Đến giữa sau tháng Ba, mặc dù các trung tâm mua sắm, nhà hàng và dịch vụ du lịch dần dần hoạt động trở lại ở nhiều nơi tại Trung Quốc, nhưng tiêu dùng vẫn chậm chạp. Từ trung ương đến địa phương khẩn trương đưa ra các biện pháp khác nhau để kích thích tiêu dùng. Thuật ngữ tiêu thụ “phục thù” cũng xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông nước này. Tuy nhiên, tiêu thụ “phục thù” đã thực sự làm được? 

Theo tin tức của tờ “Bản tin Kinh tế Thế kỷ 21”, vào ngày 18/3, tại cuộc họp báo Hội đồng Nhà nước về cơ chế phối hợp kiểm soát và bảo hộ có chủ đề “Giải phóng tiềm lực và kích thích tiêu dùng”, nhiều lãnh đạo các bộ và ủy ban có liên quan đã tham gia đề xuất các giải pháp.

Gần đây, hàng loạt các chính sách đã được đưa ra. Ngoài Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc còn có 23 ban ngành khác phối hợp ban hành “Ý kiến ​​thực hiện về việc thúc đẩy mở rộng tiêu dùng, nâng cao chất lượng và thúc đẩy hình thành thị trường nội địa lớn mạnh“. Chính quyền tại các địa phương trên toàn quốc cũng đã đưa ra các biện pháp.

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng toàn quốc từ tháng 1 – 2 giảm 20,5%, tốc độ tăng trưởng giảm 28,7 điểm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số các mặt hàng tiêu dùng lâu bền, doanh số tiêu thụ xe hơi giảm 37%, đồ nội thất giảm 33,5%, vật liệu xây dựng giảm 30,5%, đồ điện gia dụng giảm 30%.

Trước tình hình thị trường trầm lắng, các biện pháp kích thích tiêu dùng của chính phủ bắt buộc phải triển khai nhanh chóng. Theo báo cáo của Mạng Tin tức Kinh tế Trung Quốc, Nam Kinh đã phát hành tổng cộng 318 triệu nhân dân tệ trái phiếu tiêu dùng, và hiện đã đưa ra hoạt động 50 triệu nhân dân tệ đợt đầu tiên.

Tuy nhiên báo cáo này cũng chỉ ra một vấn đề, bản chất của trái phiếu tiêu dùng chỉ là một loại hóa đơn tài chính, không thể dùng để thanh toán qua lại rộng rãi, nên có thể gây tác dụng ngược đối với kích thích nhu cầu mua sắm.

Đồng thời, số trái phiếu này có thể vượt quá nhu cầu tiêu dùng cần thiết vốn có, do vậy số dư ra sẽ bị cất làm tiết kiệm, điều này lần nữa làm giảm chức năng kích thích tiêu dùng. Ngoài ra, các ngành công nghiệp và doanh nghiệp được chọn lựa, được định hướng, lựa chọn địa điểm, thời gian đều là theo chỉ định… cũng sẽ sinh ra tham nhũng mới.

Ngoài việc phát hành trái phiếu tiêu dùng, tờ “Bản tin Kinh tế Thế kỷ 21” cho biết nhiều địa phương cũng ban hành các công văn yêu cầu đảng viên, cán bộ lãnh đạo làm gương trong việc tiêu thụ thực phẩm và hỗ trợ các công ty dịch vụ ăn uống vượt qua thời kỳ khó khăn bằng những hành động thiết thực. Chẳng hạn như Hồ Nam, Chu Châu, Giang Tô, Khu Tần Hoài ở Nam Kinh, quận Âm Châu, Ninh Ba ở Chiết Giang… đã ban hành các công văn để khuyến khích các cán bộ lãnh đạo đi đầu trong tiêu dùng.

Dịch vụ ăn uống là ngành bị thiệt hại nặng nề nhất trong đại dịch. Theo các báo cáo truyền thông, từ tháng 1 – 2, doanh thu từ dịch vụ ăn uống quốc nội của Trung Quốc đã giảm 43,1% so với cùng kỳ năm mới. Theo dữ liệu từ một số công ty, trong 7 ngày Tết Nguyên đán, ngành dịch vụ ăn uống đã thiệt hại hơn 500 tỷ nhân dân tệ.

Vào giữa tháng Ba, mặc dù nhiều nhà hàng ở các nơi đã mở cửa trở lại, khách vẫn lèo tèo thưa thớt. Ông Sở Học Hữu (Chu Xueyou) – phó chủ tịch của chuỗi cửa hàng dịch vụ ăn uống Tây Bối chia sẻ với tờ “Bản tin Kinh tế Thế kỷ 21” rằng cho đến lúc 3:18 chiều ngày 18/3, Tây Bối có 267 cửa hàng đã mở cửa lại bình thường trong ngày, 74 cửa hàng chỉ nhận giao hàng đến tận nơi, còn 26 cửa hàng đóng cửa. Công ty đã tăng 3 cửa hàng so với ngày 17/3, tăng 18 cửa hàng so với trước ngày 17/3. Mặc dù các cửa hàng đã mở cửa, người tiêu dùng đoạn thời gian gần đây rất hiếm khi đi vào ăn uống và số lượng khách phục hồi chỉ tầm 10% – 15%.

Theo Tân Kinh báo, một thống kê chưa đầy đủ cho thấy, ít nhất 20 quan chức địa phương tại 12 tỉnh như Hải Nam, Giang Tô, Hồ Nam, Thanh Hải, Quảng Đông, Hà Nam, An Huy, Chiết Giang, Vân Nam, Trùng Khánh, Sơn Đông và Tứ Xuyên đã đi đầu trong việc đi ăn ngoài và dạo siêu thị.

Truyền thông Trùng Khánh dẫn tin, vào ngày 17/3, ông Lý Ba, Phó chủ tịch thành phố Trùng Khánh và ông Trương Trí Khuê, Giám đốc Ủy ban Thương mại thành phố, lấy tư cách là công dân bình thường đã đi ăn lẩu như một hành động thiết thực để dẫn đầu tiêu thụ.

e3332c6672a06c42f899e00ec7147fff e1584833680950
Ngày 17/3, ông Lý Ba và ông Trương Trí Khuê ra ngoài đi ăn lẩu (ảnh chụp màn hình)

Một số cư dân mạng mỉa mai: “Vâng, cán bộ đi đầu trong chi tiêu. Dẫu sao thì tiền cũng ở trong tay các ông mà”; “Ngày lành tháng tốt, cán bộ lãnh đạo có thể quang minh chính đại vui chơi ăn uống một chút.”

Trong thời gian gần đây, mặc dù tiêu dùng Trung Quốc vẫn đang chậm chạp, nhưng những tin tức giật gân như “1 lần 77 ly trà sữa”, “Một bữa ăn hết cả menu”, cùng với thuật ngữ “tiêu dùng phục thù” vẫn liên tục xuất hiện trên mạng truyền thông.

Vậy thì cư dân mạng nên hiểu như thế nào với thuật ngữ “tiêu dùng phục thù”? Một cư dân mạng nói: “Ở nhà đợi hai tháng, chỉ ăn rồi ngồi không, muốn tiêu tiền, nhưng tiền đâu mà tiêu?”; “Nhiều công ty đóng cửa như vậy, lấy cái gì mà ‘tiêu dùng phục thù’?”; “‘tiêu dùng phục thù’ chính là nói chuyện tầm phào vớ vẩn nhất! Có tiền thì ai chẳng muốn tiêu xài? Tiêu xài mà còn cần kích thích sao? Chỉ cần người dân có tiền thì chẳng có ai không muốn tiêu dùng, không tiêu dùng chính là vì không có tiền thôi!”

Mộc Lan

Xem thêm: