Ngày 10/8, tại Geneva, Ủy ban chống kỳ thị phân biệt chủng tộc Liên Hiệp Quốc đã tiến hành điều trần về báo cáo nghiên cứu việc Trung Quốc thực hiện “Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc”. Thành viên của ủy ban này – Luật sư nhân quyền Gay McDougall chỉ ra, theo thông tin đáng tin cậy, Trung Quốc đã đưa hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Hồi giáo đến giam giữ tại “Trại cải tạo giáo dục chính trị”. 

Embed from Getty Images

Lính chống bạo động ở Tân Cương (Ảnh từ Getty Images)

Trong báo cáo, bà Gay McDougall liên tiếp chất vấn đoàn đại biểu Trung Quốc: xin hãy tiết lộ chi tiết lý do vì sao người ta lại bị đưa đến cái gọi là “Trại giáo dục cải tạo”? Họ được đưa đến theo quy trình đúng đắn như thế nào? Xin hãy cho chúng tôi biết những hành động này dựa vào căn cứ pháp luật nào? Có cảnh sát báo cáo liên quan đến việc họ bị giam giữ hay không? Các vị có thể cung cấp cho chúng tôi bất cứ bản sao nào tương tự như báo cáo như vậy không? Để chúng tôi hiểu được mục đích của việc xây dựng trại giáo dục cải tạo này cũng như sau khi người ta bị đưa vào trại thì sẽ xảy ra chuyện gì? Tình hình của những du học sinh người Duy Ngô Nhĩ tự nguyện và bị ép về nước hiện tại ra sao?

Ngoài ra, trong báo cáo, Luật sư Gay McDougall còn chỉ ra, tại Tân Cương, bảo lưu phong tục tập quán của người Hồi giáo như thăm hỏi thường ngày, để râu, mặc đồ che mặt và từ chối xem các tiết mục của đài truyền hình quốc gia đều có thể trở thành lý do bị chính quyền giam giữ. Chính quyền Bắc Kinh đã thực thi các biện pháp giám sát trên quy mô lớn đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, bao gồm cả việc bị ngăn chặn tại các chốt kiểm tra, tiến hành quét kiểm tra điện thoại, tiến thành cưỡng chế thu thập dữ liệu sinh trắc học đối với công dân từ 12 đến 65 tuổi trong đó có lấy mẫu DNA và nhận dạng mống mắt; tất cả người Duy Ngô Nhĩ phải giao nộp tài liệu đi du lịch thì mới có thể xin giấy phép ra nước ngoài du lịch, v.v.

Đối với những chất vấn và cáo buộc của Luật sư McDougall, khoảng 50 đại biểu của đoàn đại biểu Trung Quốc không đưa ra được câu trả lời ngay. Tuy nhiên, đến ngày 12/8, truyền thông nhà nước Trung Quốc là tờ Global Times (Thời báo Hoàn Cầu) đăng bài bình luận cho biết, “sự hòa bình và ổn định của Tân Cương là trên hết, lấy đó làm mục tiêu, các biện pháp đều có thể thử áp dụng, những biện pháp nào có hiệu quả thực tế tốt thì cần tổng kết và mở rộng”. Mặc dù không trực tiếp nhắc đến liệu có sự tồn tại của “Trung tâm giáo dục cải tạo” hay không, nhưng ẩn ý đằng sau những lời trên Hoàn cầu Thời báo cũng đã rõ ràng, tức Tân Cương đã tìm được biện pháp có hiệu quả tốt, chính là “Trung tâm giáo dục cải tạo”.

Ngày 13/8, trong buổi điều trần tại Geneva, sau khi thống nhất ý kiến, ông Hồ Liên Hợp (Hu Lianhe) đại diện cho đoàn đại biểu Trung Quốc lên tiếng phủ nhận cáo buộc này, ông cho biết, “Tân Cương không tồn tại thứ gọi là Trại giáo dục cải tạo; đối với những người quay trở về nước, không tồn tại sự việc hành hạ, bức hại hoặc khiến họ mất tích, Trung Quốc không coi bất cứ dân tộc thiểu số nào là mục tiêu tấn công, dân tộc thiểu số Trung Quốc an cư lạc nghiệp, được hưởng quyền tự do tôn giáo”.

Ngày 14/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề này rằng: “Một số thế lực phản Hoa nào đó xuất phát từ mục đích chính trị đã có những chỉ trích không đúng sự thực nhắm vào Trung Quốc, số ít những kênh truyền thông ngoài Trung Quốc đã xuyên tạc tình hình của buổi điều trần này, vu tội cho Trung Quốc thực thi các biện pháp chống khủng bố và tấn công tội phạm tại Tân Cương là có mục đích khác”.

Sarah Brooks – Chuyên gia phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức phục vụ nhân quyền quốc tế (International Service for Human Rights)  cho biết, đáp án mà Trung Quốc đưa ra là điều không ngoài dự đoán, đáp án không phải là đáp án cũng hoàn toàn giống với cách làm lâu nay của chính quyền Trung Quốc khi trả lời về các vấn đề quan trọng. Sarah Brooks nói, “điều chúng tôi muốn không chỉ là phủ nhận những cáo buộc”, yêu cầu Trung Quốc nêu ra các chi tiết như đã giam giữ bao nhiêu người cũng như dùng lý do gì để giam giữ họ, v.v.

Sự phủ nhận của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không có gì là bất ngờ, tuy nhiên sự thực vẫn là sự thực, ĐCSTQ nói dối đã thành thói quen dù có phủ nhận thế nào đi nữa thì cũng không thay đổi được sự thực. Trước đó, ngày 19/7, trang mạng Minghui có đăng một bài viết tiết lộ về tình hình đáng sợ ở Tân Cương, ở thành phố mà tác giả bài viết đang ở, “nhân viên an ninh khu vực đều mặc đồ ngụy trang, đội mũ nồi, khoác áo giáp bảo vệ, đeo phù hiệu đỏ trên cánh tay, cầm dùi cui lớn”, bên cạnh đó “còn có loa to ở cửa ngõ, liên tục mở các bài nhạc đỏ ca ngợi đảng, đầu độc người dân khu phố, … nhân viên các cửa hàng đều phải đeo phù hiệu đỏ trên cánh tay, tiếng huýt sáo vang lên, toàn bộ đều cầm dùi cui nhanh chóng tập hợp.”

Ngoài đó ra, tại nơi đây, “chợ sáng chợ chiều đều không cho bày sạp hàng, người dân muốn mua đồ ăn đều phải đi vào siêu thị, khi vào siêu thị đều phải trình giấy chứng minh nhân dân và túi đồ để kiểm tra; rất nhiều người dân tộc thiểu số bị đuổi về nguyên quán, khiến cho nhà máy, hầm mỏ địa phương thiếu công nhân, kinh tế bị tổn thất; các điểm dừng xe bus đều có người mặc đồng phục, tay cầm dùi cui đứng chốt; xe màu đen chống bạo động có chữ ‘đặc cảnh’ đi tuần qua lại trong các khu phố; xe công an thỉnh thoảng bật còi hú, đèn báo chạy qua lại. Toàn bộ thành phố đều trong tình trạng giới nghiêm, căng thẳng, bị bao phủ bởi không khí khủng bố”.

Tác giả cho biết, đây là cuộc vận động chính trị mới của nội bộ Tân Cương, thủ đoạn bức hại là chỉ làm không nói, đối với những nhân vật mà họ cho là nhân vật “trọng điểm”, nhân vật “nguy hiểm” không làm theo trình tự tư pháp. Có một số mật lệnh không ghi chép tay, chỉ được sao chép điện tử. ĐCSTQ còn liên tục mở rộng xây dựng các trại giam giữ phi pháp, mỗi một “lớp học tập” có thể chứa được 500 người, thậm chí nhiều hơn. Những người bị giam giữ trong đó không được ăn no, hàng ngày hát nhạc đỏ, hát xong mới được ăn cơm, còn phải học tập lý luận của ĐCSTQ, và phải viết báo cáo tư tưởng, nêu ra sai lầm bản thân.  Cả thân lẫn tâm đều bị giày vò, bản thân người bị giam hoặc người nhà phải nộp tiền cho “lớp học tập”, bị giam giữ phi pháp thì không có thời hạn.

Huệ Anh

Xem thêm: