Một đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở phía tây Tân Cương đã tuyên bố rằng bất kỳ người nào đã làm chứng về việc bị tra tấn và bị buộc làm nô lệ tại các trại tập trung trong khu vực đều là “diễn viên”, tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin hôm thứ Hai. Nhân dân Nhật báo là một trong số các cơ quan ngôn luận chính của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Embed from Getty Images

Trung Quốc bắt đầu xây dựng trại tập trung tại Tân Cương vào năm 2017. Vào cuối năm 2018, hãng tin Reuters đã thu thập được bằng chứng của sự tồn tại 1.200 trại tập trung ở Tân Cương, được dùng để giam giữ người Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ, người Kazakh, và nhiều người thuộc các dân tộc ít người khác. Một năm sau, Lầu Năm góc ước tính Trung Quốc đã giam cầm hơn 3 triệu người trong các trại này.

Một số rất ít trong số 3 triệu người đó đã trốn thoát được, và một số ít hơn nữa đã công khai thảo luận về nỗi đau khổ họ đã phải gánh chịu ở đó. Những người sống sót dám lên tiếng đã làm chứng tố cáo kiểu “giáo dục tư tưởng” của chính quyền Trung Quốc bằng muôn vàn cách thức tra tấn, bao gồm không cho ngủ, không cho ăn, hãm hiếp tập thể và hãm hiếp trước mặt hàng trăm tù nhân khác đối với những người không học được tiếng phổ thông hoặc không tôn kính đúng mực lãnh tụ độc tài Tập Cận Bình. 

Một số đã làm chứng cho việc chính quyền dùng búa đập gãy chân tay, dùng các dụng cụ sốc điện để hãm hiếp, dùng “ghế hổ” buộc tù nhân phải ngồi ở những tư thế gây đau đớn và sử dụng số lượng lớn tù nhân làm lao động nô lệ.

Bên ngoài các trại tập trung, Đảng cộng sản đã lắp đặt công nghệ giám sát khắp các đường phố tại mọi thành phố lớn của Tân Cương và yêu cầu lắp GPS trên tất cả các xe ô tô trong khu vực. Nhiều bằng chứng còn cho thấy phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị triệt sản nhằm hạn chế gia tăng dân số; đồng thời chính quyền Trung Quốc còn đưa những người đàn ông Hán tới sống cùng vợ của các tù nhân đang bị giam giữ.

Adrian Zenz, một trong những học giả hàng đầu thế giới về chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương, tuần trước đã công bố một báo cáo trích dẫn dữ liệu bị rò rỉ của chính quyền Trung Quốc cho thấy tỷ lệ sinh ở Tân Cương từ năm 2015 đến 2019 đã giảm gần 50%. Báo cáo đã được bình duyệt của Zenz cho thấy dân số người Hán ở Tân Cương có thể tăng gần gấp ba trong tương lai gần, do tỷ lệ sinh của người Duy Ngô Nhĩ liên tục giảm.

Các nhà hoạt động nhân quyền đã lưu ý rằng việc loại trừ một nhóm dân số qua triệt sản hàng loạt, phá thai cưỡng bức và giết trẻ sơ sinh là phù hợp với định nghĩa pháp lý về tội diệt chủng. Mỹ nằm trong số các nước đã xác nhận chiến dịch chống người Duy Ngô Nhĩ là một hành động diệt chủng.

 

Những người sống sót đã làm chứng trong một sự kiện gần đây nhất là “Tòa án Duy Ngô Nhĩ” được tổ chức tại London tháng này.

Xu Guixiang, một người phát ngôn của Đảng cộng sản ở Tân Cương, đã quy  Toà án Duy Ngô Nhĩ là “bất hợp pháp” trong một buổi họp báo hôm thứ Sáu và mô tả tất cả những người tham gia là “các diễn viên.”

Theo tờ Nhân dân Nhật báo, Xu đã tuyên bố “Toà án tại Anh diễn ra hôm 4/6 được dựng lên bởi các lực lượng chống Trung Quốc ở phương Tây  và Tổ chức Đông Turkestan (Tân Cương), các nhóm người ly khai ủng hộ Duy Ngô Nhĩ độc lập. Họ đã mời vài chục những người gọi là chuyên gia và học giả chống Trung Quốc đến để chứng minh một lời nói dối không tồn tại về “tội ác diệt chủng” của chính phủ Trung Quốc chống nhóm người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.”

“Điều đó đơn giản chỉ là một hành động vô liêm sỉ của những người coi luật pháp như trò chơi con trẻ,” Xu nhấn mạnh, gọi sự việc hơn 20 cá nhân đã làm chứng tại tòa án là “không có lương tri và nhận thức.”

“Không thể tin được là một số nước phương Tây và tổ chức quốc tế coi những câu chuyện sai lầm này như bằng chứng và cũng thật nực cười cho cái toà án đưa những người quen thói thói dối trá ra làm nhân chứng,” một người phát ngôn khác của chính quyền Tân Cương cho hay.

Trung Quốc trước đó đã tuyên truyền cho luận điệu của mình bằng việc quảng bá một lá thư, được cho là của một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ sống ở Kashgar tìm cách đòi Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) phải sửa chữa báo cáo phơi bày việc Bắc Kinh sử dụng các nạn nhân Duy Ngô Nhĩ trong trại tập trung làm nô lệ. Báo cáo “Người Duy Ngô Nhĩ là món hàng” của ASPI cáo buộc 83 công ty đa quốc gia đã mua nạn nhân từ các trại tập trung Tân Cương để sử dụng làm nô lệ ở nhiều nơi trên đất nước. 

Người được cho là Duy Ngô Nhĩ viết lá thư đang đòi bồi thường đối về “hành vi phỉ báng” tư cách của ông ta.

“Tôi nhân thấy thành phố Tân Cương quê hương tôi đã bị vu khống từ lâu. Sau khi nghe tin về báo cáo của ASPI, tôi tìm được và đọc hết với sự giúp đỡ của một phiên dịch,” người đàn đông tự xưng là Nuradli Wublikas nói với tờ Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước Trung Quốc.

“Báo cáo đầy những lời dối trá! Tôi sinh ra và lớn lên tại Tân Cương và quen biết rất nhiều người Duy Ngô Nhĩ sống và làm việc tại nhiều thành phố khác trên khắp đất nước, và không một ai “bị buộc” phải làm việc bên ngoài. Điều thực sự khiến tôi tức giận là báo cáo của tổ chức tư vấn Úc tô vẽ những người Duy Ngô Nhĩ chúng tôi như những người lười biếng cần “bắt phải làm việc”.

Wublikas không xác định rõ anh ta tìm cách kiện ASPI ở đâu.

Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã biện hộ cho Wublikas.

“Người Duy Ngô Nhĩ, gồm cả Nuradli Wublikas có quyền tìm các biện pháp hợp pháp để chống lại mọi kiểu dối trá về Tân Cương và bảo vệ quyền và lợi ích của họ theo luật định,” người phát ngôn Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên.

Ngân Hà (theo Breitbart)

Xem thêm: