Kế hoạch nhà nước của Trung Quốc công bố hôm Chủ nhật (6/3) vẫn nhấn mạnh vai trò quan trọng của than đá, và nói nhiên liệu hóa thạch sẽ được sử dụng để cải thiện độ tin cậy và an ninh của hệ thống năng lượng, Reuters đưa tin.

shutterstock 1210021495
Nhà máy nhiệt điện ở Thừa Đức (Ảnh: Unwind / Shutterstock)

Trung Quốc vẫn dựa vào than đá cho 56,2% điện năng vào năm ngoái, theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia. Tuy nhiên quốc gia này khẳng định đã tăng cường đáng kể sử dụng khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo trong những năm gần đây để giảm lượng khí thải carbon.

Mặc dù vậy, than đá vẫn là lựa chọn làm tâm điểm của các nhà hoạch định chính sách, vì năng lượng từ than đá là ổn định và đáng tin cậy hơn, một cách tương đối, so các nguồn khác. Ví dụ, năm ngoái, nhiệt độ mùa hè như thiêu đốt và hạn hán ở tây nam Trung Quốc khiến sản lượng thủy điện giảm, dẫn đến mất điện.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) cho hay: “Chúng tôi sẽ tăng cường vai trò hỗ trợ cơ bản của than (và) thực hiện các bước có trật tự để tăng sản lượng than tiên tiến đồng thời đảm bảo an toàn.”

Trung Quốc đã phê duyệt việc xây dựng thêm 106 gigawatt công suất điện đốt than vào năm ngoái, cao gấp bốn lần so với một năm trước đó, và cao nhất kể từ năm 2015, do các cân nhắc về an ninh năng lượng, theo một nghiên cứu công bố vào tuần trước.

Khoảng 50GW trong số đó đã được đưa vào xây dựng.

Ông Li Shuo, cố vấn chính sách của Greenpeace (hòa bình xanh) Trung Quốc nhận định: “Vấn đề an ninh năng lượng vẫn rất có sức nặng.”

Ông nói, “Điều đó đã tạo động lực cho ngành than của Trung Quốc thể hiện qua việc nhanh chóng phê duyệt các nhà máy điện than trên cả nước.”

NDRC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường cung cấp dầu khí trong nước, “Chúng tôi sẽ tăng cường thăm dò và phát triển dầu mỏ và khí đốt tự nhiên trong nước để khám phá thêm các nguồn dự trữ chưa được khai thác và tăng sản lượng.”

Video: Dân biểu Laurent Boebert chỉ trích chính sách loại bỏ năng lượng hóa thạch. Vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và các nước châu Phi.

Nhật Tân (T/h)