Một công ty nghiên cứu về chính trị, kinh tế và thị trường của Anh cho biết, mặc dù trong những tháng gần đây cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ leo thang căng thẳng trở thành điểm nóng truyền thông, nhưng cuộc chiến thuế quan này không phải vấn đề gây áp lực nhất đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Embed from Getty Images

(Ảnh từ Getty Images) 

Theo CNBC Mỹ đưa tin, vào tuần trước công ty nghiên cứu chính trị, kinh tế và thị trường của Anh là TS Lombard đã công bố một báo cáo nghiên cứu cho biết, so với cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ thì lo lắng lớn hơn của nhà cầm quyền Bắc Kinh là những vấn đề trong nước.

“Đối với các lãnh đạo Trung Quốc, việc ổn định nền kinh tế trong nước, theo đuổi chương trình hiện đại hóa ‘Made in China 2025’, bảo vệ cơ cấu quyền lực do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thiết lập, theo đuổi tham vọng toàn cầu mà đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề ra được ưu tiên hơn cuộc chiến thương mại với Mỹ”, Jonathan Fenby, Chủ tịch nghiên cứu Trung Quốc của TS Lombard Jonathan  đã viết trong báo cáo.

Tranh chấp thương mại Trung – Mỹ gần đây đã gây nhiều xáo trộn đối với thị trường và cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu, Fenby thừa nhận rằng thông tin mà Nhà Trắng công bố đã “làm rối kế hoạch của Bắc Kinh, nhưng người Mỹ không muốn diễn lại đàm phán giống như thời gian vừa qua”, Tổng thống Mỹ Trump đã “khước từ” loại đàm phán này.

Báo cáo cho biết căng thẳng giữa hai nước đã tăng lên nhiều kể từ khi đàm phán song phương thất bại, mặc dù ít nhất có những nỗ lực để khởi động lại các cuộc đàm phán.

Trong bối cảnh này, đầu tháng này Tổng thống Trump đã yêu cầu các quan chức thương mại xem xét tăng thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD (Đô la Mỹ) từ 10% lên 25%. Kể từ tháng Sáu, tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ đã giảm khoảng 6,5%.

Hôm thứ Sáu (03/8) nhà cầm quyền Bắc Kinh cho biết nếu Mỹ tiếp tục áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tăng thuế quan đối với hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD với các mức thuế tăng từ 5% đến 25%. Sản phẩm chịu bổ sung thuế quan 25% sẽ áp dụng đối với toàn bộ từ nguyên liệu cho đến sản phẩm thành phẩm; bao gồm dược phẩm, nông sản, dệt may, hóa chất, điện tử và nhu yếu phẩm hàng ngày.

Trong cùng ngày, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders đã bày tỏ sự không hài lòng đối với phản ứng của Trung Quốc. Bà cho biết, thay vì tiếp tục phản công, tốt hơn là Trung Quốc cải thiện tình trạng thương mại bất bình đẳng kéo dài của họ đối với Mỹ. Cùng ngày, cố vấn kinh tế trưởng Nhà Trắng Larry Kudlow cũng cho biết, tốt nhất chính phủ Trung Quốc không nên đánh giá thấp quyết tâm của Tổng thống Trump trong giải quyết vấn đề thương mại Mỹ-Trung.

Có phân tích chỉ ra, trong chính sách biên giới, vì chính phủ Trung Quốc không chịu áp lực chính trị trong nước như chính phủ Mỹ, ĐCSTQ với chế độ độc tài một đảng có lẽ sẽ không thể rút lui.

Fenby chỉ ra, một lý do khác giải thích Bắc Kinh sẽ kiên định theo đuổi cuộc chiến thương mại liên quan đến tầng lãnh đạo của nước này, họ vững tin vào cuộc đấu tranh do đảng phái họ lãnh đạo.

Bắc Kinh bác bỏ yêu cầu của Mỹ về việc từ bỏ thủ đoạn can thiệp của nhà nước vào giới doanh nghiệp, bởi vì động thái sẽ làm suy yếu địa vị chính trị của nhà cầm quyền Bắc Kinh, làm lung lay quyền lực của họ, trong khi mục tiêu bảo vệ Đảng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đối với tăng trưởng kinh tế, báo cáo của TS Lombard bày tỏ sự lạc quan. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, báo cáo cho rằng xung đột thương mại sẽ kéo dài cho đến năm sau do những biện pháp thuế quan và đáp trả mới, vì thế chắc chắn tình hình vẫn sẽ diễn biến bất ổn và phức tạp.

Huệ Anh

Xem thêm: