy châm trọc nói, hiện nay, cư dân mạng không cần phải buồn phiền nữa, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất “nhân dân giám sát đôn đốc” đã bị truyền thông nhà nước “tiêu diệt” rồi.

Liên quan đến việc truyền thông của chính quyền Trung Quốc xóa nội dung bài phát biểu của lãnh đạo cấp cao cũng không phải là hiếm gặp.

Mới đây, ngày 19/4, ông Tập Cận Bình nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Anh Theresa May, lần đầu liên phát biểu nhìn nhận về sự kiện liên quân Mỹ, Anh, Pháp không kích Syria. Khi đó, trong bản tin liên quan của Tân Hoa Xã, cũng đã xóa bỏ nội dung quan trọng trong phát biểu của ông Tập Cận Bình.

Theo Hãng tin Reuter, khi nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Anh Therasa May, ông Tập Cận Bình nói, “bất cứ ai tại bất cứ lúc nào, sử dụng vũ khí hóa học dựa vào bất cứ mục đích nào, đều là chuyện không thể chấp nhận được.”

Từ bản tin nói trên có thể thấy, ông Tập Cận Bình không phải đối liên quân 3 nước không kích Syria. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã đưa tin lại không hề nhắc đến nội dung này. Bản tin của Tân Hoa Xã nói: “Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, phía Trung Quốc hết sức quan tâm đến tình hình tại Syria, trong quan hệ quốc tế, chúng tôi xưa nay không tán thành việc động một chút là dùng vũ lực, chủ trương tôn trọng chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, và hành động theo quy tắc được xã hội quốc tế công nhận.”

Tân Hoa Xã đưa tin về những lời phát biểu này của ông Tập Cận Bình, lại không thấy có trong bản tin của Reuter.

Tuyết Mai

Xem thêm: