Gần đến ngày khai mạc Olympic Bắc Kinh 2022, tân khu Hùng An (thuộc thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh 100 km), được gọi là “thành phố tương lai”, đã thực hiện biện pháp phong tỏa. Tuy nhiên điều lạ thường là phong tỏa ở Hùng An về cơ bản là bí mật, nguyên nhân đằng sau động thái này khiến nhiều người bàn luận. 

8f55b87ab1b02b59da6996c7b4f81a45 600x400 1
Ngày 22/1, người dân quận Đông Thành và Tây Thành thành phố Bắc Kinh xếp hàng dài chờ làm xét nghiệm axit nucleic. (Ảnh cắt từ video)

Sau khi Hùng An xét nghiệm phát hiện vài ca nhiễm COVID-19, từ ngày 24/1 đến nay, khu vực này đã ở trong trạng thái phong tỏa dày đặc. Chính quyền cho biết, người xác nhận lây nhiễm đều là những người ở quận Phong Đài, thành phố Bắc Kinh trở về quê.

Tân khu Hùng An phong tỏa nhưng không có thông báo chính thức

Hôm 28/1, phiên bản web của tạp chí kinh doanh tại Mỹ Fortune đăng bài viết nói rằng mặc dù Trung Quốc thực hiện chính sách “zero COVID”, việc phong tỏa là điều thường xuyên có thể thấy, nhưng đối với các biện pháp hạn chế trong phòng chống dịch tại Hùng An (thuộc thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh 100 km), lại có một hiện tượng kỳ lạ. Đó chính là người bên ngoài gần như không mấy ai biết Hùng An trong trạng thái phong tỏa, thậm chí người ở bên trong tân khu này cũng có người gần như không biết tình trạng (phong tỏa) đang diễn ra. 

Theo Hãng tin AFP đưa tin, mặc dù truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố và đưa tin về nhiều khu vực tại Trung Quốc gần đây thực hiện phong tỏa, nhưng biện pháp hạn chế tại Hùng An gần như là không có thông báo được trích dẫn – điều này đã khiến cho một số cư dân ở khu vực này cảm thấy khó hiểu. 

Truyền thông Đức Die Zeit đưa tin hôm 27/1, Hùng An đã bắt đầu bước sang trạng thái phong tỏa vào thứ Hai (ngày 24/1), không có bất cứ thông báo chính thức nào của chính quyền, không có báo cáo tin tức hoặc tuyên bố chính thức được đăng trên mạng truyền thông xã hội. 

Ngược lại, chính quyền thiết lập các rào chắn đường ở khu vực này, và nói với mọi người rằng họ cần phải bước sang trạng thái cách ly tại nhà. Tờ Die Zeit đưa tin, một số cư dân tại đây nhận được thông tin từ tài khoản ẩn danh trên WeChat, nói rằng thành phố này sẽ trong trạng thái phong tỏa 7 ngày. Đồng thời cảnh sát xuất hiện tại quán ăn và các cửa hàng để nói với chủ chủ các cửa hàng rằng họ cần phải đóng cửa 1 tuần. Tuy nhiên, một số cư dân nói rằng cho đến khi chính quyền đóng cửa Hùng An thì họ mới biết có chuyện phong tỏa. 

“Chúng tôi dự kiến lần phong tỏa này sẽ kéo dài khoảng 1 tuần, nhưng thời gian cụ thể thì không rõ.” Một nhân viên phòng dịch nói với AFP hôm 28/1, và xác nhận rằng chính quyền phong tỏa tân khu Hùng An. 

Nhân viên phòng chống dịch còn xác nhận với AFP rằng tân khu Hùng An có khoảng 1,2 triệu người không còn tiếp tục được ra vào khu vực họ ở nữa. 

Tạp chí Fortune cho biết, gần đây tại Tây An và Thiên Tân, chính quyền thành phố thông qua trang web, mạng xã hội chính thức và truyền thông mà nhà nước hỗ trợ để công khai lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, chính quyền Hùng An không đăng tuyên bố không khai như thế, truyền thông Trung Quốc cũng không báo cáo tin tức phong tỏa liên quan, mà chỉ dựa vào phương thức truyền miệng và phi chính thức để kết nối với nhau.

Hùng An không công khai tuyên bố phong tỏa khiến nhiều người chú ý

Báo cáo cho biết, các quan chức có thể vẫn luôn giữ bí mật việc phong tỏa Hùng An, bởi vì thành phố này có địa vị đặc biệt ở Trung Quốc và hiện đang là thời kỳ nhạy cảm (sắp diễn ra Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh).

Hùng An cách Bắc Kinh chưa đến 1 giờ lái xe, khu vực này có 1,3 triệu người, mấy năm trước đã trở thành tiêu điểm chú ý của Trung Quốc. Tháng 4/2017, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố xây dựng “Tân khu Hùng An”, các công nhân bắt đầu động thổ xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sắt, v.v. Đây là dự án mà chính ông Tập Cận Bình điểm tên, truyền thông của ĐCSTQ tuyên truyền đây là “kế hoạch lớn nghìn năm và là đại sự của quốc gia”. Do đó, Hùng An thường được gọi là “thành phố của tương lai” của Trung Quốc. 

Dự án xây dựng Tân khu Hùng An dường như có mục đích giúp giải tỏa sự chật chội ngày càng tăng của Bắc Kinh. Chính quyền ĐCSTQ cho biết, sẽ chuyển tất cả “chức năng phi thủ đô” từ Bắc Kinh đến Hùng An, trong đó bao gồm một số doanh nghiệp nhà nước, văn phòng chính phủ không quá quan trọng và các cơ sở nghiên cứu. Tuy nhiên ông Tập Cận Bình có mục tiêu lớn hơn đối với thành phố này. Chính quyền ĐCSTQ đã nâng dự án này lên thành dự án mới có “ý nghĩa quốc gia”, đồng thời tuyên bố kế hoạch xây dựng một đại đô thị bền vững mới, trở thành nam châm thu hút các công ty công nghệ mũi nhọn. 

ĐCSTQ đã rót khoảng 580 triệu đô la Mỹ vào Hùng An, đồng thời khởi động  động xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng hoàn toàn mới như nhà ga tàu hỏa, hàng ngàn căn hộ chung cư và trung tâm mua sắm. Động thái này đã thu hút hơn 1 triệu người chuyển đến thành phố này. 

Tạp chí Fortune dẫn lời của nhà phân tích cho biết, Hùng An sẽ cung cấp một đại đô thị cho ông Tập Cận Bình, để làm rạng rỡ “di sản” của bản thân ông. Nó giống như thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông) và khu Phố Đông (thành phố Thượng Hải) phát triển thành trung tâm thương mại như ngày nay được coi là “thành tựu” của ông Đặng Tiểu Bình. 

Bài viết nói, tương lai phát triển của Hùng An vẫn tồn tại nhiều tính không chắc chắn. Sự không chắc chắn này và sự quan trọng của nó đối với chính quyền ĐCSTQ có thể thúc đẩy việc chính quyền bí mật phong tỏa Hùng An. Tuy nhiên, giải thích này không khiến cho các chuyên gia hài lòng. 

Ông Eric Hundman, học chính trị thuộc Đại học New York tại Thượng Hải lại cho rằng chính quyền địa phương gần Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc và là nơi có các cơ quan chính trị quan trọng, đã công khai các biện pháp để ngăn chặn COVID-19 lan truyền đến, điều này khiến cho việc phong tỏa một cách bí ẩn đối với Hùng An càng trở lên khó hiểu hơn. 

“Hùng An gần Bắc Kinh, tiến hành phong tỏa quy mô lớn gà gần như là bí mật, thông tin này khiến người ta khó hiểu ở rất nhiều phương diện. Tôi không rõ liệu tôi có chấp nhận cách giải thích này không – vì sao việc phong tỏa Hùng An lại nhạy cảm hơn so với phong tỏa Bắc Kinh? Không rõ tại đây (Hùng An) đã xảy ra chuyện gì,” ông Eric Hundman nói trong một tweet hôm 27/1. 

Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, tại Bắc Kinh, trong quá trình vận hành thử nghiệm “bong bóng khép kín” Thế Vận Hội từ ngày 4 – 22/1, có 72 trường hợp dương tính với COVID-19 đã được phát hiện trong số nhân viên liên quan; trong 5 ngày tiếp theo đã phát hiện thêm 69 trường hợp. Tính tổng cộng từ ngày 4/1 – 27/1, đã có 141 trường hợp dương tính với COVID-19 được phát hiện trong “bong bóng khép kín” của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.

Trí Đạt (t/h)

VIDEO: Các hình thức xét nghiệm khó hiểu ở Trung Quốc

Xem thêm: