Sau khi công nghệ nhận dạng khuôn mặt được giới thiệu, mới đây Trung Quốc lại tiếp tục triển khai hệ thống nhận dạng giọng nói, nhiều tổ chức nhân quyền lo lắng việc này động chạm điểm đen nhân quyền tại Trung Quốc Đại Lục, đây có thể là một bước nữa trong việc xâm phạm đời tư của công dân Trung Quốc.

TOP OF PAGE copy 1
Ảnh minh họa

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch, HRW) hôm 22/10 đã công bố bản tuyên bố bằng tiếng Anh cho biết, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thu thập mẫu giọng nói của công dân để xây dựng kho dữ liệu số về giọng nói trên toàn quốc.

Tuyên bố cho hay, chính quyền Trung Quốc đã hợp tác với công ty công nghệ nhận dạng giọng nói Iflytek để phát triển hệ thống giám sát bằng nhận dạng giọng nói qua điện thoại. Về vấn đề này, hồi tháng 8 vừa qua, tổ chức nhân quyền HRW đã gửi văn bản hỏi về mối quan hệ hợp tác giữa Iflytek với Bộ Công an Trung Quốc, và việc công ty này có phải là nhắm vào chính sách nhân quyền hay không, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được trả lời.

Theo Đài RFA, nhiều năm nay, chính quyền Trung Quốc liên tục xây dựng kho dữ liệu về sinh trắc học trên quy mô lớn, và dữ liệu giọng nói cùng với dữ liệu danh tính người dân trong kho dữ liệu số của công an được liên kết với nhau, đồng thời cũng đồng bộ với các dữ liệu sinh trắc học khác cũng như các thông tin cá nhân, bao gồm dân tộc, nơi cư trú, thậm chí lịch sử đặt phòng khách sạn.

Các tài liệu công khai cho thấy, đến năm 2015, cơ quan công an đã thu thập được ít nhất 70.000 mẫu âm thanh của người dân ở tỉnh An Huy – một trong những nơi thí điểm chính của công nghệ này.

Trong hồ sơ mời thầu và báo cáo của phía công an cho thấy, công an sẽ thu thập sinh trắc học của bất cứ ai nếu bị nghi ngờ dính líu đến “tội phạm vi phạm pháp luật”. Khi thu thập giọng nói, đồng thời họ cũng thu thập những đặc trưng sinh trắc học khác, bao gồm dấu vân tay, dấu bàn tay, dáng người, mẫu nước tiểu và DNA để “nhất thể hóa”  thông tin.

Ông Sophie Richardson, nhà quan sát nhân quyền Trung Quốc cho biết, kế hoạch thu thập giọng nói người dân của chính quyền Trung Quốc thiếu tính minh bạch, cũng không dựa vào căn cứ pháp luật nào.

Mặc dù truyền thông của Trung Quốc tuyên truyền, thu thập giọng nói là để nhắm vào phần tử phạm tội, nhưng nhà quan sát nhân quyền Trung Quốc Vương Tùng Liên phản bác, chính quyền tạo ra một mạng lưới giám sát, tấn công toàn diện vào công dân Trung Quốc bất đồng ý kiến với chính quyền.

Bà lấy ví dụ, từ lâu chính quyền Trung Quốc đã thiết lập hệ thống “tường lửa” Golden Shield Project nhằm tự động lọc những thông tin và từ khóa bị chính quyền cho là nhạy cảm.

Gần đây, một chương trình của CCTV tiết lộ tại Đại Lục có hơn 20 triệu camera giám sát theo dõi người dân. (Ảnh: NetEase)

Tạp chí Tân Kỷ Nguyên từng tiết lộ, Golden Shield Project do ông Giang Miên Hằng – con trai cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đứng đầu, công trình này đã tiêu tốn 6,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 965 triệu đô la Mỹ), mục đích chủ yếu là giám sát toàn diện người dân Trung Quốc, kiểm soát các nội dung như sự kiện Lục Tứ, Pháp Luân Công, phạm vi giám sát bao gồm tài liệu máy tính, mạng xã hội QQ, Weibo, Wechat, v.v.

Bà Vương Tùng Liên còn cho biết chính quyền Trung Quốc thường lấy danh nghĩa “an ninh quốc gia” để lợi dụng công nghệ cao giám sát người dân, và đàn áp tiếng nói bất đồng, dân tộc thiểu số, v.v.

Theo Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI, người dân Trung Quốc không có cách nào để ngăn chặn chính quyền thu thập thông tin cá nhân của họ, cũng không có được bất cứ bồi thường nào khi bị chính quyền kiểm soát. Bởi vì thu thập giọng nói khác với thu thập vân tay hay DNA, người dân rất khó phát hiện giọng nói của mình đã bị thu thập khi nào, cũng khó để biết bản thân mình có đang bị nghe lén hay không.

Năm 2012, Bộ Công an Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng kho dữ liệu giọng nói, lấy tỉnh An Huy là nơi thí điểm; năm 2014, Văn phòng Công an tỉnh An Huy đăng thông báo yêu cầu đẩy nhanh công tác xây dựng kho dữ liệu số. Năm 2016, văn kiện của Công an Tân Cương cho thấy khu vực này đã bắt đầu thu thập giọng nói và xây dựng cơ sở dữ liệu giọng nói.

Ngoài ra, cơ quan công an các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Vũ Hán và Giang Tô cũng gây dựng kho dữ liệu số về giọng nói.

Ông Sophie Richardson kêu gọi, “chính quyền Trung Quốc cần dừng ngay việc thu thập dữ liệu sinh trắc học đầy tính nhạy cảm này cho đến khi đưa ra những luật và cơ chế bảo vệ dữ liệu rõ ràng, đáng tin cậy”.

Trí Đạt

Xem thêm: