Những người Pháp mắc kẹt ở Thượng Hải cho biết: “Cuộc khủng hoảng này thật quá sức chịu đựng, thời gian cách ly quá lâu!” Họ mong được rời khỏi Trung Quốc càng sớm càng tốt, để chấm dứt cơn ác mộng này.

Người Pháp ở Thượng Hải
Tối 26/4, đoạn video ghi lại cảnh một người Pháp ở Thượng Hải lao ra khỏi khu vực bị phong tỏa và hét lên “Tôi sắp chết rồi” đã gây chấn động mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình video)

Ngày 30/4, tờ “La Libération” của Pháp đăng một bài viết chỉ ra, những người Pháp ở Thượng Hải bày tỏ, thời gian cách ly quá dài, thật quá sức chịu đựng của họ.

Trước đó, trong một video lan truyền trên mạng Internet, một người nước ngoài ở Thượng Hải cố gắng lao ra khỏi hàng rào phong tỏa, và hét lên “Tôi sắp chết rồi” bằng tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Anh, sau đó bị nhân viên phòng chống dịch khuất phục. RFI đã liên lạc với lãnh sự quán Pháp tại Thượng Hải, xác nhận người này thực sự là người Pháp và hiện đã được chăm sóc.

Ông Florian Philippot, đại diện của đảng cực hữu của Pháp, cho biết trên Twitter: Một người Pháp đã gục ngã vì sợ hãi trước sự kinh hoàng của trại tập trung COVID! Điều này thật đáng buồn! Vì sao Chính phủ Pháp lại thờ ơ đứng nhìn?

RFI nói rằng có rất nhiều video trên mạng xã hội về những người dân bên bị suy sụp tinh thần, người Pháp hét lên “Tôi sắp chết rồi” đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Ngày 29/4, tờ La Libération của Pháp đã đăng một cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Benoit Guidee, Tổng lãnh sự quán Pháp tại Thượng Hải và một số cư dân Thượng Hải. Ông Guidee nói rằng thách thức lớn nhất hiện nay là tình trạng của trung tâm cách ly, các kênh y tế gặp khó khăn, chấn thương tâm lý, công tác quản lý phiền toái, rườm rà và thiếu vật tư.

Henri, một người Pháp sống ở Thượng Hải, nói với báo La Libération rằng vì chính sách Zero COVID, anh “đã không thể ra khỏi nhà trong khoảng 1 tháng,  chỉ có thể mở cửa vài giây khi mang rác ra hành lang, và thiết bị trinh sát điện tử sẽ báo cho bảo vệ. Cửa của tòa nhà cũng bị khóa kín hoặc bị chặn bởi các thanh gỗ, nếu xảy ra hỏa hoạn, thì căn bản sẽ không thể thoát thân.”

Người Pháp Dominique cho biết: “Đầu tháng Tư, tôi nhận được một hộp cá đông lạnh rã đông và bắp cải bị hỏng, chúng tôi đã vứt chúng đi.”

Một phụ nữ Trung Quốc 30 tuổi có biệt danh “cô Phương” nói với truyền thông Pháp rằng giờ đây cô ấy phải hạn chế lượng thức ăn của mình. “Tôi thường chỉ ăn một bữa mỗi ngày, và cảm thấy như mình đang sống giữa thời kỳ đói kém (của chính sách Mao Trạch Đông).” Cô nói mình “thực sự tức giận với chính quyền Thượng Hải và chính sách Zero COVID của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ suy xét về mặt chính trị.”

Đối với ông Tập Cận Bình, chiến lược “zero COVID động” là nguyên tắc phòng chống dịch bệnh do đích thân ông quyết định, nếu kế hoạch này được chứng minh có thể bị thay thế, thì quyền thế của ông Tập nhất định bị ảnh hưởng. Vì vậy, ông Tập Cận Bình, người tích cực đưa ra chủ trương “chính sách zero COVID”, “biết rằng không thể thực hiện được nhưng vẫn cố làm”.

Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc nói với RFA rằng: “Nếu việc ngăn chặn dịch bệnh ở Thượng Hải thực sự ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Trung Quốc, các phe phái khác nhau trong ĐCSTQ sẽ lấy điều này làm cái cớ để chỉ trích chính sách “zero COVID”, sẽ làm cho đấu đá trong nội bộ thêm kịch liệt hơn, làm tăng rủi ro cho việc tái nhiệm của ông Tập Cận Bình.”

Ngày 26/4, Alessandro Pavanello đến từ Ý, và bạn gái của anh ấy đã có kết quả dương tính, nhưng 2 tuần sau mới có người đưa anh đến trung tâm cách ly trong khi trước đó anh đã chuyển sang âm tính.

Vợ của Henry, Zoe, mô tả trại cách ly container như sau: “Điều kiện vệ sinh thật khủng khiếp. Có khẩu trang, đờm và đầu lọc thuốc lá trong nhà tắm. Thùng rác nhà vệ sinh đầy ứ và có rất nhiều máu trong đó, vì phụ nữ thiếu đồ dùng sinh lý.”

RFI cho biết, tất cả những người nước ngoài được phỏng vấn đều bày tỏ mong muốn được về nước. Henry nói: “Dù phải tiếp tục trả tiền thuê nhà và không được nhận lại tiền đặt cọc cũng không sao. Chúng tôi sẽ rời Trung Quốc mãi mãi, nếu được ngày mai chúng tôi sẽ rời đi.”

(Nội dung tweet: “Thành phố bị đóng cửa giống như nhà tù. Người nước ngoài ở Thượng Hải cũng phát điên. Thượng Hải đã đóng cửa hơn 1 tháng, ngày dỡ bỏ lệnh phong tỏa vẫn còn rất xa.

Hiện giờ ngay cả người nước ngoài sống ở Thượng Hải cũng bắt đầu suy sụp tinh thần. Báo cáo chi tiết: https://bit.ly/3LqtcvB

Vào giữa tháng Tư, “Đây là Thượng Hải”, một công ty con của Fox Media Hồng Kông, đã thực hiện một cuộc khảo sát về người nước ngoài ở Thượng Hải. Trong số 950 người được hỏi, dù không phải ngay lập tức, 48% đã cho biết họ sẽ rời đi trong vòng 1 năm tới.)

Trong một đoạn video được tải lên mạng gần đây, người nổi tiếng trên Internet, chàng trai “Ceylan”, 22 tuổi, mang 2 dòng máu Trung Quốc và Bỉ, đã tiết lộ anh đã trốn thoát thành công khỏi Thượng Hải và trở về Brussels, thủ đô của Bỉ. Anh mô tả, do chính sách “zero COVID động” của quyền ĐCSTQ đã dẫn đến chuỗi hỗn loạn ở Thượng Hải.

Ceylan chỉ trích truyền thông chính thống của chính quyền đưa tin rằng “người Thượng Hải có thể đi chợ mua đồ ăn, và còn mua được đồ ăn”, “lãnh đạo đến nhà người dân Thượng Hải xem tủ lạnh đầy thực phẩm”, tất cả đều là tin tức giả, chỉ là diễn trò.

Xem thêm các bài về dịch bệnh tại Thượng Hải tại đây.

Bình Minh (t/h)