Evergrande cuối cùng đã dừng lại và thông báo rằng nghĩa vụ bảo lãnh 260 triệu USD không thể thực hiện được. Chính quyền tỉnh Quảng Đông ngay lập tức thông báo cử một nhóm công tác tới Evergrande. “Tê giác xám” bất động sản Evergrande cuối cùng đã dồn tới cửa.

(Bài viết của nhà văn Hồng Kông Nhan Thuần Câu, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Screen Shot 2021 11 06 at 11.38.56 AM
Ông Hứa Gia Ấn, Chủ tịch Tập đoàn Evergrande (Nguồn: Chụp màn hình video)

Chính quyền tỉnh Quảng Đông đã cử một nhóm công tác đến điều tra, điều này chứng tỏ rằng chính quyền đã rất lo ngại về việc Evergrande vi phạm cam kết và muốn giải quyết vấn đề. 

Vậy thì, chính quyền cho đến tận ngày hôm nay mới biết rằng Evergrande có vấn đề sao? Tất nhiên là không phải vậy, Evergrande đã khốn đốn tài chính hơn nửa năm nay rồi, chính quyền tỉnh Quảng Đông giờ mới biết, chính quyền kia đều đang ngủ say sao? Cử một nhóm công tác đến với ngụ ý rằng chính quyền sẽ can thiệp và có năng lực quyết được vấn đề, thực ra, mục đích là để xoa dịu lòng người, lừa thêm nhiều người vào thị trường và đẩy “sấm sét” Evergrande đi xa hơn.

Có người nói rằng sau cuộc khủng hoảng Evergrande, chính quyền đã giam giữ ông Hứa Gia Ấn (Xu Jiayin, người sáng lập tập đoàn) ở Bắc Kinh và buộc ông phải bán tài sản riêng. Vì vậy ông Hứa đã liên tiếp bán nhà sang, xe sang và du thuyền. Bao nhiêu năm Evergrande nợ nần chồng chất, ông Hứa còn dám bừa bãi tự trả lợi tức cho bè phái của mình, nay trước sức ép của chính quyền, ông ta không thể làm gì khác hơn là phải nhả tiền ra.

p3039781a359868247 ss
Hai ngôi nhà siêu sang trên đỉnh núi Hồng Kông tại đường Black’s Link do Hứa Gia Ấn sở hữu (ảnh), mới đây đã lần lượt được thế chấp để trả nợ (Nguồn: Wpcpey / Wikipedia / CC BY-SA 4.0).

Sấm sét Evergrande căn bản không phải do tập đoàn tự tạo ra mà là do sự cấu kết giữa Evergrande với chính quyền các cấp. Một công ty bất động sản tư nhân vay quá nhiều tiền như vậy, bất động sản đang xây dựng tràn lan khắp các tỉnh thành trên cả nước, sớm đã chôn mìn, chỉ là được chính quyền chống lưng giúp. Thực tế là chính quyền các cấp đã sử dụng “mê dược” GDP để tự mê hoặc mình trong nhiều năm, cố gắng xây dựng thật nhiều cơ sở hạ tầng, tiền nhiệm làm liều để thăng quan, kế nhiệm muốn thăng quan cũng không thể không làm liều, biết rõ là sẽ rất khủng khiếp, chính là thật vô trách nhiệm!

Evergrande đã thi công nhiều công trình ở các tỉnh, các quan chức cấp cao cũng có thể được chia chác lợi ích. Bất động sản thịnh vượng, bán đất tốt, doanh thu chính quyền cao, cơ hội tham nhũng nhiều, tại sao không chứ? Evergrande vay nhiều tiền như vậy, ngân hàng biết rõ có rủi ro lại vẫn cấu kết với nhau làm chuyện xấu. Tất nhiên, vẫn có những điều kỳ quái, nhưng nó là dựa trên chiến lược phát triển của ĐCSTQ vào lúc đầu óc nóng lên mà làm ra. Thảm kịch sớm đã được định trước và chỉ là chờ đến hôm nay mới đưa ra tính sổ mà thôi.

Vậy liệu Evergrande có thể được cứu? Nếu họ có thể được cứu, ĐCSTQ sớm đã ra tay cứu! Vấn đề cơ bản nhất của thị trường bất động sản Đại Lục là cung vượt quá cầu, cả nước có 130 triệu căn nhà bỏ trống, mà số lượng căn nhà đang xây còn đáng báo động hơn, hơn 90% hộ gia đình thành thị đã sở hữu nhiều hơn một căn nhà. Vậy còn nhu cầu ở đâu?

Khách hàng chủ yếu của thị trường nhà ở đô thị là sinh viên có nghề nghiệp và lao động nhập cư. Ngày nay, ngày càng sinh viên đại học thất nghiệp và lao động nhập cư bỏ phố về quê. Dân số lập gia đình giảm, tỷ lệ sinh giảm, nhu cầu đương nhiên giảm.

Mặt khác, bất kỳ ai mua bất động sản đều phải nhìn vào xu hướng của thị trường bất động sản. Các nhà phát triển bất động sản ở khắp mọi nơi hiện đang kêu cứu mạng, đường phố đầy những tòa nhà chưa hoàn thiện. Trừ kẻ ngốc ra, người bình thường ai có thể tin rằng thị trường bất động sản sẽ tăng trở lại? Nếu thị trường bất động sản không tăng, nhào vào cũng không khác gì tự sát. Một người mua ở Thành Đô đã mua một căn nhà trong 1 tuần và mất 700.000 Nhân dân tệ (tương đương hơn 2,5 tỷ VND). Đây là một trò đùa, phải vậy không?

Bây giờ các tỉnh thành đã đưa ra các biện pháp ưu đãi để giải cứu thị trường bất động sản, thế chấp ngân hàng nới lỏng tay, thậm chí chính phủ còn trợ giá đợt đầu vì sợ người dân không vào mua. Thị trường bất động sản không ngừng giảm, chính phủ cũng không có cách nào để khắc phục.

Mặt khác, nền kinh tế tổng thể phải thịnh vượng thì mới có nền tảng cho thị trường bất động sản thịnh vượng, chưa từng có lúc nào nền kinh tế tốt mà thị trường bất động sản giảm, hoặc nền kinh tế sụt giảm mà thị trường bất động sản có thể tốt lên được. Liệu kinh tế Trung Quốc có khởi sắc? Hôm qua, báo chí có đề cập đến việc “Quốc sư” Lý Đạo Quỳ (giáo sư kinh tế Đại học Thanh Hoa) dự đoán vài năm tới có thể là giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi cải cách và mở cửa. Nền kinh tế tổng thể không tốt, tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập giảm, cộng với lạm phát gia tăng, các loại thuế và phí đều tăng, chi tiêu hộ gia đình cao, thu không đủ chi lấy tiền dư dả ở đâu mà nghĩ chuyện mua nhà?

Cuối cùng, nếu đó chỉ là sấm sét Evergrande, cả nước dồn sức vẫn có thể cứu, nhưng theo sau Evergrande sẽ là Fantasia, Kaisa và các nhà phát triển cấp một khác lần lượt gặp tai nạn, tiếp theo còn cả một chuỗi dài nữa, tất cả đã sẵn sàng để nhảy xuống hố, chuyện này rồi sẽ rất rầm rộ. Chuyện về ngân khố quốc gia của ĐCSTQ đã không phải là tin gì mới nữa. Để mua Taliban ở Afghanistan cũng đã tốn hơn 200 triệu Nhân dân tệ (tương đương hơn 31 triệu USD), còn phải lấy hàng hóa để trả, đủ thấy cuộc sống sớm đã khó khăn!

Gần đây, ông Lý Khắc Cường nói rằng ngân hàng sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR). Cắt giảm này đồng nghĩa với việc ngân hàng đã hết tiền, đây vốn là nguồn dự trữ phòng bị trước những tình huống khẩn cấp, giờ lại cần giảm tỷ lệ phần trăm để lấy ra một số tiền cho việc cấp cứu. Nhưng việc cắt giảm RRR của ngân hàng có nghĩa là rủi ro của ngân hàng đã tăng lên, nếu không phải là bất đắc dĩ thì sao phải dồn đến bước này?!

Như vậy xem ra, Evergrande hoàn toàn không thể cứu được, chính phủ đã cử một nhóm công tác và cơ quan tài chính trung ương ra thông báo để trấn an lòng người, ý định là để trì hoãn kết cục thảm hại, giải phóng những nhân tố bất lợi, cố gắng giảm thiểu lực xung kích. Thật đáng tiếc nếu để sấm sét Evergrande  bị trì hoãn, khả năng là nhiều nhà phát triển bất động sản khác cũng có thể gặp phải sấm sét, ở khắp mọi nơi, dân chúng oán thán sẽ còn sâu sắc hơn, tai họa sẽ còn lớn hơn.

Ông Lý Đạo Quỳ đã thấy trước những khó khăn chưa từng có trong vài năm tới, đặt ra 3 vấn đề lớn là nợ chính quyền địa phương, suy thoái chuỗi công nghiệp và than. Bây giờ “tê giác xám” bất động sản đã dồn đến ngoài cửa, khi kinh tế sa sút, chúng liền xông vào, lúc đó một bầy tê giác nổi điên lao vào nhà, sẽ còn nhiều người chết thảm hơn!

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của nhà văn Nhan Thuần Câu, Vision Times được phép đăng lại từ trang Facebook cá nhân của tác giả.)

Xem thêm: