Môn Tâm lý học phương Tây bị cấm học và giảng dạy ở Trung Quốc Đại Lục trong một thời gian dài sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập. Bởi những nội dung này đều thuộc về “chủ nghĩa duy tâm”, đối lập với những tư tưởng và khái niệm triết học mác-xít như “chủ nghĩa duy vật” “phép biện chứng” do ĐCSTQ chủ trương.

p2744551a533325387 ss
Tiến sĩ Tạ Điền là giảng sư tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ. (Ảnh: Vision Times).

Dưới sự cai trị tà ác của ĐCSTQ, tâm lý học xã hội như một ngành khoa học, đã bị bỏ trống và đình trệ trong 30 năm ở Trung Quốc Đại Lục. Sau đó, một số sách giáo khoa và nghiên cứu tâm lý học được phép tồn tại ở Đại Lục cũng chỉ giới hạn trong các lý luận và trường phái tâm lý học của các nước cộng sản thuộc Liên Xô cũ. Chế độ Đảng Cộng sản Liên Xô phủ nhận tâm lý xã hội và ĐCSTQ cũng phủ nhận môn này.

Vào những năm 1980, khi các nhà tâm lý học Trung Quốc cố gắng xây dựng lại nghiên cứu tâm lý học, họ cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải “xây dựng tâm lý học xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng.”

Chuyện nực cười là năm 1982, Đại học Bắc Kinh mời một giáo sư từ Đại học Sư phạm Quảng Châu đến dạy môn tâm lý học xã hội. Đây là lần đầu tiên môn “tâm lý học xã hội” bước lên bục giảng của một trường đại học Trung Quốc kể từ khi ĐCSTQ thành lập năm 1949.

Nội dung và sách về tâm lý học phương Tây du nhập vào Trung Quốc Đại Lục được dịch và xuất bản cuối những năm 1980. Tất nhiên, giáo dục và nghiên cứu tâm lý học vẫn hoạt động bình thường ở Đài Loan và Hồng Kông.

Những thành tựu tư tưởng chủ yếu của tâm lý học xã hội bắt nguồn từ những tư tưởng triết học cổ điển của Hy Lạp cổ đại. Sự ra đời của tâm lý học xã hội hiện đại chủ yếu được đánh dấu bằng sự xuất hiện và phát triển của tâm lý học thực nghiệm. Phạm vi nghiên cứu của tâm lý học hiện đại gồm cảm giác, tri giác, chức năng đại não, trí nhớ, tư duy, lý luận, cảm xúc, ý chí, v.v.

Cuốn “Nguyên tắc của tâm lý học” của nhà tâm lý học người Mỹ William James được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1890 và được coi như một tác phẩm kinh điển của tâm lý học. Phạm vi nghiên cứu tâm lý học được James liệt kê bao gồm nhận thức, tri giác, chức năng não, thói quen, phương pháp và cạm bẫy, dòng suy nghĩ, trí nhớ, tư duy, lý luận, bản năng, cảm xúc và ý chí, v.v. của tâm lý học, đặt cơ sở cho các phạm trù và khái niệm của nghiên cứu tâm lý học đương đại.

James coi tâm lý học là tiền đề cơ bản của khoa học tự nhiên, nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động tinh thần của con người và hoạt động sinh lý thần kinh của não; đồng thời xem xét việc phân tích nội tâm các hiện tượng tâm lý của con người và các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.

Tâm lý học xã hội được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành học khác. Ví dụ, trong kinh doanh, quản lý và tiếp thị, nghiên cứu về tâm lý người tiêu dùng và hành vi tiêu dùng chủ yếu dựa trên các lý luận về tâm lý.

Tuy nhiên, trong các trường đại học và cơ quan nghiên cứu ở xã hội phương Tây, bất kỳ dự án nghiên cứu nào liên quan đến “con người”, hoặc lấy “con người” làm đối tượng nghiên cứu, thì từ khi thành lập dự án, trước khi bắt đầu nghiên cứu thực nghiệm, nhà nghiên cứu chính phải được IRB (hội đồng thẩm định thể chế) chấp thuận. Vì việc sử dụng phương pháp thực nghiệm tâm lý sẽ có tác động tâm lý nhất định với đối tượng được nghiên cứu, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thậm chí cả sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.

Mọi người phải hết sức thận trọng với những nội dung có thể liên quan đến việc thao túng ý thức, thay đổi suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc, gây ảnh hưởng đến chức năng não và các “bẫy” tâm lý khác, nhằm tránh vô tình gặp phải những rắc rối không đáng có.

Nhưng ở Trung Quốc Đại Lục, trong một xã hội mà hầu hết mọi thành tựu của công nghệ hiện đại và nền văn minh hiện đại đều có thể bị chính quyền lạm dụng, lợi dụng và sử dụng bất hợp pháp, thì ngành nghiên cứu tâm lý học mong manh cũng không phải là ngoại lệ. Nó cũng trở thành công cụ để ĐCSTQ kiểm soát và thao túng người dân.

Gần đây có tiết lộ rằng Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng các nguyên lý tâm lý học gây tổn hại cho người dân trong nước và kiểm soát ý thức của họ. Đây chính là một ví dụ mới nhất. Cộng đồng tâm lý học quốc tế nên tiến hành một cuộc điều tra sâu về vấn đề này, tìm hiểu việc ĐCSTQ lạm dụng các biện pháp tâm lý học chống lại con người và đưa ra các hình phạt nghiêm khắc.

Theo tin tức gần đây được tiết lộ trên mạng xã hội, ông Diêm Quang Vũ, Phó Giám đốc Ban Truyền thông Mới của Trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, đã thực hiện một khóa huấn luyện diễn thuyết tại “Khóa đào tạo về Nghiệp vụ Truyền thông Mới và Tuyên truyền Mạng Internet của Trung Quốc năm 2017” được tổ chức vào năm 2017.

Khóa huấn luyện giới thiệu cụ thể về “cách kiểm soát ý thức”, đồng thời liệt kê “4 phương pháp cơ bản” để điều khiển ý thức, gồm: “Coi ngũ quan như quy luật; niềm vui như ly rượu; sợ hãi như một con dao; và biểu tượng như một lá cờ.”

Các quan chức của ĐCSTQ đã sử dụng lý thuyết tâm lý học phương Tây một cách trần trụi, để duy trì sự cai trị của mình. ĐCSTQ không ngần ngại vi phạm các chuẩn mực đạo đức và tâm lý cơ bản của xã hội bình thường; sử dụng các biện pháp cưỡng bức, dụ dỗ, uy hiếp, cám dỗ bằng vật chất và phóng túng dục vọng để thao túng tư tưởng và ý thức của con người!

Ông Diệm Quang Vũ, Phó giám đốc của Ban Truyền thông Mới Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản, là một cán bộ của Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản. Việc ĐCSTQ thành lập “Ban Truyền thông Mới” tại Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản rõ ràng là để kiểm soát các kênh truyền thông mới nổi và các công cụ mạng khác; đồng thời tăng cường giám sát, tẩy não, thao túng và tàn hại người Trung Quốc.

Cụ thể, 4 phương pháp cơ bản được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản sử dụng để kiểm soát ý thức là: Sử dụng ngũ quan làm quy luật, phân định ranh giới hiểu biết của mình về thế giới. Tận hưởng niềm vui như một ly rượu và đặt ra những cám dỗ trong lịch trình của mình. Sử dụng nỗi sợ hãi như một con dao, khiến bản thân mất kiểm soát với các lựa chọn trong cuộc sống. Sử dụng biểu tượng làm lá cờ, để tạo dấu ấn trong thế giới tâm linh của mình.”

Mức độ xấu xa của “bộ tứ” này đã vượt qua ngưỡng đáy đạo đức của con người trong xã hội bình thường. Những người Trung Quốc được đào tạo như vậy có thể không biết mình đang tham gia vào loại hành vi xấu xa nào.

Sử dụng ngũ quan làm quy luật, phân định ranh giới hiểu biết của mình về thế giới (thấy mới tin, không thấy không tin). Đây là một phương pháp vật lý được các đảng viên ĐCSTQ sử dụng để hạn chế nhận thức và hiểu biết của con người về sự vật bên ngoài, thông qua các giác quan gồm thính giác, thị giác, vị giác, xúc giác, khứu giác v.v, khiến người Trung Quốc trở thành những kẻ ngu ngốc, điếc, mù, tê liệt, cứng nhắc, và ngoảnh mặt làm ngơ trước các vấn đề, quan điểm, tin tức và dư luận bên ngoài. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc phong tỏa thông tin toàn diện của ĐCSTQ và tuyên truyền tẩy não chống lại người Trung Quốc.

“Tận hưởng niềm vui như một ly rượu và đặt ra những cám dỗ trong lịch trình của mình. Đây cũng là bức chân dung tả thực sự tàn phá của ĐCSTQ đối với văn hóa truyền thống và đạo đức xã hội Trung Quốc trong 70 năm qua.

ĐCSTQ đã phá hủy các giá trị đạo đức và tín ngưỡng chân chính của người dân Trung Quốc, cho phép con người tự phóng túng bản thân, say mê các thú vui nhục dục và hưởng thụ vật chất; khiến con người mê muội, lún sâu và không thể tự giải thoát; khiến những đam mê hư hỏng này chiếm dụng toàn bộ thời gian và sinh mệnh của họ, biến họ thành những người vô cảm với sự thật, không thể tìm thấy chân lý!

Sử dụng nỗi sợ hãi như một con dao, khiến bản thân mất kiểm soát với các lựa chọn trong cuộc sống.” Đây cũng là cách cai trị bạo lực của ĐCSTQ.

ĐCSTQ sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với vật chất và của cải xã hội, nhằm tước bỏ quyền làm việc, chiếm đoạt lương hưu và tiền dưỡng lão; thi hành các thủ đoạn gây áp lực cao và tra tấn, sử dụng trại lao động, trung tâm tẩy não, trung tâm cải tạo lao động để tra tấn, mổ sống cướp nội tạng, ám sát và thảm sát người dân; lợi dụng guồng máy độc tài từ cảnh sát vũ trang, cảnh sát, nhân viên quản lý đô thị, nhóm tố cáo huyện Triều Dương, đến Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610, v.v., khiến người dân Trung Quốc hàng ngày đều phải sống trong nỗi sợ hãi sâu sắc.

Sử dụng biểu tượng làm lá cờ, tạo dấu ấn trong thế giới tâm linh của mình.” Đây cũng là thủ đoạn mà ĐCSTQ giỏi nhất.

Hết lần này đến lần khác, ĐCSTQ dùng các phong trào chính trị và quần chúng để gán ghép cho mọi người những nhãn mác như “phản cách mạng”, “cực hữu”, “5 thành phần đen” (gồm địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phần tử xấu, cực hữu), “Lão cửu thối” (phần tử tri thức), “kẻ thù của nhân dân” và chụp lên những chiếc mũ lớn cho họ. Ngoài ra, ĐCSTQ còn kích động nhóm quần chúng này đấu tranh với nhóm quần chúng khác, kích động lòng căm thù, gây chia rẽ, khiến thế giới tinh thần của người dân Trung Quốc đầy dấu ấn của sự sợ hãi. Bởi vậy, khi đối mặt với sự tàn ác của Đảng Cộng sản, họ không có dũng khí để kháng cự và chống trả.

Hậu quả của việc kiểm soát và thao túng tâm lý của Đoàn Thanh niên ĐCSTQ là biến tất cả người dân Trung Quốc thành những con rối, thây ma và những bộ da sơn màu; đồng thời cho phép các nhóm đặc quyền và đặc vụ của ĐCSTQ thao túng ý thức của người dân Trung Quốc. Họ đang đánh cắp linh hồn của người dân Trung Quốc, để mọi người nghe theo sự sai khiến của ĐCSTQ.

Dưới sự kiểm soát tâm lý như vậy, ĐCSTQ có thể dễ dàng thực hiện việc thao túng có chọn lọc, kiểm duyệt thông tin, kiểm soát quan hệ công chúng, giới truyền thông, kiểm soát cảm xúc, tư tưởng, kỳ vọng và thậm chí là tư duy của mọi người; cuối đạt đến sự thao túng toàn diện, triệt để nhất đối với tất cả người dân Trung Quốc!

Theo TS. Tạ Điền / Epoch Times

(Tiến sĩ Tạ Điền là giảng sư tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ. Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)

Xem thêm: