Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang ráo riết kích động tẩy chay các thương hiệu quốc tế liên quan đến vấn đề bông Tân Cương, họ cũng tăng cường nỗ lực tẩy trắng các vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Thậm chí ĐCSTQ còn hư cấu dựng lên một phóng viên nước ngoài bằng mọi giá, nhằm bày tỏ quan điểm hoàn toàn phù hợp với tuyên truyền của giới chức ĐCSTQ.

Embed from Getty Images

Bài bình luận của một nhà báo Pháp được giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải đã bị tờ “Le Monde” của Pháp phát hiện ra rằng nhà báo này không có thực. (Ảnh: Marc Piasecki / Getty Images)

Ngày 28/3, trang web tiếng Pháp thuộc Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đã đăng bài viết của bà Laurène Beaumond, một “nhà báo độc lập” người Pháp. Tác giả bài báo tự mô tả mình là một người Pháp đã sống ở Trung Quốc 7 năm và tuyên bố rằng trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2019 bà ấy từng nhiều lần đến thăm Tân Cương, và còn có người thân sống ở Urumqi. Bà Beaumond tuyên bố rằng mô tả về Tân Cương của các kênh truyền thông Pháp hoàn toàn không giống với những gì bà tự mình mắt thấy tai nghe.

Ngày 31/3, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc cũng đăng một bài viết của “phóng viên” này, trong đó tác giả tự nhận mình là chuyên gia về Trung Quốc. Nội dung nhằm vào kế hoạch của phái đoàn Thượng viện Pháp sang thăm Đài Loan vào mùa hè năm nay, nhằm khảo sát thành tích chống dịch của Đài Loan. Bà Beaumond gọi kế hoạch này là “lố bịch” và kêu gọi các nhà lập pháp Pháp hủy bỏ việc trao đổi với Đài Loan.

Tuy nhiên, ngay sau khi 2 báo cáo này được đăng tải, giới truyền thông đã phát hiện ra rằng “nhà báo độc lập” người Pháp này hoàn toàn không tồn tại và chỉ là một nhân vật hư cấu. Theo lời tự giới thiệu của Beaumond, bà tốt nghiệp trường báo chí và khoa nghệ thuật thuộc Đại học Sorbonne. Trước khi đến Bắc Kinh, bà đã làm việc trong nhiều cơ quan truyền thông ở Paris. Kinh nghiệm này sẽ khiến hồ sơ lưu trữ của bà có tên trong kho dữ liệu của Ủy ban cấp thẻ nhà báo chuyên nghiệp của Pháp, nơi cấp thẻ phóng viên cho các nhà báo. Nhưng tờ Le Monde đã tìm kiếm trong kho dữ liệu liên quan và thấy rằng cái tên Laurène Beaumond này hoàn toàn không tồn tại.

Đài Tin tức Pháp (FranceInfo) cũng chỉ ra trong báo cáo hôm 2/4 rằng tài khoản Twitter của bà Laurène Beaumond chỉ mới được tạo vào tháng 3 năm nay và ảnh đại diện cũng là ảnh từ một thư viện trực tuyến, điều này rất đáng ngờ.

p2909701a959539385
Ngày 28/3, trang web của Pháp thuộc Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đã đăng bài viết của bà Laurène Beaumond, một “nhà báo độc lập” người Pháp. Tác giả của bài báo sau đó được xác nhận là một nhân vật hư cấu. Tài khoản Twitter của bà Laurène Beaumond chỉ mới được tạo vào tháng 3 năm nay và ảnh hồ sơ của bà ấy cũng là ảnh từ thư viện trực tuyến (Ảnh chụp màn hình Twitter)

Ngoài ra, một tìm kiếm trên Google cho thấy tên của “phóng viên” này chỉ xuất hiện trong các báo cáo nói trên, ngoài ra không có trong bất cứ bài viết nào khác. Đài Tin tức Pháp nhận xét: “Một phóng viên sống ở Trung Quốc và hợp tác với nhiều kênh truyền thông Pháp, thực sự là một điều lạ lùng.”

Bà Nadege Rolland – nhà nghiên cứu cấp cao của think tank Hoa Kỳ NBR, và ông Antoine Bondaz – nhà nghiên cứu tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp, cũng nghi ngờ tính xác thực về danh tính nhà báo của phóng viên Laurène Beaumond. Ông Bondaz chế giễu trên Twitter: “Tôi thực sự không thể ngờ rằng trang web của Đài Truyền hình Quốc tế Trung Quốc, vừa được Ủy ban Quản lý Nghe nhìn Cấp cao của Pháp (CSA) cho phép phát sóng bằng tiếng Pháp tại Pháp, lại dám đăng các bài viết dưới một cái tên giả.” Ông cũng công khai mời phóng viên này, người chỉ xuất hiện trên các trang web truyền thông chính thức của Trung Quốc, đối thoại cởi mở trực tuyến.

Nhiều cư dân mạng đã chế nhạo sau khi xem thông tin hữu quan rằng: “Hiện đã đến lúc có bệnh thì vái tứ phương, bắt đầu nói nhăng nói cuội rồi.” “Ở Trung Quốc, chỉ có những lời nói dối là sự thật. Còn mọi thứ khác đều là giả.”

Trước những nghi ngờ của dư luận, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra vào ngày 1/4 rằng Trung Quốc đã xác minh danh tính của bà Laurène Beaumond với Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), người này sống ở Trung Quốc nhiều năm, mang quốc tịch Pháp và đã nhiều lần đến thăm Tân Cương. Bà Hoa Xuân Oánh cũng chỉ trích tờ “Le Monde” của Pháp đã “không xác minh nghiêm ngặt”. Nhưng về danh tính chi tiết của phóng viên Laurène Beaumond, bà Hoa Xuân Oánh nói: “Tôi không tiện tiết lộ.”

Đoan Mộc San, Vision Times

Xem thêm: