Khi cuộc khủng hoảng dân số của Trung Quốc ngày càng tồi tệ hơn, Văn phòng Kế hoạch hóa gia đình nước này đã thông báo, sẽ can thiệp vào việc phá thai ở những người chưa kết hôn.

shutterstock 1250093980
Việc thực hiện chính sách ba con của Trung Quốc không phải biện pháp có thể giải quyết được nhu cầu cấp bách của nước này. (Ảnh minh họa: StreetVJ / Shutterstock).

Mới đây, trang web chính thức của Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Trung Quốc đã công bố “Những điểm chính trong công tác của Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Trung Quốc năm 2022”, yêu cầu triển khai một hành động đặc biệt để can thiệp việc phá thai ở những người chưa kết hôn nhằm giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở thanh thiếu niên. Điểm chính trong công tác này cũng đề xuất “tăng cường hướng dẫn giới trẻ về quan niệm hôn nhân và tình yêu, quan niệm gia đình, định hình lại văn hóa nuôi dạy gia đình đông con”.

Truyền thông tại Đại Lục phần lớn lấy tiêu đề “Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình sẽ triển khai hành động để can thiệp phá thai ở những người chưa kết hôn” để đưa tin liên quan. Nhấn mạnh rằng nạn phá thai ở Trung Quốc có 3 đặc điểm: số lượng nhiều, tỷ lệ nạo phá thai nhiều lần và tỷ lệ phụ nữ trẻ không mang thai lớn.

9,5 triệu ca phá thai mỗi năm

Báo cáo trích dẫn một bài báo đăng trên “Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa ứng dụng thực tế Trung Quốc” năm 2021 chỉ ra, trong 5 năm qua, tổng số ca nạo phá thai mỗi năm vào khoảng 9,5 triệu ca.

Theo một cuộc khảo sát chính thức, khi tổng số phụ nữ nạo phá thai là 39.820 ca, thì có 47,5% là dưới 25 tuổi. Cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng những người dưới 20 tuổi đã trở thành một thành phần quan trọng trong nạn nạo phá thai. 

Từ tháng 9/2021, “Đề cương vì sự phát triển của phụ nữ Trung Quốc (2021-2030)” do Quốc vụ viện ban hành cũng đã đề cập đến việc “giảm phá thai không vì nhu cầu y tế”, v.v.

Về vấn đề này, nhiều cư dân mạng liên tiếp bày tỏ ý kiến: “Cấm phá thai để gia tăng dân số”; “Nói trắng ra là để sinh thêm nhiều con!”; “[Sinh nhiều thì] Văn Phòng kế hoạch hóa gia đình nuôi ư?”;

“Dân số sinh ra là 10,4 triệu, phá thai là 9,5 triệu, người sinh ra và người phá thai chênh nhau không nhiều.”;

“10 triệu ca sinh thường + 9,5 triệu ca lưu sản là xấp xỉ 20 triệu trẻ em, đây có lẽ là giá trị bình thường.”

Kể từ năm 2018, số ca sinh ở Trung Quốc đã giảm đáng kể. Ngày 17/1, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố rằng có 10,62 triệu ca sinh vào năm 2021 (năm 2020 có 12 triệu ca sinh), với tỷ lệ sinh là 7,52 ‰; dân số tử vong là 10,14 triệu người, với tỷ lệ tử vong của dân số là 7,18 ‰; tăng trưởng dân số tự nhiên là 0,34 ‰.

Có người nói rằng; “Có 9,5 triệu ca phá thai hàng năm, những ca phá thai không cần thiết bị cấm thì tỷ lệ sinh sẽ tăng lên một khoảng lớn.”;

Một số cư dân mạng cũng chỉ ra, đối tượng phá thai chính không phải là phụ nữ chưa kết hôn mà là những người đã có gia đình. “Xung quanh tôi có vài người có thai thứ hai là con gái và đã bị phá bỏ, vì để thai tiếp theo là con trai.”

Từ cưỡng chế phá thai đến can thiệp không cho phá thai

Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, nhà bình luận chuyên mục và chính trị Trương Lâm (Zhang Lin) cho biết, lý do chính của gần 10 triệu ca phá thai hàng năm là do ĐCSTQ cưỡng chế thực thi chính sách một con và kế hoạch hóa gia đình. Với xu hướng dân số trung Quốc giảm trong thời gian dài, ĐCSTQ không thể nâng tỷ lệ sinh dù đã đưa ra các biện pháp.

Ông nói: “Bất cứ ai từng sống trong xã hội Trung Quốc đều biết rằng hầu hết phụ nữ Trung Quốc đều mang thai nhiều lần. Theo hoàn cảnh của những người thân và bạn bè xung quanh tôi, một phụ nữ Trung Quốc trung bình mang thai từ 4 đến 6 lần, nhưng dưới chính sách một con, phần lớn đều bị bỏ.”

“Một lý do khác là do thiếu giáo dục giới tính. Số ca phá thai ở Trung Quốc có thể nhiều hơn một nửa thế giới. Phá thai ở Mỹ là một loại phạm tội, phá thai ở châu Âu cũng là một điều khủng khiếp. Nó đặc biệt có hại cho cơ thể của phụ nữ, phụ nữ Trung Quốc thường chưa đến 40, 50 tuổi thì chưa già đã yếu trước rồi.”

Ông Trương Lâm cho rằng hơn 10 triệu người phá thai, trong tình huống ĐCSTQ khuyến khích sinh đẻ, dường như là làm trái ngược với kế hoạch hóa gia đình của ĐCSTQ. Bởi vì hiện giờ ĐCSTQ muốn sinh sôi thêm nhiều “rau hẹ” hơn, nhiều lao động hơn để làm việc cho họ (ĐCSTQ).

Nhưng ông cho biết, bản thân vẫn ngạc nhiên trước số lượng ca phá thai khổng lồ như vậy. Ông nói “vì rất có thể số ca nạo phá thai ở Trung Quốc còn cao hơn số ca sinh. Bây giờ dân số Trung Quốc, khắp nơi đều tồn tại hành vi báo cáo giả.”

Ông Trương Lâm từng làm việc cho quyền phụ nữ ở Trung Quốc, ông đã đích thân đến vùng nông thôn để điều tra và phát hiện ra rằng sau khi những người già chết, thường không có ai đăng ký chứng tử, và 3 cơ quan thống kê hộ khẩu (Cục Công an, Cục Dân chính, và Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình) đã không đăng ký. Chính quyền địa phương lấy đó để đổi lấy các khoản trợ cấp dân số tương ứng.

Ông nói, “Từ thôn đến hương đến chính quyền huyện, rồi đến thành phố, từng tầng từng tầng đều che giấu. Do đó, mức độ không chân thực của thống kê dân số Trung Quốc là rất lớn. Hầu như không thể loại trừ ra con số không đúng, đặc biệt là ở một số khu vực nghèo khó.” 

Theo như ông Trương Lâm được biết, ĐCSTQ đã cấm phá thai và nhiều nơi hiện nay yêu cầu các cơ quan cấp giấy chứng nhận, thậm mang thai do thông dâm, cưỡng gian cũng đều không được phép phá, và cũng không cho phép ly hôn với lý do này. “Chính là ĐCSTQ hiện giờ muốn tăng dân số đến mức làm trái với luân lý làm người, đến mức mất trí.”

ĐCSTQ uốn cong thành thẳng, bước tiếp theo sẽ càng phiền phức

Ông Trần Quang Thành, một luật sư mù nổi tiếng, nói rằng với số lượng lớn các ca phá thai như vậy, rõ ràng là kế hoạch hóa gia đình trong 40 năm của ĐCSTQ đã gây ra thảm họa dân số và thảm họa xã hội nghiêm trọng cho Trung Quốc. Sau đó, ĐCSTQ đã đưa ra một phản ứng, và đó hoàn toàn là hành động “uốn cong thành thẳng”.

Ông nói, “Gần như buộc những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ này phải sinh thêm con, thậm chí yêu cầu đảng viên đi đầu, đều phải sinh 3 con. Tôi nghĩ họ (ĐCSTQ) muốn can thiệp vào việc phá thai, thực tế nhiều trẻ được sinh ra trong bối cảnh như thế này.”

Ông cũng chỉ ra, ĐCSTQ ban đầu yêu cầu chính quyền buộc các bệnh viện, khoa sản và trung tâm y tế bà mẹ và trẻ em phải thực hiện phá thai cho phụ nữ mang thai, bao gồm cả những người mang thai ngoài kế hoạch. Bây giờ ĐCSTQ muốn thông qua hàng loạt các biện pháp để loại bỏ quyền thực hiện phá thai của các bệnh viện và trung tâm sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

“Giống như việc đỡ đẻ trước đây, không có giấy chứng nhận sinh đẻ thì không thể cung cấp dịch vụ đỡ đẻ được. Bây giờ ĐCSTQ chắc chắn phải xem xét, tức là không thể tự ý phá thai mà không có sự cho phép của chính quyền. Bây giờ là lại là một cực đoan khác.”

Ông cũng tin rằng con số phá thai được ĐCSTQ trích dẫn, con số đạt được trong các trường hợp phá thai bất hợp pháp, phá thai nhiều lần, v.v., thực tế là không thể tin được.

“Thực ra những người hiểu về Trung Quốc đều biết, bao gồm cả những trường hợp mang thai ngoài ý muốn (chưa kết hôn), kể cả những sinh viên, … Dù có bao nhiêu ca phá thai trong hoàn cảnh này, ĐCSTQ cũng không thể thống kê được. Bởi vì ở Trung Quốc, khi vấn đề này xảy ra, người phụ nữ đi phá thai, thông thường đều là được thực hiện phòng khám nhỏ, có nghĩa là không có cách nào biết được việc này đã xảy ra bao nhiêu lần.”

“Vì vậy, con số mà ĐCSTQ nói chỉ đơn giản là một con số giả. Những gì họ (ĐCSTQ) có thể biết được thông thường đều là số vụ phá thai do chính quyền cưỡng bức. Vì vậy, tôi nghĩ con số này thực tế là dựa trên một ước tính theo con số ban đầu.”

“[Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình] Trung Quốc cho biết trong hơn 30 năm qua, thiếu 360 triệu ca sinh và số người bị ĐCSTQ cưỡng chế phá thai cũng tương đương con số này, tức là 1 năm khoảng hơn 10 triệu người.”

Ông Trần Quang Thành cho rằng Đảng Cộng sản làm như vậy là vô ích, muốn can thiệp vào các kiểu bắt buộc mang thai như thế này thì cũng không thể thực hiện được. Hơn nữa, ĐCSTQ yêu cầu những người mang thai ngoài ý muốn hoặc mang thai khi chưa kết hôn phải sinh con, việc này là không có cơ sở pháp lý.

Ông nói: “Mục đích của họ (ĐCSTQ) tất nhiên là để tăng dân số, nhưng cách làm này có hiệu quả không? Ngoài ra, ai sẽ nuôi đứa trẻ này, đặc biệt là đối với những người chưa lập gia đình, thì những vấn đề xã hội sau đó sẽ rắc rối hơn.”

Theo Tôn Vân, Epoch Times

Xem thêm: