Trung Quốc Đại Lục tiếp tục hứng chịu những đợt nắng nóng hiếm gặp. Nhiệt độ mặt đường ở Quảng Đông đã đạt mức cao nhất trong những ngày gần đây và thậm chí vượt quá 80°C; Giang Tây và Chiết Giang đang trải qua nhiệt độ cao và hạn hán, thậm chí xe cộ đỗ bên lề đường cũng bị nóng đến nỗi tự bốc cháy. Theo thống kê, từ tháng Bảy đến nay, ô tô nóng đến nỗi bốc cháy xảy ra tại nhiều nơi ở Đại Lục. 

p3190711a554356171
Thời tiết nắng nóng khiến nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục xảy ra sự cố xe tự bốc cháy. (Ảnh: Weibo)

Giang Tây nắng nóng, ô tô ven đường bất ngờ phát nổ

Ngày 27/7, một chiếc ô tô tư nhân đang đậu bên đường ở Phúc Châu, tỉnh Giang Tây thì bất ngờ phát nổ, toàn bộ chiếc xe bốc cháy ngùn ngụt, thậm chí chiếc ô tô đỗ bên cạnh cũng bị thiêu rụi.

Theo chủ xe: “Thời tiết tự nhiên quá nóng, có lẽ là do điều hòa trong xe có vấn đề, nhiệt độ quá cao, trong xe không có gì dễ gây cháy nổ.”

Khi xảy ra sự cố, may mắn là không có ai ở gần đó.

Theo báo cáo, khu vực Giang Tây và Chiết Giang đang đưa ra cảnh báo màu đỏ cho nhiệt độ cao trong liên tiếp 3 ngày, nhiều nơi nhiệt độ cao hơn 40°C, khô nóng, hạn hán khiến mực nước hồ Bà Dương trên sông Dương Tử giảm gần 5 mét trong một tháng.

Liên tiếp xảy ra các vụ ô tô điện tự bốc cháy 

Thời gian gần đây, cùng với nhiệt độ tăng cao, tin tức ô tô điện tự bốc cháy cũng liên tục xuất hiện trên danh sách tìm kiếm nóng, thu hút đông đảo sự chú ý của cư dân mạng xã hội người Hoa.

Tổng hợp thông tin từ truyền thông Trung Quốc, kể từ tháng Bảy nhiều vụ xe hơi điện tự phát cháy xảy ra ở nhiều nơi, liên quan đến nhiều hãng và thương hiệu. Ngày 26/7, một chiếc Tesla ở Quảng Châu bất ngờ bốc cháy vào sáng sớm, chỉ còn phần khung và phần đầu xe; sáng ngày 25/7, tại một tiểu khu ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, xảy ra một vụ ô tô điện bốc cháy, dẫn đến 2 chiếc xe cùng cháy; ngày 3/7 và ngày 5/7, tại thành phố Thượng Hải liên tiếp xảy ra sự cố ô tô điện tự bốc cháy, vụ việc liên quan đến xe điện XPeng P7 và Roewe; vào ngày 2/7, một chiếc xe năng lượng mới của Volkswagen đã bốc cháy khi đang sạc.

p3190701a7264876
Thời tiết nắng nóng khiến nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục xảy ra sự cố xe tự bốc cháy. (Ảnh: Weibo)

Vào ngày 26/7, một đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, khung gầm của một chiếc BMW i3 gần Bắc Long Hồ, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, đã bất ngờ bốc cháy trong quá trình lái thử. Khi đó, nhân viên của cửa hàng 4S và khách hàng đang đi trên xe. Sau hàng chục phút chờ đợi, các nhân viên khác của 4S đã đến hiện trường và dùng bình chữa cháy dập lửa.

Sau đó, nhân viên của cửa hàng này cho biết nguyên nhân cháy là do đường lái thử bị hỏng. Vì cảm nhận được sự bất thường sau khi lên xe nên họ đã ra khỏi xe an toàn, không có thương vong. Hiện các kỹ thuật viên của nhà sản xuất đang kiểm tra chiếc xe bị tai nạn.

Ngoài ra, theo số liệu do Cục Cứu hộ Cứu nạn thuộc Bộ Quản lý Khẩn cấp công bố, trong quý đầu tiên của năm 2022, có 19.000 báo cáo về các vụ cháy xe khác nhau, trong đó 640 xe liên quan đến năng lượng mới, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có nghĩa là bình quân mỗi ngày có hơn 7 vụ hỏa hoạn xe năng lượng mới.

Theo số liệu, nguyên nhân cháy xe không chỉ liên quan đến các yếu tố bên ngoài như thời tiết nắng nóng, mà còn liên quan đến bộ pin xe năng lượng mới, niên hạn sử dụng xe, hệ thống dây điện trong xe và bảng mạch, ngoài ra, môi trường sạc và chất lượng của trụ sạc cũng liên quan nhất định đến sự cố xe năng lượng mới tự bốc cháy.

Hiện nay, hầu hết các vụ tự cháy nổ của xe năng lượng mới đều do nguyên nhân bên ngoài, có thể do sau khi xe va chạm mạnh, pin bị ép mạnh làm hỏng kết cấu dẫn đến cháy, nổ; cũng có hiện tượng nóng pin trong quá trình sạc, hoặc do nhiệt độ cao trong môi trường tự nhiên.

(Xe ô tô ở Quý Dương, tỉnh Quý Châu bốc cháy, lái xe vẫn ở trong)

(Xe điện của BYD bốc cháy)

(Thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang)