Nhiều kênh truyền thông tại Úc đã phối hợp cùng đưa ra báo cáo điều tra nặng ký có tên “Cuộc vận động ảnh hưởng chính trị bí mật của Trung Quốc tại Úc”, tuy nhiên chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc can thiệp nội chính Úc, nói rằng các kênh truyền thông “dựng chuyện”. Dù vậy, một tác gia người Úc gốc Hoa cho biết, kẻ dựng chuyện và dối trá chính là Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

luc khang
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Ảnh từ Xinhua)

Ngày 8/4, chương trình điều tra tin tức thời sự của Đài Phát thanh Úc (ABC) đã vạch trần hàng loạt những hành động can thiệp và xâm nhập của Trung Quốc vào nước Úc; ngày 10/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận cáo buộc can thiệp vào sự vụ nội bộ của Úc, đồng thời thanh minh rằng “một số kênh truyền thông cá biệt của Úc vẫn luôn cố gắng dựng chuyện về cái gọi là “Trung Quốc can thiệp nội chính nước Úc”.

Học giả người Úc gốc Hoa Hàn Gia Lượng trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ cho biết, sự chỉ trích kịch liệt đối với truyền thông Úc của Bộ Ngoại giao Trung Quốc xem ra vẫn là dựa vào mô thức Bộ Tuyên truyền Trung Quốc quản lý truyền thông, tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc có ý đồ muốn ảnh hưởng tới các kênh truyền thông mà ngay cả chính phủ Úc cũng không thể kiểm soát, thì sẽ phản tác dụng.

Ông Trương Hiểu Cương – một tác gia sống tại Úc đã nhiều năm cho rằng, cách nói này của Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới là hoàn toàn không nhìn vào sự thực. Việc Trung Quốc can thiệp vào nội chính Úc là chuyện đã có từ lâu. “Bao gồm bản thân tôi đều đã thấy được sự can thiệp trực tiếp của Trung Quốc, thời điểm đó cách đây hơn 20 năm khi tôi tham gia vào bầu cử địa phương.”

Ông nói, các hoạt động của chính quyền Trung Quốc tại Úc ban đầu vốn là tập trung vào cộng động người Hoa tại đây, nhưng hiện đã thâm nhập sâu vào xã hội chủ lưu và chính đảng.

“Kẻ thực sự dựng chuyện chính là Bộ Ngoại giao Trung Quốc”

Ông Trương Hiểu Cương nói, “Chính phủ Trung Quốc trực tiếp can thiệp vào một số hoạt động của chính quyền địa phương tại Úc. Hội đồng thành phố sông Georges (Georges River Council), thường xuyên xuất hiện, không chỉ là một hai lần; thành phố Sedney cũng xuất hiện tình huống tương tự; thành phố Melbourne cũng từng xuất hiện.”

“Trên truyền hình, Đài ABC, có nói về việc họ bao biện về vấn đề nội chính tại Hội đồng thành phố sông Georges. Không có chuyện này thì sao lại phải bao biện chứ? Kẻ thực sự biên tạo thêu dệt chính là Bộ Ngoại giao Trung Quốc.”

Trước đó, Đài Phát thanh Úc (ABC) đưa tin, văn kiện mà truyền thông Úc có được từ Hội đồng thành phố sông Georges thông qua “Luật tự do thông tin” (Freedom of Information Legislation) cho thấy, Lãnh sự quán Trung Quốc nhiều lần gửi đi các cảnh cáo, trong đó có cả cuộc điện thoại “nhắc nhở” hôm 4/12/2018.

Nhân viên tòa thị chính nói rằng họ nhận được điện thoại từ người của Lãnh sự quán Trung Quốc, “họ nhắc nhở chúng tôi, họ hy vọng mối quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Bang New South Wales có thể được giữ gìn”.

Ngày 7/1/2019, Lãnh sự quán Trung Quốc một lần nữa gọi điện thoại đến Hội đồng sông Georges (Georges River Council) để “nhắc nhở vấn đề cẩn thận xử lý những nhóm người phản Hoa đang vây quanh tòa thị chính thành phố.”

Chia sẻ với Đài Á châu Tự do, Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa công tác tại Đại học Công nghệ Sedney cho biết, Lãnh sự quán Trung Quốc đã quen dùng thủ đoạn gọi điện thoại trực tiếp để cảnh cáo truyền thông, các cơ sở giáo dục bậc cao, chính quyền các bang, việc này cho thấy Trung Quốc đã nâng từ mức thâm nhập lên mức can dự.

“Lãnh sự quán, Đại sứ quán Trung Quốc thường xuyên gọi điện thoại đến các trường học, chính quyền địa phương, các kênh truyền thông; đây là việc làm thường xuyên của họ, họ can thiệp rất mạnh vào nước Úc.”, ông Phùng nói.

Sự thâm nhập của Trung Quốc nghiêm trọng như thế nào?

Học giả người Úc Clive Hamilton, hồi năm ngoái đã xuất bản cuốn sách “Silent Invasion” (Cuộc xâm lược thầm lặng), gần đây ông cũng chia sẻ, khi nhà xuất bản độc lập và lớn nhất Úc là Allen &Unwin gọi điện nói muốn trì hoãn xuất bản cuốn sách mới của ông, ông đã vô cùng kinh ngạc.

DSC05939 1
Cuốn sách “Silent Invasion: China’s influence in Australia” của tác giả Clive Hamilton xuất bản 2018 (Ảnh: Epoch Times)

“Cái bóng của Trung Quốc đã lại có thể khiến cho một nhà xuất bản độc lập của Úc tiến hành tự kiểm duyệt. Đương nhiên, điều này cũng trực tiếp chứng minh cho luận điểm xuyên suốt cuốn sách của tôi, Trung Quốc đang đối đầu với nền dân chủ của nước Úc”, ông Clive Hamilton – Giáo sư Triết học thuộc Trung tâm Ứng dụng Triết học và Đạo đức học của Đại học Charles Sturt (Úc) nhận định.

Cuốn sách này đã liệt kê chi tiết hơn 1000 sự kiện chân thực về việc tai mắt, nội gián, gián điệp của Trung Quốc thâm nhập toàn diện vào Úc. Từ chính giới cho đến truyền thông, từ đại học xuống đến tiểu học, từ bất động sản đến ngành chăn nuôi nông nghiệp, trong khi nền dân chủ tại Úc đang bị “quyền lực sắc bén” của Trung Quốc xâm lược lại tỏ ra sự mỏng manh ngây thơ.

Trung Quốc lợi dụng điểm yếu kinh tế của các nước

Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn luôn dùng đến đòn bẩy địa lý kinh tế, lợi dụng triệt để các chính sách thương mại, đầu tư, chế tài kinh tế, viện trợ, tiền tệ, năng lượng và hàng hóa, để xâm nhập sâu vào hệ thống kinh tế toàn cầu, dùng kinh tế để kẹp chặt các nhân vật chính trị trên thế giới.

Ông Clive Hamilton cho rằng, cần dũng cảm đứng lên đối kháng với sự bắt nạt về  kinh tế của Trung Quốc, sách lược phòng ngừa tốt nhất chính là đến từ công chúng hiểu biết. Người dân Úc có bao nhiêu người hiểu về nhân tố Trung Quốc? Có bao nhiêu người cảnh giác? Có bao nhiêu người quyết tâm bảo vệ chủ quyền và cơ cấu dân chủ của Úc?

Ông Clive Hamilton cũng đặt vấn đề: Khi Trung Quốc lợi dụng tính cởi mở của nền dân chủ, để thâm nhập chính thể đa nguyên văn hóa, thì mọi người nên phản kích thế nào? Khi kinh tế Úc ngày càng dựa vào Trung Quốc, mọi người có đồng thời chú ý đến sự tồn tại của các giá trị cốt lõi không?

Điều tra của ông Clive Hamilton dường như là một quả bom nước sâu, đã làm bùng nổ sự lo lắng sâu sắc nhất trong xã hội Úc. Đài Á châu Tự do mô tả, các nghị sĩ Úc đã từng nghiêm túc xem xét xuất bản cuốn sách này theo đặc quyền của quốc hội.

Hiện nay, Trung Quốc là nước có du khách đến Úc nhiều nhất; Úc cũng là nước có nhiều du học sinh người Trung Quốc nhất; đồng thời, Trung Quốc cũng là nước thương mại lớn của Úc. Theo dữ liệu của Cục Thống kê quốc gia Úc, xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc chiếm ⅓ tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt gần 80 tỉ USD.

Huệ Anh

Xem thêm: