Ông Quế Mẫn Hải (Gui Minhai) là một trong năm chủ nhà sách đã bị mất tích vào năm 2015. Ông bị định tội cung cấp thông tin tình báo ra nước ngoài và bị kết án 10 năm tù.

Ông Quế từng bị mật vụ Trung Quốc bắt cóc tại Thái Lan năm 2015

Gần 5 năm kể từ khi bị mật vụ Trung Quốc bắt cóc, Chủ nhà sách tại Hồng Kông, ông Quế Mẫn Hải đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc định tội cung cấp thông tin tình báo ra nước ngoài.

Ông Quế đã bị kết án 10 năm tù giam và tước quyền chính trị trong năm năm bởi một tòa án Trung Quốc vào đầu tuần này.

Tòa án Nhân dân Trung Hoa tại Ninh Ba cho biết ông Quế không có kháng cáo vào cuối phiên tòa.

Ông Quế mang quốc tịch Thụy Điển, đã điều hành nhà hàng sách Causeway Bay ở Hồng Kông – một nhà sách nổi tiếng với việc bán các ấn phẩm có tựa đề liên quan tới các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông là một trong năm chủ nhà sách đã bị mất tích vào năm 2015. Tòa án hôm xét xử cũng tuyên bố rằng ông Quế “đã đồng ý khôi phục lại quốc tịch Trung Quốc” vào năm 2018, một động thái mà Bắc Kinh có thể sử dụng để từ chối sự can thiệp từ phía lãnh sự quán Châu Âu.

Vụ án của ông Quế là một trong những vụ gây tranh cãi nhất được đưa ra bởi chính quyền ĐCSTQ trong những năm gần đây.

Ông Quế bị “mất tích” ở Thái Lan cùng với bốn chủ nhà sách khác, cuối cùng xuất hiện trở lại ở Trung Quốc đại lục.

Sau khi bị giam giữ, ông Quế xuất hiện nói trên truyền hình nhà nước rằng ông “tự ra đầu thú” vì liên quan tới một vụ án tại Ninh Ba năm 2003, nơi ông từng sống.

Sau khi thụ án, ông Quế đã được thả ra vào năm 2017, nhưng đã bị giám sát chặt chẽ ở Trung Quốc.

Ông bị bắt trở lại bởi chính quyền Trung Quốc trong chuyến đi Bắc Kinh, khi đó ông đang đi cùng các nhà ngoại giao Thụy Điển.

Chính quyền Trung Quốc từng bắt cóc viên chức Lãnh sự quán Hoa Kỳ

Sự đối xử tàn bạo của chính quyền Bắc Kinh đối với ông Quế đã khiến Thụy Điển cũng như Liên minh châu Âu phản ứng dữ dội.

Vào tháng 12, cựu đại sứ Thụy Điển tại Trung Quốc, bà Anna Lindstedt, đã bị truy tố bởi các công tố viên Thụy Điển vì vượt quá thẩm quyền của mình trong các cuộc đàm phán với nước ngoài. Bà bị buộc tội vì thiết lập một cuộc họp trái phép giữa con gái của chủ nhà sách – bà Angela Quế – và các doanh nhân Trung Quốc ở Stockholm vào tháng 1 năm 2019 trong nỗ lực để thả ông Quế.

Một người bạn lâu năm của ông Quế, ông Bối Lĩnh (Bei Ling), cho biết ông không tin rằng bạn mình đã có một phiên tòa công bằng ở Trung Quốc đại lục. Ông cũng nghi ngờ các “tin tức tình báo” mà ông Quế bị buộc tội cung cấp thông tin ra nước ngoài chính là chi tiết của việc ông đã bị các đặc vụ Trung Quốc ở Thái Lan bắt cóc và đưa về Trung Quốc đại lục như thế nào.

Ông Bối nói, “Ông ấy có thể có tin tức tình báo gì chứ? Ông ấy đã bị chính phủ Trung Quốc giám sát mọi lúc và hạn chế sự đi lại. ‘Tin tức tình báo’ duy nhất là ông bị bắt cóc bởi các đặc vụ Trung Quốc từ Thái Lan như thế nào.”

Ông Bối kêu gọi chính phủ Thụy Điển cung cấp một bản tường thuật đầy đủ về cách ông Quế bị bắt cóc trên chuyến tàu đi Bắc Kinh vào năm 2018, trong khi có hai nhà ngoại giao Thụy Điển đi cùng.

Ông Bối cho biết ông không tin rằng ông Quế sẽ khôi phục quốc tịch Trung Quốc sau những gì khủng khiếp mà ông đã trải qua ở Trung Quốc. “Tôi tin rằng ông ấy bị ép buộc làm như vậy.”

Cao Trí Thịnh: Từ anh nông dân đến vị luật sư hàng đầu Trung Quốc

Việc ông Quế từ bỏ quốc tịch Thụy Điển hiện vẫn chưa rõ ràng, mặc dù năm 2018 ông nói ông có thể cân nhắc làm như vậy.

Theo quy định của Trung Quốc, ai muốn khôi phục quốc tịch nước này thì phải nộp bản sao hộ chiếu nước ngoài và bằng chứng chứng minh đã mang quốc tịch Trung Quốc trước đó.

Ông Lâm Vinh Cơ (Lam Wing-kee), phó giám đốc xuất bản của ông Quế, trước đó đã cáo buộc rằng ông bị các đặc vụ Trung Quốc bắt cóc trong khi ông đi qua biên giới từ Hồng Kông đến Thâm Quyến năm 2015. Ông bị giam giữ và tra tấn tinh thần trong 8 tháng.

Ông Lâm sau đó được phép quay trở lại Hồng Kông. Ông cho biết những người chất vấn tại Đại lục ông muốn ông mang trở lại bản ghi chứa thông tin về danh sách các khách hàng người Trung Quốc đại lục đến nhà sách. Từ đó ông Lâm đã không trở về Trung Quốc đại lục nữa và chuyển đến Đài Loan để mở một cửa hàng sách.

“Tôi tin rằng họ muốn dùng ông Quế để cảnh báo những người khác không được làm bất cứ điều gì đi ngược lại với chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra, họ cũng muốn gửi đi thông điệp rằng họ sẽ không buông bỏ quyền kiểm soát Hồng Kông, ngay cả trong thời điểm quan trọng khi họ cần dành nhiều thời gian và nỗ lực để giải quyết sự bùng phát của virus corona,” ông Lâm nói.

Thanh Vân (theo Inkstone)

Xem thêm: