Vào đêm trước OLympic Mùa đông, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) viện cớ “duy trì sự ổn định”, đã bắt cóc nhiều người tập Pháp Luân Công ở Bắc Kinh và huyện Sùng Lễ, Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc và kết án phi pháp hơn 10 người. Bình luận viên Ngọc Thanh Tâm của Epoch Times tin rằng phán quyết của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công chính là sự bức hại.

Báo cáo 2021: 14.290 người tập Pháp Luân Công bị bức hại, 101 tử vong
Bà Chu Ái Lâm, một người tập Pháp Luân Công tại Vũ Hán đang bị đưa tới “trung tâm tẩy não” vào ngày 29/9/2021. (Ảnh: Minghui.org)

Ông Ngô thiệu Bình, luật sư nhân quyền người Trung Quốc sống tại Hoa Kỳ, tin rằng bất cứ khi nào có một ngày trọng đại, ĐCSTQ sẽ bức hại những người bất đồng chính kiến, bắt cóc, kết án họ bất hợp pháp, và xử lý các vụ án của họ như những vụ án chính trị. ĐCSTQ sợ những người tập Pháp Luân Công nói rõ sự thật (giảng chân tướng) về cuộc bức hại và vạch rõ bộ mặt tà ác của mình.

Dưới đây là một số trường hợp do trang web Minghui.org của Pháp Luân Công báo cáo:

Ngày 23/1/2022, bà Tiêu Thục Anh, một học viên Pháp Luân Công 60 tuổi từ tiểu khu Hồng Phúc Uyển, quận Xương Bình, Bắc Kinh, bị cảnh sát bắt cóc dưới chiêu bài “Duy trì sự ổn định” cho Thế vận hội Mùa đông.

Trước đó, một cảnh sát thuộc sở cảnh sát tỉnh Bình Tây Phủ đã đến nhà bà Tiêu Thục Anh để “gặp mặt” bà với lý do “điều tra dân số”. Sau đó, vào lúc 5h chiều ngày 23/1, bà Tiêu Thục Anh đã bị Cảnh sát An ninh Quốc gia Chi cục Xương Bình bắt cóc khỏi nhà của mình.

Ngày 24/1, bà bị giam giữ bất hợp pháp tại Trung tâm giam giữ Xương Bình.

Cảnh sát Xương Bình đã bắt giữ bà với lý do “camera chụp được cảnh bà đã phân phát tài liệu vào tháng 1/2021”. Họ nói rằng không tìm được bà và sau đó đã lấy được thông tin xét nghiệm axit nucleic của bà khi tiểu khu bị phong tỏa do dịch bệnh. Tuy nhiên, sau khi phong tỏa tiểu khu, họ đã không bắt cóc bà, mà đợi đến đêm trước Thế vận hội mới ra tay.

Các trường hợp kết án phi pháp:

Ngày 14/1/2022, 11 người tập Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, gồm Hứa Na, đã bị ĐCSTQ kết án phi pháp vì phân phát các bức ảnh về dịch bệnh, với các mức án từ 2 – 8 năm tù. Trong số đó, cô Hứa Na bị kết án 8 năm; Lý Tông Ngọc, Trịnh Ngọc Khiết, Lý Lập Hâm, Trịnh Diễm Mỹ bị kết án 5 năm.

Đầu năm 2022, học viên Pháp Luân Công Lôi Trung Phú tại khu Phiệt Đầu, thuộc quận Triều Dương, Bắc Kinh đã bị kết án 4 năm tù phi pháp, bị bắt cóc và giam giữ vào tháng 8/2020.

Các vụ bắt cóc khác:

Vào ngày 20 và 21/1/2022, Bộ An ninh Quốc gia và Bộ Công an của ĐCSTQ, viện lý do tổ chức Olympic Mùa đông và Paralympics tại quận Sùng Lễ, thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, đã huy động cảnh sát đặc nhiệm phong tỏa toàn bộ quận Sùng Lễ, nội bất xuất, ngoại bất nhập, phong tỏa thôn, phong tỏa tiểu khu, bắt cóc nhiều người tập Pháp Luân Công gồm: Bạch Mai, Bạch Đào, Khang Thúy Thanh, Tần Ngọc Lan, Ngụy Kiến Sinh.

Vào lúc 3h chiều ngày 21/12/2021, nhiều người từ Cục An ninh Quốc Gia thuộc Chi cục Hải Điện và cảnh sát thường phục đã cố gắng đột nhập phi pháp nhà của học viên Pháp Luân Tần Úy Gia và nói rằng họ đến để “duy trì sự ổn định” cho Thế vận hội Mùa đông, nhưng đã bị người nhà ngăn cản.

Lúc 11h đêm ngày 15/12, cảnh sát từ đồn công an thị trấn Đại Du Thụ thuộc quận Diên Khánh, Bắc Kinh đã bắt cóc học viên Pháp Luân Công Vu Hồng Binh và vợ của ông, đồng thời đưa họ đến đồn công an quận Tây Thành ở Bắc Kinh.

Ngày 8/12, đồn công an Đại Thành Tử, quận Mật Vân, thành phố Bắc Kinh đã bắt cóc học viên Pháp Luân Công 70 tuổi Lý Tú Sơn từ Trình Các Trang.

ĐCSTQ “duy trì sự ổn định”, người dân gặp tai họa

Luật sư Ngô Thiệu Bình nói: “Trên thực tế ĐCSTQ đã làm điều này trong nhiều năm qua. Bất cứ khi nào có các ngày lễ lớn, hội nghị lớn hoặc các cuộc thi quốc tế trọng đại, họ đều tiến hành ‘duy trì sự ổn định’.”

Ông giới thiệu rằng ĐCSTQ có một số phương pháp ‘duy trì sự ổn định’ như: Kiểm soát một lượng lớn những người “nhạy cảm” tại nhà; hoặc tìm ra tội danh mơ hồ và giam giữ những người này trong 30 ngày, thậm chí hơn 37 ngày mới trả tự do. Sau khi bị giam giữ, một cuộc điều tra và truy tố những người này sẽ được thực hiện, sau đó là một phiên tòa.

“ĐCSTQ muốn cộng đồng quốc tế nhìn thấy cảnh ‘thái bình thịnh thế’ của mình. Trên thực tế, cảnh ‘thái bình thịnh thế’ này chứa đầy máu và nước mắt của người dân … Rất nhiều người sẽ rơi vào móng vuốt của ĐCSTQ và phải chịu đủ nỗi thống khổ.”

“Vì vậy, chúng tôi hy vọng nhiều cuộc thi quốc tế và hội nghị quốc tế được tổ chức ở Trung Quốc càng ít càng tốt. Bằng cách này, người dân Trung Quốc mới bớt một phần khổ nạn.”

ĐCSTQ sợ những người tập Pháp Luân Công nói sự thật

Luật sư Ngô Thiệu Bình tin rằng ĐCSTQ đã bức hại người tập Pháp Luân Công hơn 20 năm qua. Trên thực tế, điều này xuất phát từ mục đích chính trị, không hề thượng tôn pháp luật hay tuân thủ pháp luật trong những vụ án này.

Vì sao lại bức hại Pháp Luân Công? “Trên thực tế ĐCSTQ sợ nhất là các học viên Pháp Luân Công nói sự thật (giảng chân tướng) cho mọi người và thế giới. Đối với ĐCSTQ, việc giảng chân tướng sẽ khiến cả thế giới thấy sự xấu xa và tà ác của họ.”

“ĐCSTQ sợ nhất là mọi người sẽ chống lại mình sau khi họ biết sự thật, vì vậy cuộc bức hại (người tập Pháp Luân Công) chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục kéo dài.”

ĐCSTQ không tuân theo luật, mà vì mục đích chính trị

Luật sư Ngô Thiệu Bình nói rằng vụ án người tập Pháp Luân Công bị bắt và bị kết án trước Olympic Mùa đông cũng giống như trường hợp của những người bất đồng chính kiến ​​và những người thỉnh nguyện. Vì nhu cầu chính trị, ĐCSTQ xử lý những trường hợp này như những vụ án chính trị.

“Vì vậy, khi giải quyết những trường hợp như thế này, không thể tuân thủ pháp luật, không thể xử lý vụ án, điều tra, hay truy tố, xét xử theo pháp luật. Pháp luật là chỉ là một bức màn che của ĐCSTQ trong những vụ án này mà thôi.”

“Khi xử lý, bản thân những vụ án này đã không công bằng. Nếu tuân theo luật, thì bản thân đức tin là tự do, thì sao người ta có thể bị bắt và bị kết án tù vì tin vào một tôn giáo khác?”

“Họ (những người bất đồng chính kiến) đều kêu gọi cho đất nước của dân, cho sự tiến bộ của xã hội này, và làm việc chăm chỉ cho công cuộc đổi mới đất nước này. Làm sao những người như vậy lại có thể trở thành tội phạm được đây?”

“Bản thân việc ĐCSTQ bắt giữ những người này đã là phi pháp. Còn về tính bất hợp pháp trong quá trình xử lý vụ án lại càng không cần phải nhắc đến.”

Ông đã dẫn một vụ án minh chứng cho việc xét xử phi pháp của các nhân viên ĐCSTQ.

Trong một số vụ án ông bào chữa trước đây, kiểm sát viên yêu cầu tìm người làm chứng khi công an khám nghiệm hiện trường. Ông biết người nhà bị can có mặt tại đó, nhưng họ không cho người nhà vào, mà tìm một cán bộ tại khu dân cư tới làm chứng.

Những cán bộ lại nằm trong tay ĐCSTQ. Dẫu cảnh sát khám xét hiện trường trái phép, họ cũng sẽ không dám nói ra sự thật. Từ ví dụ đơn giản này, có thể thấy tính bất hợp pháp trong thủ tục xét xử.

“Đây là những gì ĐCSTQ đã làm. Vì vậy, trong quá trình luận tội của họ, những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục pháp lý là điều không thể tránh khỏi.”

“Phán quyết của Công an, Viện Kiểm sát và Tư pháp đối với Pháp Luân Công chính là sự bức hại”

Trước sự bất hợp pháp của các bản án mà tòa án của ĐCSTQ áp đặt đối với những người tập Pháp Luân Công, nhà bình luận Ngọc Thanh Tâm của Epoch Times đã phân tích từ một góc độ khác, rằng sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, các trại lao động cải tạo đã bị đóng cửa vào năm 2013. Họ không thể cứ nhốt mãi các học viên Pháp Luân Công trong đồn cảnh sát, mà cần kết án và tống những người này vào tù. Theo cách này, vụ án phải trải qua các thủ tục pháp lý, gồm bắt giữ, công an truy tố, viện kiểm sát truy tố, và tòa án xét xử.

Tuy nhiên, tòa án không tìm được căn cứ pháp lý, nên đã viện dẫn Điều 300 của “Luật Hình sự” để kết tội, còn có giải thích của Tòa án Tối cao và Viện kiểm sát Tối cao. Nhưng Điều 300 không phù hợp, nghĩa là luật không được thành văn rõ ràng, và không hề kết án.

“Những người tập Pháp Luân Công không vi phạm bất kỳ điều luật nào. Trên thực tế, họ không phạm pháp. Nếu ĐCSTQ bắt họ, thì đó là việc bắt giữ phi pháp, là hành động bắt cóc của bọn côn đồ.”

Nhà bình luận Ngọc Thanh Tâm cho rằng giải thích của Tòa án Tối cao và Viện kiểm sát Tối cao không có hiệu lực pháp lý. Vì Hiến pháp quy định rõ rằng quyền giải thích tư pháp thuộc về Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, chứ không phải Tòa án Tối cao và Viện kiểm sát Tối cao.

Vì vậy, nhiều thành viên trong gia đình và luật sư cho rằng lời kết tội của thẩm phán là vô nghĩa. Thẩm phán nói: “Chúng tôi không nói luật pháp.” Nhiều quan chức tòa án nói riêng rằng họ không thể tuân theo luật, việc này được thực hiện theo chỉ thị của cấp trên. Vậy thử đi hỏi “Phòng 610” (tổ chức chuyên bức hại Pháp Luân Công do cựu chủ tịch Giang Trạch Dân thành lập từ trung ương tới địa phương, hoạt động ngoài vòng pháp luật). Phòng 610 nói: “Đúng vậy, chúng tôi không làm theo luật, lời nói của chúng tôi là phán quyết cuối cùng.”

Nhà bình luận Ngọc Thanh Tâm nói: “Đây là phán quyết của Công an, Viện Kiểm sát và Bộ phận Tư pháp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công. Điều này chẳng phải chính là sự bức hại hay sao?”

Theo Lý Khiết Tư, Lý San San / Epoch Times

Xem thêm: